Làm Sao Để Chuyển Đổi Số Cho Ngân Hàng Thành Công

Ngân hàng số được xem là mô hình mà khách hàng có thể được thực hiện ở hầu hết các giao dịch bằng hình thức trực tuyến thông qua việc sử dụng internet hay các ứng dụng. Mô hình này được thay đổi thay vì vận dụng phương thức giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, đem tới những tính năng có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào thời gian và không gian. 

Dự đoán trong tương lai với 5 xu hướng mới nhất

Kỷ nguyên của sự kết hợp giữa ngân hàng và bên thứ ba như fintech, nhà phát triển độc lập hay thậm chí là giữa các ngân hàng với nhau. Xu hướng này được kết hợp không chỉ dừng lại ở vai trò truyền thống mà còn được mở rộng hơn nữa giữa các công ty công nghệ lớn (Big Tech), các cộng đồng hay thậm chí là cơ quan chính phủ. Mục đích cuối cùng và mang tầm quan trọng nhất là đem tới những trải nghiệm tiện lợi nhất, xuyên suốt cho quý khách hàng. 

Kỳ nguyên còn là việc tích hợp và ứng dụng các dữ liệu – mang tới những thông tin quan trọng về customer insight hay market insight rõ ràng và đầy đủ hơn các ngân hàng. Dịch vụ tài chính được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Tuy nhiên việc này đã dấy lên những lo ngại lớn về vấn đề bí mật cá nhân và quyền sở hữu dữ liệu cho người sử dụng. Việc ban hành các quy định ở mức Nghị định về việc bảo vệ bí mật cá nhân và những quy tắc ứng xử với dữ liệu của ngành Ngân hàng là điều vô cùng cần thiết. 

Kỷ nguyên của người chơi phi truyền thống cùng với xu hướng Open API hướng tới Open Banking, ngày càng phát triển tạo nên những cơ hội cho người mới chơi gia nhập thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Khách hàng ngày nay chỉ muốn được phục vụ với các hình thức thuận tiện tối đa nhất có thể. Các hệ thống truyền thống với tốc độ chuyển đổi chậm sẽ không đủ sức để cạnh tranh trong thời gian sắp tới. 

Kỷ nguyên của ngành marketing cao cấp khi khai thác dữ liệu cá nhân đã trở thành một phần tử không thể thiếu cho các chiến lược marketing. Không chỉ đơn giản là cách tiếp cận và chốt được khách hàng ở khâu cuối cùng, các tổ chức tài chính ngân hàng cần xây dựng được customer journey trên chính kênh tiếp cận khách hàng, biến từ lead thành customer và cung cấp những thông tin tối ưu ở các bước trên mỗi chặng đường. 

Kỷ nguyên của nền tảng kinh tế thị trường tài chính ngân hàng sắp tới sẽ phải chứng kiến sự phát triển rất lớn của các platform do các platform là mô hình kinh doanh plug – and – play giúp cho nhiều bên tham gia có thể dễ dàng tìm đến nhau một cách thuận tiện nhất, Hiện tại loại mô hình này đã được gọi dưới cái tên là kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên kinh tế chia sẻ tại Việt Nam chưa được hoạt động đúng với bản chất của nó.  

Bài viết liên quan:  Dữ Liệu - 'Chìa Khóa Vàng' Của Chuyển Đổi Số

Cũng có thể dự đoán được rằng trong năm 2020 trở đi, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ những đồng nghiệp của mình, điều này tới từ các ngân hàng tiến tới ngân hàng số nhanh hơn, các công ty big tech… Lúc này, kiến thức cũng như kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm sẽ không còn đủ để xây dựng và phát triển tổ chức ngân hàng trong thời đại này nữa, kiến thức và sự hiểu biết về công nghệ dần trở thành nũng điều trong đầu bất cứ banker nào cũng không muốn bị đào thải bởi thị trường. 

4 yếu tố của một ngân hàng số đúng nghĩa

Phục vụ khách hàng số (Digital customers)

Yếu tố này gồm 3 mục tiêu chính là: tối ưu các chi nhánh ngân hàng sao cho phù hợp với kỷ nguyên số, phát triển các kênh số hóa và lôi kéo lòng trung thành với khách hàng thông qua các dịch vụ cá nhân hóa. 

Dịch vụ cụ thể như: ATM thông minh kết hợp cùng với sự cảm biến vân tay, nhận diện khuôn mặt có thể thực hiện được các dịch vụ ngân hàng mà không cần tới nhân viên phục vụ; trợ lý ảo tư vấn tài chính hay hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ; các buổi chat video cùng với lời khuyên từ những tài chính cá nhân và doanh nghiệp được thiết kế sao cho phù hợp với dữ liệu khách hàng thông qua ứng dụng điện hoặc email…

Tạo ra môi trường làm việc số (Digital workplace)

Ngoài việc chuyển đổi số dành cho các ứng dụng với mục tiêu phục vụ khách hàng, các ngân hàng cần thực hiện chuyển đổi số hoạt động nghiệp vụ back office của mình. Tăng cường ứng dụng các công nghệ nhận diện văn bản, nhận diện bằng khuôn mặt, tự động hóa các quy trình giúp cho nhân viên làm việc một cách thông minh và hiệu quả hơn. Dữ liệu của khách hàng thu thập được nhiều thì sẽ vô nghĩa nếu như bản thân nhân viên ngân hàng không biết tới cách tận dụng và khai thác từ các nguồn dữ liệu này.

Công việc cụ thể: được phát triển mạng lưới nội bộ bên trong hệ thống nhân viên, giúp cho việc tăng cường chia sẻ và trao đổi bên trong nội bộ. Xây dựng các công cụ trực quan dữ liệu giúp cho nhân viên dễ dàng truy cập, sử dụng và dễ dàng hơn trong việc xử lý khối dữ liệu to lớn. Phát triển các ứng dụng tư vấn tài chính trên thiết bị di động thông minh giúp cho nhân viên có thể tương tác trực tiếp với khách hàng khi cần thiết. Xây dựng chiến lược dữ liệu cho ngành ngân hàng giúp tương tác trực tiếp với khách hàng khi cần. 

Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking – toàn bộ hệ thống thông tin của một ngân hàng)

Các ngân hàng cũng có thể áp dụng các mô hình đám mây nội  bộ và mô hình định hướng dịch vụ. Lợi ích của việc phát triển phần mềm nền tảng đám mây trong nội bộ giúp tổ chức nâng cấp, chuyển đổi, cấp phát thêm tài nguyên cho hệ thống cùng công nghệ dễ dàng hơn, giúp cho ngân hàng có thể phát triển và mở rộng dịch vụ thuận tiện. Mô hình định hướng dịch vụ cùng với hệ thống API nội bộ và API mở khiến cho việc phát triển sản phẩm mới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này cũng hướng ngân hàng tới Open Banking, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và định hướng cho người quản lý. 

Bài viết liên quan:  7 Ví Dụ Về Chuyển Đổi Số Trong Các Lĩnh Vực

Cụ thể hơn, hạ tầng của phần mềm trong các ngân hàng được nâng cấp thành kiến trúc hướng dịch vụ với trọng tâm là hệ thống API nội bộ và bên ngoài. Có thể được hiểu hoạt động này đã biến các sản phẩm ngân hàng thành các ứng dụng dịch vụ và kết nối với ngân hàng lõi và kho dữ liệu thông qua việc sử dụng hệ thống API nội bộ. 

Kiến trúc này sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm hơn chi phí và khả năng phát triển lớn nhanh chóng hơn, tăng cường tính linh hoạt của các dịch vụ nhờ khả năng nâng cấp hay thay đổi ứng dụng mà không ảnh hưởng tới Core. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc tích hợp các API ngoài dành cho các bên thứ ba khi kết nối vào.

Hạ tầng phần cứng cần được tiêu chuẩn hóa và quản lý thông qua các chiến lược kế hoạch hóa tài sản số

Trong nền kinh tế tri thức, tài sản luôn đóng vai trò quan trọng. Để có thể chuyển đổi số thành công, các ngân hàng cần xây dựng cho mình chiến lược mới xoay quanh tài sản sổ, điều này tương tự với việc ngành công nghiệp sản xuất xây dựng chiến lược kinh doanh mới dựa vào tài sản là máy móc, nhà xưởng và mạng lưới kết nối vậy. Ngoài ra các tài sản vật lý, chương trình kế hoạch hóa tài sản số cần bao gồm những quy trình nghiệp vụ, quản trị quyền sở hữu tài sản. 

Làm sao để chuyển đổi số cho ngân hàng

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc đưa các dịch vụ ngân hàng truyền thống lên thế giới mà còn là sự thay đổi về toàn bộ cách thức ngân hàng và tổ chức tín dụng tương tác, phục vụ khách hàng. Thực tế là sự thay đổi và tiến bộ của công nghệ đã có ảnh hưởng lớn tới dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống và lòng trung thành đối với khách hàng. Vì thế, các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng cần phải thay đổi rất nhiều, hướng tới mục tiêu phục vụ tất cả trải nghiệm của khách hàng theo các khía cạnh trong cuộc sống. 

Quy trình kế hoạch hóa tài sản số của hạ tầng công nghệ thông tin cần theo những bước chiến lược quản trị tài sản số, và quy trình này gồm có 4 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Số hóa cơ bản

Tại giai đoạn này, tổ chức cần map được toàn bộ dữ liệu có liên quan tới hạ tầng công nghệ thông tin của mình như hạ tầng máy chủ, thiết bị mạng, hệ thống an ninh bảo mật… cũng như dữ liệu có liên quan tới việc vận hàng hệ thống này. Đi kèm với đó là các thông tin này là tài sản trí tuệ như phần mềm,  mã nguồn… sau giai đoạn này, nhà quản trị sẽ đánh giá được hạ tầng công nghệ của mình và tiến hành xây dựng các quy trình quản lý tương ứng. 

Giai đoạn 2: Tiêu chuẩn hóa

Dựa vào dữ liệu đã thu thập trong giai đoạn 1, các quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, mua sắm hay cập nhật tài sản đã được tiêu chuẩn hóa thành những quy trình cứng với cơ chế giám sát chặt chẽ. Việc sử dụng tài sản số đã được kiểm soát và có truy vết. 

Giai đoạn 3: Quản trị liên tục

Trong giai đoạn này, các công cụ được hiển thị, quản lý các quy trình, chính sách đã được áp dụng ở toàn bộ vòng đời tài sản số. Các công cụ này sẽ thu thập thông tin hoạt động của tài sản, dùng để phục vụ cho việc tối ưu hóa và đạt tới mục tiêu nghiệp vụ. 

Giai đoạn 4: Quản trị động

Việc quản trị tài sản số trong giai đoạn này trùng khớp gần như theo thời gian thực với yêu cầu nghiệp vụ, giúp cho việc tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của các tổ chức. Trong giai đoạn 4, giai đoạn 1 và 2 là hai giai đoạn quan trọng nhất trong thời gian ngắn để ngân hàng có đủ lượng thông tin/dữ liệu nhằm xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển bậc cao hơn. Không có hạ tầng số hóa đầy đủ thì không thể có khả năng xây dựng Data Lake, Big Data hay Data Warehouse và việc chuyển đổi số vẫn chỉ nằm trên lý thuyết. 

Tuy nhiên hiện nay có 2 xu hướng ép buộc ngân hàng phải từ bỏ cách tiếp cận truyền thống của mình như: 

  • Lớp khách hàng trẻ, thế hệ gen Y đã trưởng thành và có nhu cầu về việc tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng tương đối lớn. Gen Y khác với thế hệ Boomer đời trước ở điểm tiếp cận cũng như học hỏi công nghệ nhanh chóng. Ngày nay, ứng dụng di động thông minh là một phần không thể thiếu của dịch vụ ngân hàng. 
  • Các đối thủ cạnh tranh mới, gồm các ngân hàng nhỏ gọn và công ty fintech, nắm bắt xu hướng và tận dụng thế mạnh về công nghệ cũng như kích thước của mình – đẩy mạnh hơn quá trình đầu tư vafoc ác sản phẩm tài chính ngân hàng mới, thích ứng dần với nhu cầu khách hàng. Mối đe dọa đến từ các ngân hàng lớn không chỉ tới từ ngân hàng khác mà còn liên quan tới BigTech như Google, Facebook hay Apple. 

Trên đây là những thông tin mà SmartOSC DX đã tổng hợp và chỉ ra cho bạn cách làm sao để chuyển đổi số cho ngân hàng thành công. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp cho bạn phần nào hiểu rõ và định hướng chiến lược riêng cho doanh nghiệp của mình. Rất mong trở thành đơn vị cùng doanh nghiệp đồng hành trên chặng đường sắp tới và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY