Chuyển Đổi Số – Cơ Hội Vô Giá Cuối Cùng Cho Việt Nam
Trong buổi tọa đàm khoa học “Kinh tế số – Tiếp cận dưới góc nhìn Kinh tế chính trị” vào ngày 26/4/2021 , GS. Hồ Tú Bảo – Giám đốc Phòng thí nghiệm KHDL Viện Nghiên cứu Cao cấp Về Toán (VIASM) nhận định rằng: “ Chuyển đổi số là cơ hội lớn và vô giá cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cuối cùng bởi vì những thay đổi lớn về công nghệ phải mất chục năm mới xảy ra một lần. Đất nước chúng ta trước đây đã bỏ lỡ ba cuộc cách mạng công nghiệp. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những quốc gia không có truyền thống công nghiệp vẫn có thể chuyển đổi số, đây là những cơ hội của môi trường số và sự quyết tâm thay đổi.
Bài viết dưới đây của SmartOSC DX là những tổng hợp góc nhìn và quan điểm về những cơ hội vô giá cuối cùng cho Việt Nam của GS. Hồ Tú Bảo giải đáp những thắc mắc chi tiết trong phương diện đa chiều của chuyển đổi số hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp đang tìm hiểu chuyển đổi số.
Các định nghĩa cơ bản trong chuyển đổi số?
Có 3 định nghĩa cơ bản trong chuyển đổi số mà doanh nghiệp phải hiểu mới có thể tiến tới quá trình chọn lọc và lên kế hoạch cho công cuộc đổi mới này.
Số hóa – Digitization là gì?
Là việc chuyển đổi quy trình thủ công và thông tin trên giấy tờ sang định dạng kỹ thuật số, các thông tin được tổ chức thành các byte và bit. Nói một cách khác, quá trình này được thực hiện như hình ảnh, âm thanh, tín hiệu, báo cáo giấy được biểu thị dưới dạng số nhị phân, file PDF và có thể lưu trữ, truyền tin trên các hệ thống máy tính. Tất cả các dữ liệu vẫn giữ nguyên và đơn giản là nó được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số.
Tầm quan trọng của số hóa tác động rất lớn đối với việc xử lý, truyền dữ liệu và lưu trữ, vì việc này làm cho tất cả các loại của mọi định dạng được thực hiện vô cùng hiệu quả và xen kẽ. Như trước đây, dữ liệu lưu trữ ở dạng vật lý (analog data) được xem là ổn định hơn, tuy vậy dữ liệu số hoàn toàn giúp bạn dễ dàng chia sẻ, sao chép và truy cập, có thể được truyền đi không giới hạn thời gian, ít tốn thời gian.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
Số hoá quy trình – Digitalization là gì?
Quá trình sử dụng các dữ liệu số để xử lý đơn giản và tự động hóa quy trình. Điển hình như sử dụng các phần mềm như HRM, CRM… nhằm tối ưu trong suốt quy trình làm việc. Các số hóa được hoạt động trên hệ thống, thay đổi công việc trực tiếp sang trực tuyến trên ứng dụng.
Ví dụ thực tế: Netflix là minh chứng cho Digitalization khi họ đổi mới từ thuê video trực tuyến sang ứng dụng công nghệ số làm các video phát trực tuyến trên phạm vị rộng rãi toàn cầu. Netflix cực kỳ thông minh trong chuyện tiếp cận các nhà xưởng sản xuất, mạng truyền hình và truyền hình cáp truyền thống bằng phương thức cung cấp thư viện nội dung theo yêu cầu với giá cả vô cùng cạnh tranh và dĩ nhiên lượng cầu họ nhận được ngày một tăng cao. Digitalization giúp Netflix truyền phát nội dung cho khách hàng xem, xong chúng tạo cho Netflix sự trải nghiệm chuẩn xác về thói quen, sự yêu thích và thị hiếu của khách hàng. Từ đó, họ đã cho ra phiên bản nội dung video chính tay đội ngũ trong nhà tạo ra.
Như thế nào là Chuyển đổi số – Digital transformation?
Chuyển đổi số là cấp bậc cao hơn, được tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc này bao gồm cả các hoạt động số hóa hướng tới việc tạo ra mô hình kinh doanh, sản xuất, lưu thông và doanh thu, lợi nhuận hay quản trị.
Một hành trình tất yếu cho nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động tư duy, sáng tạo, cập nhật xu hướng công nghệ, tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoặc doanh nghiệp sẽ sớm dừng chân trong tương lai.
Những chia sẻ của GS Hồ Tú Bảo tại buổi phỏng vấn về vai trò của chuyển đổi số tại Việt Nam
Theo GS. Hồ Tú Bảo, Chuyển đổi số là công tác chuyển các hoạt động của chính phủ, các hoạt động của nền kinh tế, chính quyền và xã hội lên môi trường số. Chuyển đổi số là quá trình cốt lõi cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và việc thực hiện chuyển đổi số là điều cơ bản.
Nói theo một cách khác, chuyển đổi số là thay đổi hoạt động của chính quyền, của xã hội lên môi trường số và của nền kinh tế dựa vào hai yếu tố cốt lõi là Kết nối và Dữ Liệu. Theo đó, chuyển đổi số không chỉ là thay đổi và ứng dụng công nghệ, nó còn phụ thuộc vào quá trình thay đổi và thích nghi đối với môi trường số. Từ đó khai thác trên cơ hội số nhằm có một nước đi toàn diện, cái nhìn khách quan cho tổng thể.
Có ba mục tiêu chuyển đổi số: Xây dựng xã hội số, chính phủ số và kinh tế số. Việc thực hiện kinh tế số chính là lĩnh vực cần được chú trọng nhất trong giai đoạn hiện tại cho sự phát triển của đất nước. Kinh tế số gồm ba phạm vi: Core Digital Economy – Kinh tế số lõi, Digital Economy – Kinh tế phạm vị hẹp và cuối cùng là Digitalised Economy – Kinh tế phạm vi rộng.
Hiểu theo một cách đơn giản, Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ mà kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển những bước tiến vượt bậc trong lịch sử nhân loại. Ví dụ, Grab, Uber hay AirBnB đang vận hành với những doanh nghiệp không sở hữu bất kỳ ngôi nhà hay chiếc xe nào nhưng họ có thể cho thuê xe, thuê nhà trên toàn thế giới và vẫn tiếp cận người sử dụng thông qua công nghệ.
Chuyển đổi số là cơ hội vô giá cuối cùng chục năm mới có một lần
Là một chuyên gia về Học máy và Trí tuệ nhân tạo, GS. Hồ Tú Bảo cho biết: Chuyển đổi số có ba định nghĩa và ở ba cấp độ khác nhau. Chuyển đổi số là cơ hội giúp thay đổi cục diện, nếu không tận dụng và nắm bắt cơ hội tiềm năng thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia lạc hậu, cũng như giữ một khoảng cách xa so với các nước phát triển.
Chuyển đổi số có đơn giản chỉ là quá trình chuyển từ văn bản giấy sang file trên thiết bị máy tính?
Điều này không thật sự đúng, chuyển văn bản tài liệu hay giấy tờ sang dạng số hóa chỉ đơn thuần là một phần nhỏ trong câu chuyện chuyển đổi số, bởi vì chuyển đổi số ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ đầu tiên vào loại dễ nhất của số hóa chính là số hóa và số hóa văn bản. Nhưng việc ở cấp độ hai khi dùng kết quả số hóa văn bản lại không hề đơn giản và dễ dàng.
Chuyển đổi số có 3 trụ cột chính là con người, công nghệ và thể chế. Về công nghệ là quá trình ứng dụng những công nghệ hiện đại tân tiến như Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Học máy. Giáo sư là một chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, vậy lĩnh vực này ở Việt Nam đang phát triển đến đâu so với các nước trên thế giới?
Đầu tiên chúng ta xét ở khía cạnh công nghệ thì việc phân tích, khai thác và sử dụng dữ liệu trong chuyển đổi số khi mọi thứ hầu như được kết nối với nhau, được số hóa và cơ bản giai đoạn này chúng ta sở hữu một nguồn dữ liệu cực lớn. Sự kết nối đó là kết nối vạn vật trong các hoạt động thường thấy của chúng ta.
Trong thời điểm hiện nay, các công ty trên thế giới đã thực thi triển khai tốt và ứng dụng công nghệ mới vào phân tích dữ liệu gồm Grab, Facebook, Google… Vậy theo giáo sư, Việt Nam muốn có những công ty tương tự thì chúng ta nên có những thay đổi gì về chính sách, thể chế và đào tạo nguồn nhân lực?
Để có được những doanh nghiệp tương tự như Grab, Facebook, chính phủ của chúng ta cần có những chính sách và điều luật phù hợp cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Luật của chúng ta được xây dựng và hình thành trước khi chuyển đổi số xảy ra cùng với sự phát triển của môi trường số. Để các doanh nghiệp hiện tại có thể phát triển, luật phát rất cần bổ sung, thay đổi để tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát triển.
Bổ sung một số chính sách về dữ liệu và các luật liên quan để các dữ liệu được tạo bởi tiền bạc, tài chính của nhà nước có thể được chia sẻ giữa các đơn vị nhà nước. Các dữ liệu được làm ra từ chính quyền cũng cần được mở rộng cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nói gì về chuyển đổi số?
Giám đốc Nhà máy Nestlé – Ông Urs Kloeti nói rằng: “ Chuyển đổi số đã giúp doanh nghiệp ứng phó tốt dưới sự tác động nặng nề của đại dịch Covid và nhờ vậy công ty có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn”.
Phó Tổng Giám đốc Traphaco Đào Thúy Hà cho biết, Traphaco đã thích ứng thành công trong đại dịch và họ đang có những bước phát triển rõ rệt trong cách tư duy chuyển đổi số của mình như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng quy trình đúng, đầu tư nhân sự và chạy theo xu hướng mua sắm trực tuyến trong khoảng thời gian này. Chỉ số tăng trưởng năm 2020, doanh thu 12%, lợi nhuận sau thuế là 27%. Trong 6 tháng năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng doanh thu 22%, lợi nhuận sau thuế là 38%, con số vẫn chưa có xu hướng dừng lại.
Kết luận
Qua các nhận định của GS. Hồ Tú Bảo và các doanh nghiệp trên cả nước, Chuyển đổi số đang mang lại những giá trị to lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Sự phát triển của chuyển đổi số đã giúp cho nhiều quốc gia lớn mạnh, đứng vững trên thị trường toàn cầu. Chính vì vậy, Việt Nam cần nắm bắt lấy cơ hội vô giá này, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID đầy thách thức nhưng thật sự triển vọng, có nhiều khả năng toàn diện phát triển ra phạm vi toàn cầu.
Ngay từ thời điểm này, nếu doanh nghiệp của bạn cứ mãi dậm chân tại chỗ, ngừng tư duy và thay đổi, chắc chắn đây là cơ hội vàng cho các đối thủ của bạn. Hãy cập nhật, trau dồi, thích nghi và phát triển để giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng đạt được vị thế nhất định trên thị trường tương lai, hứa hẹn sự tăng trưởng và siêu lợi nhuận đến cho bạn. SmartOSC DX chúc doanh nghiệp của bạn thành công!
Nếu bạn cần tư vấn và trải nghiệm các giải pháp chuyển đổi số hàng đầu, liên hệ ngay tới chúng tôi. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ bộ giải pháp chuyển đổi số có hơn 500 tập đoàn lớn tin dùng và 6 triệu người sử dụng trên thế giới.
SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số
Để lại bình luận tại đây