Công Cụ Đánh Giá Mức Độ Sẵn Sàng Trong Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đối số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng đâu là bài viết bổ ý và giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên? Biết được điều này, SmartOSC DX sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc thông qua bài viết hôm nay. 

Giới thiệu về khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số

Khung đánh giá được biết đến là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện đánh giá nhanh hơn về mức độ sẵn sàng trong lộ trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần các đánh giá và khảo sát thực tế sâu hơn nhằm xác định kế hoạch chuyển đổi số sao cho phù hợp. Với khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số sẽ cho phép người tham gia nhận biết được đâu là mức độ trưởng thành trong chuyển đổi số với bảy lĩnh vực trọng tâm gồm: 

  1. Định hướng chiến lược
  2. Trải nghiệm khách hàng
  3. Chuỗi cung ứng
  4. Hệ thống công nghệ thông tin và quản trị dữ liệu
  5. Quản lý rủi ro và an ninh mạng
  6. Nghiệp vụ quản lý tài chính kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự
  7. Con người và tổ chức

Chi tiết về nội dung của từng lĩnh vực trọng tâm

Định hướng chiến lược: 

  • Nhận thức của các lãnh đạo đối với lợi ích cũng như xu hướng chuyển đổi số có tầm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp
  • Mức độ tích hợp của chuyển đổi số vào chiến lược chung của toàn doanh nghiệp

Trải nghiệm khách hàng

  • Mức độ áp dụng công nghệ số vào tiếp thị, kênh phân phối cũng như bán hàng nhằm nâng cao trải nghiệm đối với khách hàng
  • Mức độ  áp dụng phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh 

Chuỗi cung ứng

  • Tăng khả năng áp dụng công nghệ số để kết nối cùng với nhu cầu của khách hàng và với nhà cung cấp của doanh nghiệp
  • Mức độ áp dụng công nghệ và việc phân tích dữ liệu vào các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi

Hệ thống công nghệ thông tin và quản trị dữ liệu

  • Năng lực và khả năng giúp tích hợp của hệ thống công nghệ thông tin với các hệ thống khác nhằm nâng cấp
  • Khả năng cập nhật đối với các giải pháp công nghệ mới trên thị trường hiện nay
  • Các quy trình, chính sách có liên quan tới quản trị dữ liệu

Quản lý rủi ro và an ninh mạng

  • Nhận thức được các rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số
  • Mức độ áp dụng và phân tích dữ liệu cùng công cụ khác nhằm đánh giá rủi ro trong doanh nghiệp gồm cả rủi ro về an ninh mạng

Nghiệp vụ quản lý tài chính – kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

  • Tùy vào mức độ áp dụng công nghệ số vào những nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, kế hoạch và pháp lý, nhân sự.
  • Khả năng hỗ trợ bộ phận tài chính, kế toán, pháp lý trong việc thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp. 

Con người và tổ chức

  • Với mức độ linh hoạt của doanh nghiệp trong việc phản hồi với các thay đổi bên trong môi trường kinh doanh
  • Năng lực nhân sự trong doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình chuyển đổi số
  • Mức độ áp dụng công nghệ nhằm kết nối giữa các phòng ban của doanh nghiệp

Dữ liệu cụ thể về hiệu suất của từng lĩnh vực luôn cho ra kết quả và năng lực hiện tại của doanh nghiệp trong công cuộc thích ứng với xu thế của chuyển đổi số và vị trí của doanh nghiệp theo từng ngành/ lĩnh vực/ quy mô. Qua đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và mô hình kinh doanh, mô hình quản trị với mục đích cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Đối tượng tham gia

Một chiến lược chuyển đổi số cần được sự đồng ý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bên cạnh đó chính là nhận thức và cách nắm bắt thông tin, đưa ra quyết định chiến lược cũng như kinh doanh của mình tại các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cần có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động kinh doanh sản xuất ở cấp độ toàn doanh nghiệp và hơn cả là cấp độ bộ phận mà họ chịu trách nhiệm quản lý. Do vậy, đối tượng được khuyến nghị thực hiện được cho là các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác về hiện trạng của các doanh nghiệp. 

Thang đo xếp hạng

Dựa vào sự phản hồi của người tham gia khảo sát, câu trả lời dành cho mỗi lĩnh vực trọng tâm đều được chuyển sang thang điểm từ 1 tới 5 tương ứng với mức độ trưởng thành số hóa. 

  • Đối với mức cơ bản: Doanh nghiệp chưa thực sự hình thành mục tiêu hiện tại cho quá trình chuyển đổi số nhưng đã có thể thực hiện một số giải pháp chuyển đổi số cơ bản nhằm số hóa một vài quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm, dịch vụ. 
  • Đối với mức đang phát triển: Mục tiêu số hóa khi đã được xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, một vị trí quản lý cần thiết phải được thực hiện với vai trò là chuyển đổi số thiết lập. Công tác chuyển đổi số được giám sát bởi chương trình chuyển đổi riêng biệt.
  • Đối với mức độ phát triển: Số hóa là phần không thể thiếu trong chiến lược của một doanh nghiệp. Các vị trí quản lý trong danh mục chuyển đổi số đã có sẵn, nhưng so với việc đo lường, quản lý công tác vẫn còn nhiều thách thức, chưa đạt được hiệu quả mong muốn. 
  • Đối với mức nâng cao: đây là mức độ chuyển đổi số đã được tích hợp trong toàn bộ hoạt động của tổ chức doanh nghiệp – song việc mở rộng quy mô triển khai thành công ở nhiều bộ phận còn gặp phải nhiều khó khăn. 
  • Đối với mức độ dẫn đầu: Doanh nghiệp chính là nhà tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, dẫn đầu với mảng chuyển đổi số của ngành và là đại diện của “Being Digital”. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới cũng như phát triển thông qua hình thức nghiên cứu mô hình kinh doanh và quản trị mới. 

Hướng dẫn cách tham gia khảo sát đánh giá mức độ sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại đường link : http://digital.business.gov.vn/

Bài viết liên quan:  Top 4 Lợi Ích Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Giáo Dục

Bước 2: Click vào nút để bắt đầu thực hiện cuộc khảo sát hoặc truy cập vào liên kết theo link: http://digital.business.gov.vn/dangkydn

Bước 3: Nhập các thông tin vào mẫu đăng ký tham gia khảo sát

Bước 4: Đọc kỹ các nội dung và câu hỏi, tích chọn thang đánh giá tương thích lần lượt với loạt câu hỏi trong Phiếu khảo sát

Bước 5: Click vào nút để gửi khảo sát

Bước 6: Nhận kết quả đánh giá và mức độ sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Lưu ý: Khảo sát đánh giá về mức độ sẵn sàng trong quá trình chuyển đổi số chỉ là công cụ và bước đầu phục vụ cho việc nhận biết và lượng hóa điểm mạnh, điểm yếu cũng như tạo cơ hội chuyển đổi số của doanh nghiệp khi tham gia bảng khảo sát. 

Mong rằng bài viết trên đã chỉ ra cho bạn những hiểu biết và cách sử dụng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rất mong rằng, SmartOSC DX sẽ là đơn vị được đồng hành cùng bạn trong chặng đường sắp tới và phát triển xa hơn trên thị trường toàn cầu. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY