Các Báo Cáo Mà Sales Team Cần Có

Để nắm được tình hình kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp, cấp quản lý thường yêu cầu các loại báo cáo sales một cách chính xác. Từ những số liệu của các báo cáo được đưa ra, cấp quản lý sẽ có những chiến lược định hướng phù hợp để phát triển kinh doanh. Vậy có những loại báo cáo sales nào và ý nghĩa của từng loại báo cáo? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của SmartOSC DX.

Tại sao doanh nghiệp cần báo cáo sales

Quản lý bán hàng cho một doanh nghiệp không chỉ là việc đo lường tổng số doanh thu theo tuần, tháng hoặc quý. Một doanh nghiệp muốn có doanh số tốt cần phải nắm được quy trình bán hàng, quản lý nhân viên, địa điểm giao dịch… 

Tại sao doanh nghiệp cần báo cáo sales
Một báo cáo sales sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về quy trình của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp

Một báo cáo sales sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về quy trình của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp. Đó là quá trình theo dõi thông tin ở mọi khâu trong doanh nghiệp, nhằm dự đoán được những điểm mạnh yếu, xác định những vị trí cần cải thiện kết quả. Khi một nhà quản lý hiểu những nguyên nhân đứng sau các kết quả sales đạt được, họ sẽ biết chính xác mình cần phải làm gì để thúc đẩy doanh số bán hàng và tiếp tục duy trì trong tương lai. 

Báo cáo sales doanh số

Một bản báo cáo sales doanh số sẽ tóm tắt về tình hình tổng quan doanh số của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. 

Báo cáo sales doanh số
Bản báo cáo sales doanh số sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể để đánh giá năng lực đội ngũ bán hàng

Công thức tính doanh số chính là bằng giá bán sản phẩm/dịch vụ nhân với số lượng bán ra. Một báo cáo doanh số bán hàng sẽ cho biết chi tiết các con số về giá vốn, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận gộp, thuế… Từ một bản báo cáo sales doanh số sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể để đánh giá năng lực đội ngũ bán hàng, chiến lược giá cả, kênh phân phối, sản phẩm… Từ đó bạn có thể nắm được tình hình hiện tại, chỉnh sửa và đưa ra các chiến lược phát triển tiếp theo. 

Báo cáo sales theo từng sản phẩm 

Sau khi đã có được một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần đi sâu hơn một chút để phân tích xem doanh thu của từng sản phẩm để biết được sản phẩm nào đang bán chạy và sản phẩm nào chưa tốt. Nếu một sản phẩm đang có doanh thu tốt thì bạn có thể tập trung đẩy mạnh số lượng cũng như quảng bá. Còn những sản phẩm bán chậm cần có những chương trình khuyến mãi phù hợp. 

Báo cáo sales theo từng khách hàng

Tương tự với sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, báo cáo doanh thu trên từng khách hàng sẽ giúp bạn nhận diện những khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành với thương hiệu. Với những khách hàng chưa có nhu cầu hoặc chưa biết đến bạn, những chiến dịch quảng cáo với ưu đãi hấp dẫn sẽ phù hợp. Còn những khách hàng VIP hoặc trung thành với bạn, các chương trình tri ân khách hàng hoặc thẻ hội viên sẽ giữ chân họ lâu hơn với thương hiệu của bạn.

Báo cáo sales theo từng khách hàng
 Báo cáo doanh thu trên từng khách hàng sẽ giúp bạn nhận diện những khách hàng tiềm năng

Báo cáo theo dõi năng lực nhân viên

Những nhân viên chăm sóc khách hàng là những người trực tiếp tạo ra các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những nhân viên sales sẽ trực tiếp tạo ra doanh số bán hàng. Việc theo dõi và đánh giá năng lực của những nhân viên này sẽ giúp bạn giám sát và kiểm tra được hiệu quả của các kế hoạch đề ra. Từ đó, cấp quản lý có thể đưa ra thêm những quy trình khai thác tốt hơn hiệu quả của nguồn nhân lực. 

Những trở ngại khi lập một báo cáo sales

Trong một doanh nghiệp, các kế toán viên có chuyên môn mới có thể lập được một báo cáo bán hàng hoàn chỉnh. Những khó khăn mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi làm báo cáo sales như có nhiều mặt hàng, sai số, thiếu nhân lực, không cập nhật liên tục công việc phát sinh, các thao tác thủ công truyền thống gây mất thời gian… 

Bài viết liên quan:  Vì Sao RPA Là Từ Khoá Công Nghệ Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất Năm 2022

Ngày nay một báo cáo sales có thể được thực hiện một cách nhanh chóng nhờ vào các phần mềm bên thứ ba. Một báo cáo sales thường được hệ thống xử lý nhanh chóng và chính xác. Các doanh nghiệp hiện đại sẽ tích hợp những hệ thống phần mềm kết hợp giữa các phần mềm chăm sóc khách hàng CRM để phân tích bán hàng một cách trực quan nhất. 

Những trở ngại khi lập một báo cáo sales
Các phần mềm hiện đại giúp tạo ra các báo cáo sales nhanh chóng và chính xác

Lấy ví dụ về phần mềm phân tích bán hàng chuyên sâu Zoho Analytics trên thị trường. Zoho Analytics có thể kết hợp với ứng dụng CRM để phân tích bán hàng, doanh số, khách hàng tiềm năng, dự báo doanh số và xác định các cơ hội trong quy trình bán hàng… 

Bài viết đã đưa ra cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về các loại báo cáo sales trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tạo lập và phân tích các báo cáo sales để có thể đánh giá tình hình kinh doanh và đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý nhất. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY