6 Bước Nâng Cao Đề Kháng Doanh Nghiệp Mùa Dịch

Dịch Covid 19 đã và đang diễn ra được gần 2 năm, bắt đầu từ tháng 5 năm 2021 đến nay nước ta phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh lớn nhất, nặng nề nhất. Nó đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nói chung và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng dịch bệnh này an toàn. Hôm nay với bài viết này, SmartOSC DX sẽ chỉ ra 6 bước nâng cao đề kháng doanh nghiệp mùa dịch, hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích.

6 bước nâng cao đề kháng doanh nghiệp mùa dịch

Truyền thông nâng cao nhận thức

Truyền thông là phương pháp hữu hiệu nhất để doanh nghiệp đưa thông tin, các chỉ thị, khuyến cáo của Bộ Y Tế và chính phủ đến với nhân viên. Tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ thị được đưa ra để làm gương cho nhân viên, liên tục truyền thông về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng tránh… đến nhân viên, cảnh báo họ tránh xa thông tin sai lệch. Đồng thời, giúp toàn doanh nghiệp nâng cao tác phong, cảnh giác với mức độ lây lan của dịch bệnh nhưng vẫn duy trì được năng suất lao động.

Việc chỉ truyền thông bằng hình thức gửi tin nhắn, hay thông báo đến nhân viên sẽ rất khô khan, khó để họ lưu tâm. Doanh nghiệp nên đa dạng hóa hình thức truyền tải khác nhau vừa giúp nhân viên tiếp thu nhanh xong, vừa tránh các cảm xúc tiêu cực khi nghe tin về dịch bệnh. Một số hình thức truyền tải thu hút hiện nay như truyền thông qua mạng xã hội thông qua hình ảnh, video hài hước, những bài hát truyền cảm hứng hay hình meme đáng yêu sẽ làm bầu không khí bớt căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái. 

Đăng ký tiêm vaccine

Trong thời gian qua, chính phủ đã đẩy mạnh xét nghiệm thần tốc và thúc đẩy tiêm vaccine diện rộng cho mọi người thì tính cả những người được tiêm một mũi và hai mũi nước ta đã có hơn 30 triệu liều vaccine được tiêm, số lượng vaccine đặt mua, nhận hỗ trợ cũng ngày một nhiều. Đồng thời, nhiều bên doanh nghiệp đã nhanh chóng đăng ký tiêm vaccine cho toàn bộ nhân viên hoặc thông báo thúc đẩy họ đến phường xã, nơi sinh sống để tiêm. Bởi cách nhanh nhất giúp chúng ta trở lại cuộc sống bình thường mới chính là “Vaccine”. Ngoài ra, mọi người có thể đăng ký tiêm vaccine Covid-19 trực tuyến qua cổng thông tin: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person

Bài viết liên quan:  Giữ Chân Nhân Viên: Bí Quyết Thu Hút Và Gắn Kết Người Tài

Ngoài việc tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ tiêm cho nhân viên, thì truyền thông về những tác dụng, triệu chứng sau tiêm cho mọi người cũng là điều rất cần thiết. Bởi, vẫn đang có nhiều người lo sợ, nghi ngờ về tác dụng của Vaccine khiến họ từ chối tiêm phòng. Đó chính là lỗ hổng khiến dịch bệnh không thể chấm dứt. Doanh nghiệp phải đưa ra các phương án tuyên truyền cho nhân viên về ưu điểm sau khi chúng ta tiêm phòng để mọi người cảm thấy an tâm, chủ động thực hiện vì chỉ khi các cá nhân được an toàn thì cả cộng đồng mới an toàn.

Linh hoạt hình thức quản lý

Vấn đề gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong mùa dịch chính là phải thay đổi hình thức quản lý từ trực tiếp sang online. Tuy nhiên, vì đảm bảo sức khỏe và an toàn cho nhân viên buộc quản lý phải linh hoạt trong vấn đề này. Doanh nghiệp có thể chuyển từ cách giám sát sang quản lý kết quả và tiến độ công việc, áp KPIs cho nhân viên và tạo khung đánh giá mức độ hoàn thành. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số vào hình thức quản lý sẽ giúp ích rất nhiều. Ví dụ: ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự có tính năng chấm công từ xa bằng nhận diện khuôn mặt của Zoho People. Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tại nhà mà quản lý vẫn nắm bắt toàn bộ hoạt động làm việc của họ, thông báo dự án hay cuộc họp quan trọng cho toàn nhân viên trên mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp tích hợp trong phần mềm… 

Bổ sung công cụ giao tiếp

Như việc linh hoạt việc quản lý, bổ sung công cụ giao tiếp giúp mạch làm việc trôi chảy, nhân viên không bị bỏ sót nhiệm vụ, dễ dàng bắt nhịp hình thức làm việc mới. Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội nội bộ tích hợp trong các phần mềm quản lý hoặc ứng dụng các công cụ giao tiếp như: Skype for Business, Trello, Viber… Tại những kênh giao tiếp này, công việc sẽ được phân luồng từ lớn đến bé và nhân viên có thể chủ động tạo phòng chat với nhau, cùng nhau làm việc giúp nhân viên kết nối với nhau, tạo môi trường làm việc nhóm.

Bài viết liên quan:  7 Bước quản lý hợp đồng hiệu quả

Không chỉ có phân công, bàn giao công việc qua tin nhắn, quản lý nên tạo lịch họp cố định mỗi tuần bằng video call để tối ưu hóa hoạt động giao tiếp. Những cuộc họp như vậy sẽ giải đáp mọi vướng mắc công việc của mọi người trực tiếp, nhận xét đánh giá hiệu quả hoạt động khách quan hơn và tránh được sự bất đồng quan điểm khi nhắn tin với nhau.

Chế độ tiền lương và phụ cấp

Khi dịch bệnh ập đến, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, buộc họ phải cắt giảm nhân sự, giảm tiền lương. Tuy nhiên, vấn đề này có được pháp luật quy định, nên doanh nghiệp phải tuân thủ những điều pháp luật đề ra để khi cắt giảm lương nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích người lao động. Theo điều 31 của Bộ Luật Lao động 2012, doanh nghiệp được thuyên chuyển công việc của nhân viên với mức lương bằng 85% mức lương cũ (khi lương mới thấp hơn lương cũ) từ tháng thứ 2. Và theo khoản 3 Điều 98, doanh nghiệp ngừng việc do dịch bệnh sẽ thỏa thuận mức tiền lương với nhân viên nhưng không thấp hơn bản vùng.

Bên cạnh các vấn đề về tiền lương, doanh nghiệp nên tạo ra các khoản trợ cấp cho nhân viên trong mùa dịch, chia sẻ gánh nặng tài chính với họ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Khiến nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, san sẻ từ đó nhân viên sẽ hình thành nên tâm lý muốn cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ thực hiện 3 tại chỗ

Sản xuất, cách ly và ăn nghỉ tại chỗ là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp đang trong vùng dịch. Đây được xem là biện pháp an toàn, tránh lây lan tới mức tối đa. Trong thời gian qua, cũng có khá nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện 3 tại chỗ, tạo chỗ ăn ở và sinh hoạt cho nhân viên ngay tại công ty vừa đảm bảo tiến độ công việc lại phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Bài viết liên quan:  10 Điều Cơ Bản Cần Biết Về RPA

Thực hiện 3 tại chỗ doanh nghiệp ngoài sắp xếp nơi sinh hoạt cho nhân viên, còn phải lên kế hoạch test nhanh Covid thường xuyên, chuẩn bị quần áo bảo hộ, xịt phun khử khuẩn, lắp đặt khu tiêm Vaccine. Tùy vào khả năng của từng doanh nghiệp có thể trợ cấp tiền mặt cho nhân viên hoặc không. Tuy thực hiện 3 tại chỗ sẽ khá tốn kém, nhưng đây được xem như việc “lùi một bước để tiến hai bước”, là cách làm hiệu quả để nhanh chóng quay lại hoạt động động bình thường như trước dịch nên doanh nghiệp hãy vững tâm, kiên trì cùng cả nước quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Dịch bệnh Covid 19 có ảnh hưởng nặng nề lên mọi mặt của đời sống. Việc gia tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp sẽ giúp từng bước xây dựng “ lá chắn” chống dịch hiệu quả. Kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhân thức phòng chống dịch bệnh, chủ động đăng ký tiêm Vaccine là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp trụ vững trong mùa dịch và có thể sớm bình thường hóa hoạt động làm việc trong thời kỳ mới. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với SmartOSC DX qua số: (+84) 24 710 8 1222. Hoặc Follow SmartOSC DX để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY