5 chức năng không thể thiếu của hệ thống MES

5 chức năng không thể thiếu của hệ thống MES

Ứng dụng công nghệ thay thế cho các quy trình sản xuất truyền thống đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hệ thống MES ra đời đã và đang giúp các doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa và điều chỉnh quy trình sản xuất.

Vậy chức năng hệ thống MES là gì và các chức năng của hệ thống trong các doanh nghiệp sản xuất ra sao? Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu trong bài ngày hôm nay nhé!

Hệ thống MES là gì?

MES – Manufacturing Execution System (hệ thống điều hành sản xuất) là một giải pháp quản lý sản xuất tích hợp tập trung vào giám sát khu vực sản xuất. Ngoài ra tham gia vào công tác kiểm soát, hậu cần và theo dõi lịch sử và quản lý chất lượng sản phẩm theo thời gian thực. Mục tiêu là nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh thông qua ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.

5 chức năng không thể thiếu của hệ thống MES

Tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như đặc thù mà mỗi doanh nghiệp sẽ ứng dụng hệ thống MES theo một cách khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, đây là năm chức năng không thể thiếu của hệ thống MES: 

Quản lý quy trình sản xuất

Để đảm bảo hoạt động sản xuất được nhất quán, cập nhật liên tục, hệ thống MES giúp cấu trúc sản phẩm (BOM – Bill of Materials – định mức nguyên vật liệu) được quản lý một cách trực quan. 

5 chức năng không thể thiếu của hệ thống MES

Đồng thời quy trình sản xuất được phân chia mạch lạc hơn. Các chức năng chủ yếu bao gồm lập kế hoạch thực thi sản xuất, điều động các nguồn lực phục vụ triển khai kế hoạch sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro thông tin không cần thiết.

Quản lý thông tin sản phẩm

Hệ thống MES cung cấp các công cụ cần thiết, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi thông tin và quản lý chất lượng sản phẩm. Đây được coi là một giải pháp độc lập được tích hợp vào MES. 

Nhờ tính năng nổi trội này MES giúp doanh nghiệp quản lý những thông số để tạo ra sản phẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua việc phân tích tiến trình và kết quả sản xuất,…

Vận hành và điều độ lệnh sản xuất 

Đối với các phương pháp truyền thống, việc thu thập dữ liệu cơ sở thương mất rất nhiều thời gian, thậm chí xảy ra sai sót. Tuy nhiên, hệ thống MES thì khác, nó giúp hệ thống dữ liệu được cập nhật liên tục, kiểm soát tiến độ sản xuất trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn. 

Bài viết liên quan:  10 cách quản lý hệ thống kho hàng lớn hiệu quả
5 chức năng không thể thiếu của hệ thống MES

Ngoài ra, MES cũng đưa ra các phương pháp sản xuất mới nếu gặp phải các vấn đề bất thường, khởi động các nhân tố sản xuất vào những thời điểm xác định,…Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể đảm bảo tiến độ, tăng hiệu quả lao động.

Giám sát chất lượng sản phẩm

Nhờ việc kiểm soát cấu trúc sản phẩm, doanh nghiệp dễ dàng khai báo tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra nguyên liệu đầu ra khi bàn giao đơn hàng cho khách. 

Quản lý thiết bị, máy móc

Sau một thời gian hoạt động, việc bảo dưỡng, thay thế máy móc là điều không thể tránh khỏi. Nhờ có hệ thống MES mà việc phân tích OEE (hiệu suất tổng thể) của các loại máy móc thiết bị trở nên dễ dàng hơn Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch bảo trì nhằm giảm thời gian ngừng hoạt động và gián đoạn sản xuất.

Những lợi ích mà hệ thống MES mang đến đối với doanh nghiệp sản xuất là không thể phủ nhận. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng quản lý, điều chỉnh và tối ưu hóa quá trình sản xuất. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết phần mềm quản lý sản xuất MES, Hãy liên hệ với SmartOSC DX để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

364 Comments

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY