3 Chỉ Số Nhân Sự Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý Trong Quản Lý Nhân Sự

Như chúng ta đã biết nhân lực là tài sản quan trọng nhất của công ty. Công ty có vận hành suôn sẻ, có doanh thu cao được hay không thì phần lớn phụ thuộc vào trình độ và chất lượng của đội ngũ nhân sự. Vậy các chỉ số nhân sự nào cho thấy là bạn đang quản lý hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của SmartOSC DX nhé.

3 chỉ số nhân sự trong quản lý nhân sự

Theo báo cáo của Deloitte – công ty kiểm toán được tạp chí Fortune vinh danh top 100 các công ty đáng làm việc nhất thế giới năm 2016 thì hơn 90% nhà quản lý và 88% nhân viên cho rằng văn hoá công ty là một trong những “chìa khóa vàng” dẫn tới thành công của một doanh nghiệp. 

Trong thời đại 4.0, mọi thước đo, mọi chỉ số đều có thể được thể hiện qua những con số. Và sau đây là 3 chỉ số cực kỳ quan trọng để cải thiện và phát triển văn hoá công ty hiệu quả. 

ETR (Employee Turnover Rate) – Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc

Đây là tỷ lệ lao động nghỉ việc/số lao động trung bình 1 năm/quý/tháng để đo lường tốc độ thay đổi nhân viên. 

Công thức tính: 

Tỷ lệ thôi việc = [số lao động nghỉ việc/số lao động trung bình theo kỳ (tháng, quý, năm)]*100

  • <3%: Mọi thứ ở công ty đều ổn. Một số vấn đề nảy sinh có thể ở người quản lý. Trong trường hợp này, người sếp nên thay đổi lại một số cách ứng xử, giao tiếp với nhân viên hoặc làm việc.
  • 3-5%: Tỷ lệ chỉ số nhân sự này vẫn trong vùng an toàn. Lỗi có thể là do hệ thống lương. Ngoài ra lỗi ở cấp trên vẫn tính vào tỷ lệ này.
  • 5-8%: Công ty bắt đầu có dấu hiệu đang gặp vấn đề. Ngoài hai vấn đề kể trên còn nên xem xét về “cơ hội thăng tiến và phát triển”. Bạn có thể xem xét lại hệ thống đào tạo và phát  của toàn bộ các phòng ban.
  • 8-10%: Báo động đỏ. Công ty đang gặp vấn đề khá lớn về văn hoá doanh nghiệp. Nên xem xét lại các hoạt động nhân sự, truyền thông nội bộ, có thể công ty đang thiếu những buổi team building, gaming day. 
  • >10%: Trường hợp này phải xem lại tổng thể và không ngoại trừ yếu tố bên ngoài ngành tác động như là xu hướng nhảy việc.

eNPS (Employee Net Promoter Scores) – Đo lường sự gắn kết của nhân viên

eNPS là chỉ số nhân sự được xây dựng dựa trên mô hình NPS (Net Promoter Scores) được phát triển bởi Fred Reichanined, Bain, Co. và Satmetrix năm 1990 nhưng hướng đến nhân viên trong doanh nghiệp.

Chỉ số này dựa trên câu hỏi “Trên thang điểm từ 0 tới 10, khả năng bạn giới thiệu việc làm ở công ty cho gia đình và người thân là bao nhiêu?”

  • 0-6 điểm: thuộc nhóm Detractors – những người đang không hài lòng với công ty. Họ có thể là những cá nhân lan truyền những thứ không hay ho về công ty.
  • 7-8 điểm: thuộc nhóm Passives – nhân viên thụ động, những cá nhân không quan tâm/thụ động và nằm giữa ranh giới ủng hộ và phản đối.
  • Từ 9-10 điểm: nhóm Promoters – những nhân viên trung thành và ủng hộ doanh nghiệp.

Chỉ số nhân sự ESI (Employee Satisfaction Index) – Thước đo sự hài lòng của nhân viên

Phương pháp 1: Trả lời 3 câu hỏi ESI (dành cho doanh nghiệp nhỏ)

Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Bạn có hài lòng với môi trường làm việc hiện tại không ?
  • Công ty hiện tại có đáp ứng được kỳ vọng của bạn không ?
  • So với môi trường làm việc lý tưởng của bạn, công ty đang ở mức nào?
Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu Về UIPath - Giải Pháp RPA Số 1 Được Công Nhận Bởi Gartner

Công thức: 

ESI = [(Tổng điểm 3 câu/3)-1]/9×10

Con số cuối cùng là con số khá chung chung và chỉ là một cái nhìn tổng quát, chưa đi sâu vào vấn đề cần giải quyết.

Phương pháp 2: Khảo sát 7 hạng mục ESI

Tương tự phương pháp 1, mỗi nhân viên sẽ trả lời những câu hỏi khảo sát gồm 7 câu hỏi giúp bạn đánh giá cụ thể hơn về chỉ số nhân sự và mức hài lòng của nhân viên:

  • Lương thưởng: đánh giá mức lương có phù hợp với công sức mình bỏ ra
  • Hỗ trợ từ cấp trên: đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với sếp trực tiếp
  • Khen thưởng công bằng: đánh giá mức độ trung thành 
  • Khả năng tự chủ: Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về sự tự do trong công việc 
  • Hình ảnh công ty: mức độ yêu thích của nhân viên với công ty
  • Quan hệ đồng nghiệp: mức độ hài lòng của nhân viên đối với đồng nghiệp
  • Kỹ năng phát triển: đánh giá độ hài lòng của nhân viên về triển vọng nghề nghiệp và cơ hội mà công ty mang lại

Công thức: 

ESI = [(Tổng điểm 3 câu/3)-1]/9×10

Mức điểm càng cao thì tương ứng với độ hài lòng của nhân viên càng lớn. Ưu điểm của phương pháp này là nhà quản lý có thể thu thập thông tin theo những mục cụ thể, và nhìn vấn đề một cách chi tiết hơn

Tổng kết

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp chắc chắn là một giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như năng suất cho người lao động. Và để thành công, doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường, đánh giá, để mắt tới các chỉ số nhân sự và đưa ra các giải pháp để cải thiện.Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết về chủ đề quản lý nhân sự trên Website SmartOSC DX để trang bị thêm những kiến thức thiết yếu để trở thành một người quản lý, một nhà lãnh đạo đáng tin tưởng cho nhân viên của bạn.

Bài viết liên quan:  Các Yếu Tố Giúp Doanh Nghiệp Đưa Ra Yêu Cầu Tuyển Dụng Chính Xác




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY