Hướng Dẫn Đánh Giá Nhân Viên Sau Thời Gian Thử Việc

Hầu hết các doanh nghiệp, công ty đều yêu cầu nhân viên của mình thử việc trước khi nhận họ vào làm việc chính thức. Quá trình nhân viên thử việc sẽ thể hiện được đặc sắc những ưu nhược điểm của họ. Từ đó, giúp cho các nhà lãnh đạo theo dõi, giám sát dễ dàng hơn để quyết định xem họ có thật sự phù hợp với công việc và doanh nghiệp này hay không? Hãy để SmartOSC DX hướng dẫn đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc để các nhà quản trị đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. 

Các hình thức đánh giá nhân viên 

Hiện nay, có hai loại đánh giá nhân viên phổ biến mà các doanh nghiệp tin dùng là đánh giá gián tiếp thông qua bảng biểu và đánh giá bằng phỏng vấn trực tiếp. Tuy vậy, mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. 

Hình thức điền bảng khảo sát

Phương pháp này được thực hiện bằng phiếu hoặc bảng khảo sát, là dạng điền thông tin dành cho cả nhân viên và người lãnh đạo. Thông qua đánh giá các yếu tố như khối lượng công việc, hiệu suất làm việc, tinh thần thái độ trong lúc làm việc, chấp hành thực hiện nội quy,… Trên những thang điểm đánh giá, các nhà quản trị sẽ thấy được phần thể hiện của nhân viên với điểm số cuối cùng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng tự đánh giá được các tiêu chí mà họ đã khách quan thực hiện được thông qua hình thức này. 

Hình thức phỏng vấn

Đây cũng được coi là một hình thức đánh giá, tuy nhiên, nó có ít nhiều điểm khác biệt so với hình thức điền bảng biểu. 

Việc đánh giá nhân viên qua hình thức phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn và đào sâu hơn tính cách của nhân viên. Hình thức này mang lại sự thoải mái, tự nhiên cho người phỏng vấn cũng như người được phỏng vấn. Tuy nhiên, nó có thể kém hiệu quả hơn và không khách quan bằng hình thức điền form. Vì ít nhiều, hình thức này được đánh giá thông qua ý kiến chủ quan của người phỏng vấn. 

Rút ra được những kinh nghiệm từ hai hình thức trên, các nhà lãnh đạo có thể linh hoạt được các ưu nhược điểm của chúng. Đó là, vừa thực hiện điền bảng biểu, form câu hỏi, vừa thực hiện phỏng vấn. Mặc dù, sự kết hợp giữa hai hình thức này sẽ mang lại cảm giác “áp lực” đối với nhân viên vì có phần hơi nặng nề. 

Hướng dẫn đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc

Quy trình phỏng vấn đánh giá

Trước khi bước vào phỏng vấn đánh giá nhân viên, các nhà lãnh đạo nên đảm bảo tính khách quan, công bằng với phần đánh giá. Ta nên soạn thảo trước các mẫu câu hỏi phỏng vấn cho từng bộ phận, ban ngành, gồm các câu hỏi từ dễ đến khó. Những bộ câu hỏi đó cần phải phù hợp với các tiêu chí đánh giá cụ thể. 

Bài viết liên quan:  Tương Lai Của Phần Mềm HRM Vào Năm 2022 Và Hơn Thế Nữa

Xác định tiêu chí đánh giá

Các nhà quản lý nên xây dựng một bộ khung đánh giá năng lực nhân viên vì thực tế đó là một điều rất cần thiết. Bộ tiêu chí đánh giá cần chuẩn chỉnh mọi mặt để bạn có thể đánh giá nhân viên một cách khách quan mà không bị lãng phí năng lực của bất kỳ ứng viên nào.

Một trong những bộ khung nổi tiếng được nhiều công ty vận dụng có thể kể đến mô hình đánh giá năng lực ASK (viết tắt của Attitude – Skill – Knowledge) dựa trên ba khía cạnh của nhân viên: Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức.

  • Attitude (Thái độ): Điều này sẽ được giám sát thông qua những hành vi,  tình cảm cảm xúc của cá nhân đó đối với mọi người. Hay là cách làm việc, thái độ đối với công việc của mình. Ví dụ: tính trung thực, sự nhiệt huyết, tinh thần làm việc hứng khởi,… 
  • Skill (Kỹ năng): Là những kỹ năng thao tác, ứng biến trước mọi tình huống hay hành động cụ thể trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng kiểm soát rủi ro,…
  • Knowledge (Kiến thức): Đây là khung đánh giá năng lực tư duy, sự hiểu biết mà cá nhân ứng viên tích cóp được sau những quá trình đào tạo, đọc hiểu và ứng dụng vào thực tế. Ví dụ như kiến thức về chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ,…

Dựa vào phân tích theo mô hình ASK, mỗi cá nhân ở mỗi vị trí riêng biệt sẽ có một khung năng lực cụ thể dựa trên những gì đã được đánh giá. Bằng những tiêu chí rõ ràng thông qua phân tích đó, các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá nhân viên một cách công bằng, khách quan và hiệu quả.

Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Là Gì

Thực hiện phỏng vấn

Khâu chuẩn bị:

  • Thông báo ngày, giờ phỏng vấn cụ thể cho nhân viên.
  • Thông qua mục đích và những nội dung chính.
  • Chuẩn bị địa điểm riêng tư, phù hợp cho buổi phỏng vấn.
  • Phổ biến sơ lược một số tiêu chí, yêu cầu về đánh giá cho nhân viên.
  • Hướng dẫn nhân viên thực hiện phỏng vấn với thái độ thoải mái và cởi mở nhất.

Trong quá trình phỏng vấn:

  • Phân tích, so sánh kết quả nhận được từ nhân viên sau thời gian thử việc với các yêu cầu và mục tiêu.
  • Tuyên dương các việc làm tốt.
  • Giải quyết những điểm còn yếu, khó khăn mà nhân viên gặp phải trong quá trình làm việc. 
  • Tìm hiểu xem liệu nhân viên có đang gặp vấn đề gì với doanh nghiệp hay không.

Hoàn tất phỏng vấn:

  • Khen ngợi, biểu dương nhân viên có thành tích xuất sắc hoặc đã cố gắng trong thời gian thử việc.
  • Thông báo kết quả đánh giá và nêu ý kiến của bạn với nhân viên.
  • Thỏa thuận về kế hoạch làm việc trong tương lai.
  • Thỏa thuận về kế hoạch đào tạo phát triển.

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về vị trí mà nhân viên đảm nhận

Để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nhà quản lý nên đưa ra những câu hỏi đơn giản trước tiên để nhân viên thử việc của mình sẵn sàng. Đối với câu hỏi về chuyên môn và vị trí mà nhân viên đó đang đảm nhận, nhà lãnh đạo có thể đặt ra các câu hỏi như: 

  • Trong quá trình mà bạn thử việc, có công việc nào khiến bạn thấy hứng thú và có khả năng làm việc hiệu quả nhất?  
  • Bạn cảm thấy bản thân đã làm được những gì trong suốt quá trình thử việc vừa qua? 
  • Quá trình thử việc chắc hẳn sẽ có một vài sai sót, bạn có muốn góp ý gì về bộ phận của mình không?
  • Trong quá trình thử việc, mọi người có hỗ trợ bạn không? Và ai là người mà bạn cảm thấy giúp đỡ bạn nhiều nhất?  

Câu hỏi về môi trường doanh nghiệp

Các nhà lãnh đạo sẽ tìm được ra điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình làm việc của mọi người thông qua những câu hỏi về môi trường doanh nghiệp. Họ có thể đưa ra một số câu hỏi như sau: 

  • Trong thời gian thử việc bạn cảm thấy hứng thú với công việc nào nhất? – Câu hỏi này đưa ra nhằm tìm hiểu cái cách mà ứng viên làm quen, hòa nhập với môi trường mới, với đồng nghiệp. Từ những câu trả lời của các ứng viên, nhà lãnh đạo có thể phát hiện ra những khó khăn mà nhân viên thử việc khó tiếp cận đối với môi trường chung. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục, động viên.  
  • Người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến bạn trong quá trình thử việc? – Câu trả lời mà các ứng viên đưa ra sẽ giúp tìm ra đồng nghiệp mang đến cho họ cảm giác thoải mái và có thể đạt hiệu quả khi làm việc cùng nhau. 
  • Bạn đã học được những gì tại môi trường làm việc của doanh nghiệp? – Câu trả lời của ứng viên cung cấp các băn khoăn cũng như kỳ vọng khi làm việc tại môi trường của doanh nghiệp. 

Câu hỏi về người hướng dẫn

Đối với nhân viên thực tập hay thực tập sinh, người hướng dẫn luôn có vai trò then chốt. Họ là những người mở đường cho các ứng cử viên. Nhà quản lý có thể nhận xét đánh giá sau thử việc đối với ứng viên thông qua các câu hỏi liên quan đến người hướng dẫn. Cụ thể:

  • Bạn cảm thấy như thế nào về người hướng dẫn của mình? Họ đã để lại ấn tượng gì? Câu trả lời sẽ chia sẻ suy nghĩ của ứng viên về người hướng dẫn, từ đó cho thấy mức độ tương tác, kết nối giữa họ. 
  • Bạn mong muốn học hỏi được gì từ người hướng dẫn? – Câu trả lời sẽ chia sẻ kỳ vọng của nhân viên đối với người hướng dẫn của mình. 
  • Bạn đã được người hướng dẫn giao những nhiệm vụ nào? Có nhiệm vụ nào bạn cảm thấy quá khó hay không phù hợp với bạn không? – Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà lãnh đạo biết được cách họ làm quen và tiếp nhận công việc.

Tổng kết

Việc đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là đòn bẩy để hướng tới chiến  lược phát triển nhân tài của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, nhân viên chính là nòng cốt của doanh nghiệp, quyết định hoàn toàn đến sự thành công của doanh nghiệp. Giúp họ trang bị tâm thế sẵn sàng, vững chắc trước mọi công việc chính là nhiệm vụ sứ mệnh của người lãnh đạo. Hy vọng bài hướng dẫn trên của SmartOSC DX đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. 

Bài viết liên quan:  Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Tại Bình Dương




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY