Covid-19 Tạo “Bước Nhảy” Dài Cho Chuyển Đổi Số Trong Y Tế

Hiện, thế giới đang đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có độ an toàn, làm tốt y tế cộng đồng trong chiến dịch phòng và chống, điều trị COVID 19 ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi dịch bệnh hoành hành. 

Cùng với đó, trong đại dịch lần việc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế lại được diễn ra mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hàng loạt ứng dụng công nghệ được triển khai nhanh chóng và mang tính sâu rộng nhằm phục vụ y tế như: khai báo y tế cộng đồng NCOVI, truy vết nguồn lây lan của Covid 19 (Bluezone), nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), và các trang tin tức, ứng dụng sức khỏe Việt Nam; cổng thông tin dịch vụ tư vấn trực tuyến của ngành Y tế, khám chữa bệnh qua hệ thống internet…

Chuyển đổi số trong y tế là xu thế tất yếu

Theo lời ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trường Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế, cùng sự ra đời của nền tảng số mang ý nghĩa to lớn và đặc biệt hết sức quan trọng về công tác “chống dịch như chống giặc”, ngoài ra, còn là giải pháp giúp sàng lọc không tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh Covid – 19, đồng thời qua đó cũng giúp cho những bệnh viện nhanh chóng thiết lập kênh hỗ trợ tự vấn khám chữa bệnh cho người dân. Bệnh viện không cần có sẵn đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin vẫn có thể điều hành và duy trì. 

Lợi ích của nền tảng chuyển đổi số này sẽ giúp cho ngành y tế triển khai mang tính đồng loạt hệ thống khám chữa bệnh từ xa cho hàng nghìn bệnh viện và những cơ sở y tế mà không cần phải biết bắt đầu từ đâu, vì thế có ý nghĩa trong việc thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, giúp cho quá trình nâng cao chuyên môn của bệnh viện. 

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Trong Tuyển Dụng & Quản Trị Nhân Sự

Cũng theo ông Nguyễn Trường Nam cho hay, ngành y tế đang cật lực triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu cho y tế toàn dân, theo đó mỗi người dân sẽ có một mã định danh y tế đây được gọi là hồ sơ ý tế số. Điều này có thể giúp người dân dễ dàng đăng ký thăm khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào. 

Tuy nhiên, vấn đề này nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu y tế cá nhân nhưng vẫn là rào cản lớn khi triển khai y tế thông minh cho toàn doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý. 

Số hóa y tế còn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Trường Nam cũng thừa nhận rằng, y tế là lĩnh vực có đặc thù riêng khi kho dữ liệu khổng lồ, bởi mỗi người dân đều là một tệp dữ liệu trong kho dữ liệu chung của ngành y tế. Việc đảm bảo an toàn về tính bảo mật của kho dữ liệu chung này đã được sử dụng cho toàn bộ hệ thống về y tế trong cả nước là điều không hề dễ dàng gì, nhất là khi chưa có hành lang pháp lý nào có thể thừa nhận rõ ràng về chia sẻ cơ sở dữ liệu. 

Ông Đặng Thanh Hùng, Trưởng phòng Công nghệ thông tin của Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP HCM đã có chia sẻ: “Mỗi ngày bệnh viện khám chữa bệnh cho khoảng 8.000 – 10.000 lượt bệnh nhân. Cùng với đó, dữ liệu y tế này đối với bệnh nhân rất lớn, bệnh viện buộc phải thuê ngoài trong lĩnh vực lưu trữ số hóa dữ liệu do khối kỹ thuật của viện lớn không thể nào phụ trách hết được”.

Bài viết liên quan:  Hướng Dẫn Tường Tận Quy Trình Chuyển Đổi Số Giúp Doanh Nghiệp Vượt Qua Thách Thức Và Tìm Kiếm Thời Cơ

Ngoài ra, việc quản lý về mặt thời gian, lịch khám chữa bệnh chưa hợp lý, dẫn tới việc người bệnh phải tập trung đi khám vào buổi sáng, khiến cho bác sĩ quá tải, dẫn tới nhiều điểm sai sót không đáng có khi người bệnh thì phải chờ đợi quá lâu. 

Việc quản lý về hồ  sơ bệnh nhân cũng chưa thành hệ thống, không liên thông giữa bệnh viện cùng khối trung ương, giữa trung ương và địa phương, thậm chí là hồ sơ khám bệnh bị cắt nát, lưu giữ ở nhiều cơ sở y tế khác nhau dẫn tới kết quả khám nghiệm chưa đồng nhất. 

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Nguyên, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ y tế số Med-On cho rằng, tất cả những khó khăn này của ngành y tế, công nghệ đều đã được giải quyết. 

“Tất cả những mặt hạn chế, khó khăn trong vấn đề chuyển đổi số ngành y tế hiện nay thì công nghệ, doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam hoàn toàn có khả năng giải quyết được. Thế nhưng, đối với bản thân của các đơn vị y tế không muốn hoặc không làm. Muốn được đẩy mạnh chuyển đổi số cho ngành y tế, rất cần sự ra tay mạnh hơn nữa của “nhạc trưởng” là Bộ Y tế, ông Nguyên đã nhấn mạnh. 

Theo tầm nhìn của việc chuyển đổi số trong ngành y tế tới năm 2023 là khi ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các loại hình hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nên nền y tế thông minh cùng ba loại nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh cùng quản trị y tế thông minh. 

Bài viết liên quan:  Quy Trình Để Bắt Đầu Chuyển Đổi Số Trong Sale Và Marketing Doanh Nghiệp

Trên đây là những chia sẻ về Covid 19 tạo bước nhảy dài cho chuyển đổi số trong ngành y tế được SmartOSC DX tổng hợp và chia sẻ thông quan bài viết này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn biết được và hiểu được chuyển đổi số của ngành y tế và những chuyển biến mới của ngành tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY