Những Lý Do Thất Bại Trong Quản Trị Mục Tiêu Và Cách Giải Quyết

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung vào câu chuyện doanh số và con người mà không để ý đến những phương pháp quản trị mục tiêu rườm rà và thiếu minh bạch. Hậu quả của việc này là dù những sản phẩm hay dịch vụ của họ vẫn tạo ra lợi nhuận nhưng những yếu tố hậu trường bên trong tổ chức đang có những tín hiệu xấu. Hãy cùng SmartOSC DX điểm qua những lý do thất bại trong việc quản trị mục tiêu của doanh nghiệp và đề xuất những cách giải quyết hợp lý. 

3 nguyên nhân chính trong việc quản trị mục tiêu thất bại

Yếu tố cốt lõi để một công ty hay doanh nghiệp có thể vận hành ổn định chính là hệ thống quy trình làm việc trơn tru, các phòng ban phối hợp với nhau nhịp nhàng. Tuy nhiên để giữ cho một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và bền vững với đội ngũ nhân viên đông cùng một quy trình cũ kĩ ì ạch không hề đơn giản. 

Sự giới hạn trong khả năng trao đổi thông tin lẫn nhau

Công việc của một nhà lãnh đạo là phải tạo ra sự giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp. Một nhà quản lý không tạo ra được sự liền mạch trong giao tiếp giữa các phòng ban và nhân viên sẽ làm lưu lượng công việc luôn bị trì trệ. Khi những thông tin không được trao đổi rõ ràng trong tổ chức thì mô hình hoạt động sẽ khó vận hành linh hoạt.

Để một tổ chức được phát triển và theo kịp xu hướng của thị trường thì mô hình hoạt động của nó phải ngày càng lớn mạnh và ổn định. Việc giao tiếp kém trong doanh nghiệp sẽ gây thiếu sự gắn kết nội bộ và tạo ra hình ảnh không đẹp trong mắt khách hàng. 

Không vạch ra những chiến lược quản trị hiệu quả  

Việc đưa ra những chiến lược quản trị tổ chức tốt và phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển một cách ổn định. Một nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn sẽ không biết đưa ra các kế hoạch để các phòng ban khác triển khai. Những tác hại có thể xảy ra chẳng hạn như:

  • Thiếu khả năng quản lý nguồn lực, không có kế hoạch khi nguồn nhân lực bị thiếu hụt…
  • Quy trình vận hành công việc bị trùng lặp giữa các phòng ban
  • Kết quả công việc kém kéo theo doanh thu không tốt dù cho sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời
  • Không phát triển được văn hóa công ty khi không định hình được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp

Không đưa ra mục tiêu chung cho toàn bộ nhân viên

Việc từng phòng ban, cá nhân hiểu được nhiệm vụ chính và kết quả cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu then chốt. Việc có mục tiêu cụ thể sẽ làm các đội ngũ hiểu được những kế hoạch công việc, chiến dịch triển khai, thời gian hoàn thành để phân chia nguồn lực và công sức hiệu quả. 

Thêm vào đó, những doanh nghiệp hoạt động không có mục tiêu chung sẽ hoạt động riêng lẻ, khiến quy trình triển khai công việc bị rời rạc và không thống nhất. Nhân viên sẽ bị phân tâm nếu công việc không được lên một lịch trình cụ thể. 

Những cách giải quyết để doanh nghiệp quản trị mục tiêu tốt hơn

Cấp quản lý nên dựa vào những chỉ số để nắm bắt tình hình của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vận hành đang có chiều hướng xấu thì ngay lập tức, bạn phải thay đổi các tổ chức hệ thống doanh nghiệp với những phương thức quản trị mục tiêu như KPI, OKRs… đang phổ biến hiện nay. 

Bài viết liên quan:  5 Điểm Mấu Chốt Để Thanh Toán Tiền Lương Chuẩn Từng Xu

Sử dụng những phần mềm phổ biến để xây dựng cách giao tiếp hiệu quả hơn trong doanh nghiệp. Nhân viên và cấp trên cần có sự tương tác hai chiều, vừa có trao đổi và cũng vừa có phản hồi. Mọi thông tin nội bộ cần luân chuyển liên tục và cần sự nắm bắt của tất cả mọi người. Những phần mềm phổ biến các doanh nghiệp thường dùng như Skype, Zoom, Zalo, Telegram…

Lên kế hoạch chi tiết về những quy trình làm việc được đồng bộ giữa các phòng ban và duy trì khối lượng công việc phù hợp với nguồn nhân lực hiện có. Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý nhân sự Zoho People từ nhà cung cấp SmartOSC Zoho để ứng dụng giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình. Một phần mềm hiện đại có thể quản lý mục tiêu và báo cáo về sự thành công của chiến lược.  

Nên nhớ một nhà lãnh đạo giỏi là người đặt ra những tiêu chuẩn cao. Họ không chấp nhận sự tầm thường hoặc những kết quả tệ hại. Một doanh nghiệp ổn định hoàn toàn phụ thuộc vào nội bộ nhân sự đoàn kết cùng với dàn lãnh đạo có tầm nhìn và làm gương cho nhân viên. Để xây dựng được một bộ máy vững chắc cần phải dựa vào nguồn nhân lực hiện có kết hợp với những công cụ hiện đại giúp hệ thống chuyển đổi số làm việc trơn tru và dễ dàng hơn. 

Bài viết liên quan:  Quản Lý Doanh Nghiệp 4.0 Cùng Những Thách Thức Trong Thời Đại Mới

Với những chia sẻ về sự thất bài trong quản trị mục tiêu và cách giải quyết những thất bại nếu trên, sẽ giúp bạn thành công hơn khi có thể áp dụng vào việc quản trị mục tiêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công!




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY