Agile Là Gì? Tổng Quan Về Phương Pháp Phát Triển Phần Mềm Agile

Các công ty công nghệ ngày nay đều đã áp dụng phương pháp Agile vào việc phát triển phần mềm. Nếu bạn là một nhà phát triển phần mềm đang tìm hiểu Agile là gì và lợi ích mà Agile mang lại thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy tìm hiểu cũng SmartOSC DX qua bài viết dưới đây nhé!

Agile là gì?

Agile được đưa ra và năm 2001 bởi 17 chuyên gia công nghệ đã viết ra những nguyên lý cho việc quản lý dự án theo phương pháp Agile. Agile được định nghĩa là một phương pháp phát triển phần mềm giúp đưa sản phẩm cuối đến tay người dùng nhanh nhất và ít lỗi nhất. 

Với các phương pháp truyền thống, việc đưa ra sản phẩm cuối cùng sau khi hoàn thành hết các khâu đến tay khách hàng sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn với phương pháp Agile. Với Agile, cả nhóm sẽ hoàn thành từng phần nhỏ một và đưa đến tay khách hàng nhiều lần nhằm đánh giá kết quả và đưa ra những thay đổi phù hợp để tiếp tục từng bước hoàn thành sản phẩm hoàn thiện. 

Bạn đã hiểu rõ được Agile là gì. Vậy vai trò của Agile đối với doanh nghiệp là như thế nào?

Các vai trò quan trọng trong phương pháp Agile là gì 

Một quy trình phát triển phần mềm Agile thường bắt đầu với việc xác định rõ nhu cầu của người dùng và những tài liệu về cơ hội, rủi ro và giá trị sẽ được thực thi. Một Product Owner sẽ ghi nhận hướng đi và những công việc trong team phải hoàn thành. Những vai trò quan trọng trong một team Agile bao gồm:

Người dùng (User)

Quy trình Agile luôn đặt người dùng hay khách hàng làm trọng tâm. Những thành viên team Agile sẽ phải hình dung chân dung khách hàng để chia nhỏ các mục tiêu công việc phù hợp với từng nhu cầu và hành vi khách hàng. 

Product Owner

Quy trình phát triển phần mềm Agile sẽ làm việc trực tiếp với người đại diện cho khách hàng. Sẽ có một vị trí Product Owner chịu trách nhiệm tìm hiểu insight khách hàng, ý tưởng và phản hồi để tạo ra tầm nhìn của sản phẩm. 

Khi làm việc với development team, Product Owner chia nhỏ tầm nhìn của sản phẩm ra thành những câu chuyện được xâu chuỗi nhằm trả lời những câu hỏi ai là người dùng mục tiêu, những vấn đề mà sản phẩm có thể giải quyết, tại sao giải pháp này quan trọng với họ và những tiêu chí nào cho giải pháp này. 

Team phát triển phần mềm 

Với quy trình Agile, nhóm phát triển sẽ có những trách nhiệm với các quy trình truyền thống. Tập hợp các thành viên trong team phải đảm bảo đáp ứng các kỹ năng làm việc phù hợp. Để hoàn thiện toàn bộ phần mềm, các thành viên trong nhóm phải luôn hợp tác, trao đổi thường xuyên để đảm bảo vị trí phù hợp với những công việc họ đang làm. 

Trong team Development, ngoài các kỹ sư phát triển phần mềm còn có thể có thêm những vị trí khác như kỹ sư đảm bảo chất lượng, designer, chuyên gia analyst tùy thuộc vào tính chất của dự án. 

Ưu điểm của phương pháp Agile là gì 

Có rất nhiều Agile Framework được sáng tạo và đưa vào các dự án phát triển thực tế. Có thể kể đến những framework phổ biến như Scrum hay Kanban. Các phương pháp này đều có chung những ưu điểm như loại bỏ rủi ro của dự án, gia tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong team, hiểu rõ được mục tiêu và cung cấp các giải pháp nhanh chóng. 

Bài viết liên quan:  Điểm Danh 4 Phương Pháp Quản Lý Kho Hàng Hiệu Quả

Vậy ưu điểm của Agile là gì? Dưới đây là 4 ưu điểm khi áp dụng phương pháp Agile vào team phát triển phần mềm:  

Nhanh hơn trong sản phẩm và chia nhỏ hơn đầu công việc

Các phương pháp phát triển phần mềm truyền thống dựa trên các giai đoạn như phác thảo yêu cầu, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, testing và phân phối đến tay khách hàng. Với phương pháp Agile thì ngược lại, Agile quản lý nhóm làm việc cho ra đời một sản phẩm bằng các phiên ngắn trong vài tuần đến tay khách hàng rồi mới hoàn thiện toàn bộ sản phẩm trong vài tháng. 

Giao tiếp linh hoạt nội bộ 

Khi đã hiểu khái niệm Agile là gì, các Agile team sẽ làm việc cùng nhau ở mọi giai đoạn của dự án thông qua các cuộc họp face to face. Sự hợp tác và giao tiếp thường xuyên sẽ đảm bảo quy trình đi đúng hướng kể cả khi thay đổi các yêu cầu từ khách hàng. 

Luôn luôn nhận phản hồi từ khách hàng

Thay vì đợi đến khi sản phẩm đến tay khách hàng rồi mới nhận được phản hồi. Phương pháp Agile sẽ theo dõi sự phát triển của sản phẩm và nhận phản hồi liên tục từ phía khách hàng hay người dùng để cùng đưa ra phương án xử lý tiếp theo. 

Gia tăng độ tin cậy

Các Agile team và nhân viên sẽ có khả năng tự tổ chức thay vì làm theo các quy định quản lý từ cấp trên. Từng thành viên đều hiểu được mục tiêu và sẽ tự vạch ra con đường riêng để hoàn thành công việc của mình. 

Nhược điểm của phương pháp Agile là gì

Khó xác định deadline

Việc khó xác định được thời gian rõ ràng việc bàn giao sản phẩm cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng đến việc lên kế hoạch dự án. 

Khó khăn trong việc đào tạo nhân viên sử dụng Agile là gì

Phương pháp Agile thay đổi theo nhiều phiên bản khác nhau nên việc tìm ra tài liệu hướng dẫn cũng sẽ khó khăn. Đây là phương pháp khá phức tạp hơn các phương pháp truyền thống nên việc đào tạo nhân viên hiểu được Agile là gì cũng sẽ tốn nhiều thời gian ở giai đoạn đầu tiên. 

Yêu cầu sự hợp tác liên tục từ phía khách hàng

Tính chất của phương pháp Agile là tương tác hai chiều với khách hàng nên sự cam kết về thời gian tham gia các cuộc họp trao đổi là điều cần thiết.

Kết luận

Agile là một trong nhiều phương pháp quản lý dự án đang được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Với những lợi ích mà Agile mang lại trong việc phát triển phần mềm nhanh chóng và hoàn hảo đến tay khách hàng, việc tìm hiểu Agile là gì và áp dụng nó đến doanh nghiệp của bạn sẽ là điều cần thiết.  SmartOSC DX luôn đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên con đường tối ưu hóa và hợp lý hóa quản trị doanh nghiệp. Truy cập trang blog của chúng tôi hàng ngày để biết thêm những kiến thức hữu ích qua các bài phân tích chuyên sâu và cập nhật mới nhất!

Bài viết liên quan:  Top 6 Phần Mềm Quản Trị Doanh Nghiệp Được Tin Dùng Trong Năm 2022




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY