Những Cách Cân Đối Ngân Sách Cho Doanh Nghiệp

Ngân sách chính là nguồn sống giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển. Việc sử dụng cũng như cân đối ngân sách là bài toán không dễ đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những cách và phương pháp giúp bạn cân đối ngân sách tốt và mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu ngay những phương pháp sau đây.

Tầm quan trọng của việc cân đối ngân sách cho doanh nghiệp

  • Cân đối ngân sách giúp bạn có cái nhìn tổng thể về chi phí khi tạo lập doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp qua từng giai đoạn và sử dụng ngân sách cho tương lai một cách hợp lý
  • Xác định được giữa thu và chi, đâu là thời điểm cần hòa vốn và sinh lời để giúp công ty trụ vững trong thời gian gần, thời gian xa
  • Xác định được những thay đổi khi doanh nghiệp gặp phải những khó khăn và nguồn vốn có thể cân đối được trong thời gian bao lâu
  • Hỗ trợ vay vốn kinh doanh khi cần và thực hiện vay vốn dựa vào nguồn ngân sách đã cân đối trước đó

Vậy, có những cách nào để cân đối ngân sách cho một doanh nghiệp?

Thu thập thông tin tài chính doanh nghiệp

Cách đầu tiên trong việc cân đối ngân sách cho doanh nghiệp chính là việc thu thập thông tin tài chính một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Để cân đối chúng, bạn cần dự toán được tất cả chi phí cũng như doanh thu mang về trong tương lai. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đã có những bước đi sẵn trước đây, là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm thì hãy xem xét và đánh giá báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Sau khi đã xem báo cáo, bạn hãy liệt kê ra các chi phí cố định, bắt buộc phải chi trả của công ty theo từng giai đoạn và sử dụng những con số đó để dự đoán cho doanh thu và lãi ròng công ty nhận về cho năm tiếp theo.

Bài viết liên quan:  7 Lý Do Khiến Khách Hàng Rời Bỏ Thương Hiệu Của Bạn

Nếu doanh nghiệp bạn còn mới và chưa có được báo cáo thống kê nguồn chi và vốn, bạn cần tiến hành nghiên cứu và thu thập những dữ liệu tài chính của các công ty tương đồng về quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động. Việc làm này giúp bạn đưa ra được những con số cụ thể và gần chính xác thay vì đoán mò sẽ dẫn đến việc cân đối ngân sách không hợp lý.

Thúc đẩy doanh thu

Đối với vai trò một nhà quản trị doanh nghiệp, bạn hãy đặt ra những câu hỏi về việc cân đối ngân sách cho công ty mình, cụ thể như sau: 

  • Mức doanh thu bạn kỳ vọng trong vòng 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm là bao nhiêu?
  • Doanh số từng ngành hàng sẽ được phân chia như thế nào, đây là sản phẩm chủ chốt giúp bạn đứng vững trên thị trường, và thu hút nguồn đầu tư
  • Các khoản vay doanh nghiệp còn tồn động bạn chưa giải quyết được?
  • Doanh nghiệp sẽ tiếp tục vay vốn hay tái đầu tư các hạng mục khác

Là một nhà quản trị, bạn phải tự đưa ra câu hỏi và trả lời cho những câu hỏi khó đó để giúp bạn nắm rõ được tình hình tài chính chung của công ty. Khi giải quyết được những câu hỏi hóc búa, chắc chắn bài toán về việc thúc đẩy doanh thu không còn quá khó khăn với bạn. Và việc cân đối ngân sách không ở đâu xa, đó chính là việc không ngừng cải thiện doanh số để tăng nguồn quỹ tài chính cho công ty.

Lập danh sách chi phí cố định 

Cũng giống như việc cân đối dòng tiền cá nhân, thay vì bản thân có những chi phí cố định như tiền nhà, tiền sinh hoạt phí, tiền điện nước thì doanh nghiệp cũng như vậy, và con số chi phí cũng lớn hơn nhiều. Những khoản phí cố định mà doanh nghiệp phải trả có thể kể đến như sau:

  • Chi phí mặt bằng, thuê văn phòng, trang thiết bị 
  • Các khoản lương và phúc lợi cho nhân viên
  • Thanh toán các khoản vay
  • Bảo hiểm doanh nghiệp
  • Chi phí marketing bao gồm chạy quảng cáo, chi phí thuê gian hàng trên sàn thương mại điện tử, chi phí thiết kế in ấn…
Bài viết liên quan:  7 Cách Tăng Sự Gắn Kết Thành Viên Trong Team Mọi Leader Cần Biết

Có rất nhiều chi phí cố định mà một doanh nghiệp buộc phải chi trả, nếu muốn cân đối ngân sách tốt, bạn phải lập được một danh sách cụ thể và chính xác mới giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về nguồn vốn.

Các chi phí thay đổi và phát sinh

Một doanh nghiệp phát triển không chỉ có chi phí cố định mà còn phải kèm theo những khoản phí phát sinh, song song với đó là các khoản cố định sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu và thị trường. 

  • Chi phí đi lại,  vận chuyển, giao hàng
  • Các khoản phí bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị
  • Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp
  • Chi phí đào tạo và giáo dục cho cán bộ nhân viên
  • Chế độ thưởng cho nhân viên khi đạt thành tích tốt

Ngoài những khoản phí phát sinh còn rất nhiều khoản phí khác có thể bạn chưa dự trù được ngay, vì vậy hãy học hỏi các doanh nghiệp khác có cùng mô hình với bạn để rút kinh nghiệm và giảm thiểu những chi phí ngoài dự tính này. Giúp doanh nghiệp bạn chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn hợp lý và tối ưu.

Sử dụng nguồn vốn theo kiểu cuốn chiếu, linh hoạt 

Một trong những phương pháp giúp bạn cân đối ngân sách tối ưu chính là việc sử dụng nguồn vốn linh hoạt nhất, thay vì các cách sử dụng truyền thống và cố định. Bạn có thể tiến hành sử dụng nguồn vốn hiện tại thu được từ doanh số bán hàng sử dụng cho kỳ tiếp theo, cũng là một cách để giúp bạn giảm áp lực cho nguồn tài chính. 

Bài viết liên quan:  Xây Dựng Quy Trình Đánh Giá Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể kêu gọi nguồn vốn cho công ty, giúp công ty tiếp tục cuốn chiếu được dòng tiền, không ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh chung.


Cân đối ngân sách cho doanh nghiệp là một vấn đề khó, cần có những quyết định và phương pháp hiệu quả bởi tài chính sẽ quyết định sự sống còn cho một nhãn hiệu, một công ty. Với những cách cân đối ngân sách mà SmartOSC DX kể trên, hi vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bạn giữ vững được tiềm lực tài chính và bức phá trong tương lai.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY