B2C Là Gì? Các Mô Hình Doanh Nghiệp B2C Phổ Biến

Những năm gần đây lĩnh vực kinh doanh bán lẻ B2C ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ sự kết nối của doanh nghiệp và khách hàng mua lẻ ngày càng cao. Cùng với đó, việc này yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức trong lĩnh vực buôn bán lẻ hay còn gọi là B2C trước khi đưa ra các chiến lược bán hàng tối ưu nhất. Vậy B2C là gì? Đâu là các loại mô hình doanh nghiệp B2C phổ biến? Hãy cùng SmartOSC DX khám phá trong bài viết dưới đây.

B2C là gì?

B2C (Business To Consumer) giống với tên gọi, nó là thuật ngữ mô tả hoạt động mua bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các giao dịch thương mại diễn ra trực tiếp hoặc trên mạng internet, những người tiêu dùng không có thêm phát sinh giao dịch sau đó.

Mô hình doanh nghiệp B2C khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, thấy rõ nhất chính là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo,…

Lý do doanh nghiệp lựa chọn mô hình B2C là gì?

Hiểu rõ được B2C là gì và cách các doanh nghiệp B2C vận hành là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp B2C chỉ cần thực hiện các bước đơn giản, yếu tố pháp lý không có nhiều sự ràng buộc, không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu kỹ thuật cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tự thiết kế các kênh bán hàng cho riêng mình, thủ tục không mấy rườm rà, không bị quá nhiều quy chuẩn.

Như đã đề cập, sàn thương mại điện tử nổi tiếng cũng đang hoạt động theo mô hình này. Shopee là doanh nghiệp B2C, một ví dụ điển hình thành công, tạo ra một sàn tiếp thị mua bán, kết nối với các doanh nghiệp bán lẻ khác tiếp cận với người tiêu dùng.

Các loại mô hình B2C là gì 

Bán hàng trực tiếp

Mô hình bán hàng trực tiếp là mô hình căn bản nhất, hình thức này bao gồm mua bán từ các nhà bán lẻ tại cửa hàng, người tiêu dùng tìm mua sản phẩm thông qua các kênh mua hàng. Phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất và cũng được nhiều người áp dụng nhất. Đây được xem như là mô hình kinh doanh truyền thống trong lĩnh vực B2C.

Ví dụ: Bạn kinh doanh sương sáo hạt é, khách hàng có thể mua trực tiếp tại nhà của bạn hoặc đặt thông qua bài viết mà bạn đăng trên mạng xã hội, từ các kênh đã đăng tải bán sản phẩm khác, mục đích cuối cùng vẫn là bạn bán trực tiếp cho khách.

Bán hàng trung gian

Hình thức này ở nước ngoài và trong nước dần dần tăng mạnh. Vậy bán hàng trung gian trong B2C là gì? Nó được hiểu là dropshipping (thả đơn hàng), bạn không cần bỏ vốn để thực hiện chuỗi hoạt động kinh doanh mà bạn chỉ cần cầu nối người bán và người mua lại với nhau.

Ví dụ: Bạn là sinh viên, bạn sợ rủi ro khi kinh nghiệm chưa có, buôn bán dễ thất bại, lúc này để đảm bảo tính an toàn bạn sẽ trung gian cầu nối cho một bên bán khác, đăng tải sản phẩm của bên bán đó, sharelink tiếp cận khách hàng bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, nếu đúng nhu cầu, khách hàng chọn mua, bạn sẽ chuyển đơn hàng đó bên nhà bán hàng liên kết để giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng trên và nhận lại hoa hồng hoặc khoảng lợi nhuận chênh lệch. Đó chính là hình thức dropshipping, một hình thức cực kỳ phổ biến trong giới kiếm tiền online – MMO.

Dựa trên quảng cáo 

Doanh nghiệp đầu tư vào website hoặc sàn TMĐT, được khách hàng truy cập khi bạn chạy quảng cáo được gọi là doanh nghiệp B2C dựa trên quảng cáo để kéo khách hàng. Nhờ lượng truy cập website, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm và dịch vụ tại đó. Số lượng khách hàng truy cập dựa vào quảng cáo là cực kì lớn và tiềm năng , việc bạn chuyển đổi tỷ lệ giữa khách hàng và đơn hàng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của bạn. Ngày nay, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử ngày càng nhanh, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập từ nhiều nơi khác nhau. Các doanh nghiệp B2C cần linh hoạt trong việc đa dạng sản phẩm và tăng cường các chiến dịch marketing ngắn hạn để thu hút được lượng truy cập và sàn TMĐT của doanh nghiệp mình.

Dựa vào cộng đồng

Khái niệm bán hàng dựa vào cộng đồng trong B2C là gì? Khái niệm này nhắm tới các nhà bán hàng, quảng bá sản phẩm thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram dựa trên hành vi, sở thích, thói quen trùng lặp với các khách hàng khác, thậm chí là nhân khẩu học và nơi mà họ thường lui tới. Nhiều diễn đàn, blog, các hội nhóm được thành lập với các mục đích về chia sẻ kiến thức, mẹo vặt được các nhà bán hàng, doanh nghiệp tận dụng để quảng bá sản phẩm của mình hoặc gây hiệu ứng đám đông cho người mua hàng.

Dựa trên phí

Đối với hình thức này chủ yếu là các doanh nghiệp về dịch vụ như khóa học, chia sẻ kiến thức, trang web thiết kế hoặc trang phim, được hiểu là nơi tập trung nhiều lưu lượng truy cập mỗi ngày. Một số dịch vụ sẽ miễn phí để người dùng trải nghiệm nhưng một số dịch vụ cao cấp hơn sẽ tính phí cho người dùng. 

Kết luận

Các doanh nghiệp B2C ngày này cũng dần có nhiều thị trường mở rộng, cơ hội phát triển và đầu tư đa dạng. Mong rằng những chia sẻ trên đây về B2C là gì của SmartOSC DX giúp bạn có thêm kiến thức trong lĩnh vực B2C, nếu bạn muốn cần thêm các thông tin hữu ích, hãy theo dõi các bài blog của chúng tôi tại đây.

Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Của 2 Mô Hình Kinh Doanh B2B và B2C




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY