Cách Đánh Giá Hiệu Quả Làm Việc Của Nhân Viên: 5 Lời Khuyên Hữu Ích

Sau một khoảng thời gian làm việc như tháng, quý, năm,.. hay một quá trình thực hiện công việc. Cấp quản lý sẽ phải đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên của mình để biết được nhân viên nào hoàn thành hay chưa hoàn thành, hoặc nhân sự nào gặp trục trặc vấn đề chưa có phương án giải quyết. Quy trình đánh giá trên không chỉ đảm bảo tính minh bạch, công bằng, mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, hiểu thêm về nhân viên và cách vận hành công tác đã tốt hay chưa.

Hôm nay SmartOSC DX sẽ dành cho bạn 5 lời khuyên hữu ích cho quá trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm nhé!

1. Để nhân viên tự đánh giá

Trước khi bạn đánh giá một nhân sự, hãy để cho nhân sự đó tự đánh giá công việc của họ, cách làm việc, thái độ, cách hòa nhập,… thông qua các bản báo cáo thực tế. Việc này đảm bảo cho nhân sự đó có thể có cơ hội đưa ra lời nhận xét từ chính họ, kiểm điểm lại công việc và cách làm việc của bản thân.

Mặt khác, bạn có thể lấy ý kiến đánh giá từ các nhân viên khác cùng phòng ban để xem được thái độ đánh giá mà các đồng nghiệp dành cho họ là như thế nào để có được góc nhìn khái quát hơn, công bằng hơn.

2. Kiểm tra và rà soát thang điểm đánh giá

Sau khi nhận được các đánh giá từ chính chủ và đồng nghiệp. Ban lãnh đạo có thể kiểm tra và rà soát lại các bản đánh giá này. Tổng hợp các ý kiến và đánh giá tính minh bạch và công bằng trước khi mang ra đánh giá nhân sự.

Trong một số trường hợp, các đánh giá có thể mâu thuẫn với nhau, việc này yêu cầu bạn phải có cái nhìn khách quan, thậm chí là đích thân tìm hiểu để đưa ra nhận xét trong một cuộc gặp mặt và trao đổi trực tiếp với nhân sự được đánh giá. Đây là một bước quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

3. Trao đổi câu chuyện hai chiều với nhân viên về dự định công việc của họ

Khi nhân sự đã làm việc, cống hiến tại doanh nghiệp của bạn qua một khoảng thời gian dài, bạn cũng có thể hiểu được một phần nào về con người của nhân sự đó. Cả hai nên thẳng thắn cùng nhau trao đổi về các dự định trên cơ sở tâm sự và chia sẻ. Mong muốn về việc lên chức hay điều chuyển sang bộ phận mới hoặc dự định về tương lai có thể được chia sẻ với nhau. Bạn có thể giúp họ một số kinh nghiệm hoặc đưa ra cho họ đường lối đúng đắn. Việc này giúp bạn dễ dàng gắn kết, tạo mối quan tâm dài hạn, trao cho họ tâm lý tốt đẹp khi trải nghiệm làm việc tại doanh nghiệp. Không thể phủ nhận tình cảm giữa con người với con người giúp họ an tâm tin tưởng và đặt mọi điều tốt nhất để cống hiến cho công ty.

4. Đưa ra dẫn chứng cụ thể khi nhân viên làm việc tiêu cực

Trong một doanh nghiệp, bạn không thể hy vọng rằng tất cả nhân viên của bạn luôn luôn là những con người ưu tú và mãi yêu công việc. Trong một giai đoạn nào đó, chắc chắn một số nhân viên có thể sẽ sinh ra các tâm trạng tiêu cực, dễ dàng làm cho công việc bị ảnh hưởng và trì trệ do các tác động bên ngoài, bên trong và công việc ít đổi mới. Khi đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân sự này, bạn cần đưa ra được các dẫn chứng cụ thể nhằm giúp họ nói ra lý do hoặc có bằng chứng không thể chối cãi cũng như giúp họ nhận ra các thiếu sót mà họ đang gặp là gì. Từ đó, đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất cho đôi bên.

5. Đưa ra thách thức và mục tiêu mới

Sau khi đánh giá, bạn có thể đưa ra các thách thức và mục tiêu mới để nhân sự đặt ra mục tiêu cho công việc của họ. Các thách thức và mục tiêu mới này sẽ giúp họ có động lực tốt hơn, thử thách mới mẻ hơn. Đồng thời, đi đôi với các thách thức và mục tiêu, có thể là các hạng mục khen thưởng tuyên dương mà nhân sự đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà mục tiêu đã đề ra, tăng động lực làm việc, thử thách bản thân họ trải nghiệm công việc mới và cảm thấy xứng đáng để cố gắng đạt được. Các đường lối rõ ràng này một phần giúp cho nhân sự có được con đường đúng đắn, lộ trình phát triển mà họ kỳ vọng, giúp quyết liệt trong công việc tại doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng bài viết này của SmartOSC DX sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất và giúp bạn nhận được thêm 5 lời khuyên hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên mà khiến họ cảm thấy thoải mái, công bằng, minh bạch và yêu quý công việc hơn. Hãy nhớ rằng việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên phải thật tổng quát, lắng nghe để có cái nhìn đa chiều hơn, tránh đánh giá nhầm lẫn, tạo áp lực nặng nề và cái nhìn kém thiện cảm từ nhân viên và không sử dụng tính cá nhân tiêu cực áp đặt vào nhân sự của mình. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan:  Phúc Lợi Là Gì? Vai Trò Của Chương Trình Phúc Lợi Đối Với Người Lao Động Và Doanh Nghiệp




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY