Các Bước Cần Làm Trước Khi Muốn Sa Thải Nhân Viên

Đối với doanh nghiệp nói chung và nhà quản lý nói riêng, công tác sa thải nhân viên là một chuyện vô cùng khó khăn, ngay cả khi những nhà lãnh đạo lâu năm vẫn thường xuyên xảy ra lỗi. Chính vì vậy, để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và chuẩn mực để không ảnh hưởng đến danh tiếng của cả một công ty.

SmartOSC DX sẽ giúp bạn tìm ra quy trình sa thải một nhân viên chuẩn với các bước thực hiện rõ ràng và chuyên nghiệp.

Bước 1: Dành thời gian đánh giá tổng thể lại nhân viên đó

Trước khi sa thải một nhân viên tồi, bạn hãy dành ra thời gian để đánh giá lại quá trình làm việc của nhân viên đó trong suốt thời gian gắn bó với công ty. Trong quá trình đánh giá lại hãy liệt kê những ưu điểm của nhân viên, và đồng thời đừng quên những khuyết điểm mà họ có.

Những sai lầm mà họ gây ra cho công ty, hoặc thái độ không tốt đã diễn ra trong bao lâu, và người nhân viên đó những chuyển biến tích cực nào hay không. Bạn hãy liệt kê hết một lượt và đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu thang điểm ở mức từ 5 trở lên, bạn cần cân nhắc giữ lại nhân viên vì ưu điểm nhiều hơn nhược điểm.

Bước 2: Xem xét lại thái độ nhân viên

Bạn nên biết rằng con người đôi khi sẽ phải phạm phải những sai lầm, và việc sai lầm lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm sống của mỗi người. Hãy xem họ có tự nhận ra được vấn đề của mình và là người cầu thị, biết cách sửa đổi trước khi quá muộn không.

Bước 3: Hẹn riêng nhân viên để nói rõ vấn đề

Khi đã xác định lỗi của nhân viên cụ thể, và trước khi sa thải nhân viên đó, hãy gặp trực tiếp họ và chỉ định về lỗi sai mà  họ đang mắc phải. Bạn cần lắng nghe tâm sự của nhân viên, xem họ có đang khó khăn trong đời sống, gặp những trắc trở gì trong công việc dẫn đến kết quả công việc trễ nãi, tệ hơn.

Bạn cần lưu ý, phải thật khéo léo trong trao đổi, không nên sử dụng những ngôn từ dọa nạt, khiến cho tâm lý của nhân viên bị tác động mạnh. Việc sa thải nhân viên cũng rất cần sự khéo léo và chuyên nghiệp từ vị trí lãnh đạo.

Bước 4: Mở cuộc họp thứ hai với nhân sự quản lý của nhân viên

Khi tham gia cuộc hẹn song phương giữa lãnh đạo và cấp dưới bạn đừng vội sa thải ngay nhân viên này, hãy kiên nhẫn với họ và hẹn thêm một cuộc họp mặt. Lần họp thứ hai, bạn cần mời từ một đến hai người cùng làm việc với họ, hoặc mời quản lý trực tiếp, trưởng dự án để khiến cho cuộc họp trở nên quan trọng.

Hãy xem đây là cuộc gặp mặt trên tinh thần “đấu tố” để giúp nhân viên nhận thức sâu sắc lỗi của mình ảnh hưởng tiêu cực đến với kết quả công việc của nhóm làm việc của bạn, hay dự án mà bạn ấy đảm nhận. Cho các nhân sự tham gia cuộc họp thẳng thắn góp và chỉ ra sai lầm của họ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân sự liên quan để họ tự cảm thấy mình thật sự cần cải thiện bản thân.

Bước 5: Ban hành chính thức quyết định sa thải nhân viên

Khi bạn đã có quyết định về việc sa thải nhân viên, hãy thực hiện các điều khoản tuân thủ đầy đủ trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Đừng chỉ đuổi việc nhân viên qua tin nhắn, điện thoại hoặc chỉ là lời nói bằng miệng. Mọi vấn đề phát sinh sẽ không được giải quyết, bạn cần làm việc hợp pháp với giấy trắng mực đen rõ ràng.

Bài viết liên quan:  Những Thách Thức Và Cơ Hội Khi Bán Hàng Từ Xa

Hãy cho họ có quyền bào chữa và nêu lên những quan điểm cá nhân, cảm nhận về công ty, về đồng nghiệp lần cuối. Vì sau khi kết thúc hợp đồng, nhân viên sẽ không còn cơ hội bày tỏ những khó khăn, vướng mắc của mình. Đây cũng là cơ hội giúp bạn nhìn lại tổng quan hành trình của một người nhân viên không tốt, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác đào tạo, lãnh đạo các nhân viên khác hoàn thiện hơn.

Bước 6: Thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho nhân viên

Sau khi công bố quyết định sa thải nhân viên, bạn hãy bàn giao và cho bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm về việc thanh toán phần lương cho nhân viên đó. Hơn nữa, việc kết toán và trả sổ bảo hiểm càng sớm càng tốt, tránh tình trạng nhân viên chờ sổ quá lâu, phiền phức cho cả họ và phía công ty bạn.

Chậm nhất là sau 7 ngày hoặc có thể kéo dài đến 30 ngày, kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng và sa thải nhân viên đó, hãy thanh toán đầy đủ các khoản lương, phúc lợi mà họ đáng được nhận trong thời gian cống hiến. Không nên cắt hoặc giảm đi tiền lương vì điều đó gây ra cái nhìn xấu của nhân viên đối với cả tập thể, cả doanh nghiệp bạn.

Tóm lại, trước các quyết định khó khăn như việc sa thải nhân viên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn với quyết định của mình. Đừng nghe từ một phía, và cũng đừng vội vàng phán xét, hãy trao đi cơ hội giúp nhân viên sửa chữa, nếu họ vẫn không thay đổi và cải thiện. Thì bạn nên loại bỏ một nhân viên tiêu cực để giữ cho hệ thống nhân sự được an toàn, tránh ảnh hưởng đến các nhân sự còn lại.

Bài viết liên quan:  Quản Lý Nguồn Nhân Lực (HRM) Là Gì? Mục Tiêu & Cách Thức Hoạt Động?

Qua các thông tin trên, SmartOSC DX hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được quy trình tiêu chuẩn và đúng luật khi sa thải một nhân viên chưa hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY