Các Bước Chuyển Đổi Số

“Cú hích” để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt trong thời điểm hiện tại có thể trụ vững và phát triển trong thời kỳ dịch Covid này sẽ chỉ có chuyển đổi số. Điều này, doanh nghiệp nào cũng rõ, nhưng họ lại chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này nên nó vẫn chỉ là kế hoạch nằm trên giấy. Để giải quyết khó khăn đó, SmartOSC DX sẽ chia sẻ với bạn đọc các bước chuyển đổi số căn bản nhất để bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể tham khảo, ứng dụng.

3 Nhân tố có tác động mạnh mẽ quyết định sự thành công trong chuyển đổi số doanh nghiệp.

Có thể nói, 3 yếu tố này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, đó là sự liên hệ giữa công nghệ – chiến lược – con người. Chỉ cần thiếu một trong ba điều này chắc chắn hoạt động chuyển đổi số sẽ khó thành công. 

Trong thời đại mà internet phủ sóng toàn cầu, việc làm chủ công nghệ là điều hết sức cần thiết với doanh nghiệp. Bởi, công nghệ sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy nhanh tiến trình sản xuất, tối ưu năng suất lao động, hay đem lại nguồn khách hàng dồi dào… Hơn thế nữa, công nghệ còn đóng vai trò chủ đạo giúp doanh nghiệp tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Sở hữu nhiều phần mềm kỹ thuật, công nghệ hiện đại không thể thiếu các chiến lược. Chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, tạo ra hoạt động chuyển đổi phù hợp nhất. Tuy nhiên, chiến lược được tạo phải phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, doanh nghiệp không thể áp dụng những chiến lược kiểu truyền thống vào thời đại công nghệ số bây giờ.

Bên cạnh 2 yếu tố là công nghệ và chiến lược thì con người vấn luôn nắm vai trò chủ đạo.  Phải bắt đầu từ những nhà lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi, thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phải hiểu biết về công nghệ, nắm bắt các xu hướng của thời đại và đào tạo cho nhân viên các kiến thức chuyển đổi số để họ có thể nhanh chóng thích ứng.

Các bước trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Các bước trong hoạt động chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp sẽ bao gồm 5 bước quan trọng sau đây.

Bước 1: Khảo sát, kiểm tra tình hình hoạt động thực tế tại doanh nghiệp

Chuyển đổi số là quá trình lâu dài và gian nan mà nó sẽ gắn liền với doanh nghiệp suốt cả quá trình kinh doanh chứ không dừng lại. Để không bị tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian thì việc khảo sát, kiểm tra tình hình thực tế của doanh nghiệp để xác định hướng đi, kết quả cần đạt được khi chuyển đổi số là cực kỳ cần thiết.

Hãy rà soát toàn bộ hoạt động làm việc tại từng bộ phận, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề mà doanh nghiệp cần thay đổi khi chuyển đổi số. Tuy nhiên, không nên sa đà vào một vấn đề nào đó quá nhiều, nhà lãnh đạo cần giải quyết chúng cùng lúc với nhau thì khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mạng lưới đồng bộ toàn doanh nghiệp.

Thông thường, đối với doanh nghiệp mới thành lập, tiềm lực kinh tế chưa cao, kinh nghiệm về chuyển đổi số chưa có sẽ hay vướng phải vấn đề lựa chọn các nền tảng công nghệ không phù hợp dẫn đến khó khăn cho hoạt động quản lý sau này và cũng gây ra nhiều phiền toái trong việc đo lường hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tham khảo bộ phần mềm quản lý cho doanh nghiệp chuyển đổi số của nhà cung cấp SmartOSC DX – nơi đã tạo ra nhiều phần mềm công nghệ giúp hàng nghìn doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên toàn thế giới.

Tóm lại, khởi đầu cho quá trình chuyển đổi số lâu dài sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần suy xét, đưa ra những quyết định chính xác và cẩn trọng, tìm hiểu kỹ doanh nghiệp cần gì, khách hàng cần gì để ứng dụng công nghệ hợp lý.

Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sau khi đã vẽ ra bức tranh tổng quan về hướng đi, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ sẵn sàng của mình cho chuyển đổi số thông qua hai yếu tố quan trọng bậc nhất là con người và dữ liệu.

Bài viết liên quan:  Chỉ Dẫn Các Giải Pháp Công Nghệ Theo Lộ Trình Chuyển Đổi Số Theo Hướng Dẫn Mới Nhất 2021

Về con người: Như đã nói đến trong 3 nhân tố quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số như trên, thì con người hay nói cách khác là các lãnh đạo và nhân viên cần đồng lòng, có thay đổi tích cực trong tư duy và tầm nhìn để có thể cùng nhau tạo ra sự khác biệt khi chuyển đổi số. 

Về dữ liệu: Đây sẽ là yếu tố tạo nên sự chênh lệch thứ bậc rõ rệt giữa doanh nghiệp với đối thủ. Vậy nên, hãy phân tích, thu thập thật nhiều dữ liệu có ích và khai thác chúng nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Đừng quên, cần phải quan tâm đến dữ liệu của đối tác chiến lược để có cái nhìn tổng quan cho cả quá trình chuyển đổi, các hoạt động kinh doanh diễn ra khi chuyển đổi số để tránh có cái nhìn chủ quan gây ra nhiều sai sót không đáng có.

Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thấy mình ở đâu, có bao nhiêu phần trăm sẵn sàng chuyển đổi sau khi phân tích, đánh giá kỹ càng hai yếu tố trên.

Bước 3: Rà soát lại các quy trình, đưa ra các thay đổi nếu cần

Nhà lãnh đạo không cần phải là người am hiểu về công nghệ, nhưng phải là người có thể tạo ra chiến lược dài hạn, ngắn hạn cho doanh nghiệp trong việc vận hành hoạt động nói chung và trong chu trình hoạt động chuyển đổi số nói riêng. Nên lên kế hoạch rà soát toàn bộ quy trình từ cao xuống thấp để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Hãy tận dụng thời gian số hóa trong giai đoạn đầu của chuyển đổi để khắc phục các vấn đề tồn tại nhằm tối ưu chuyển đổi. Thêm vào đó, khi đánh giá cần số liệu cụ thể, không nên nhìn phần bề nổi mà đưa ra những kết luận chóng vánh.

Bước 4: Chọn lựa giải pháp tối ưu và phù hợp nhất cho doanh nghiệp

Lựa chọn giải pháp là công đoạn hết sức quan trọng. Nếu 3 bước trên doanh nghiệp thực hiện chỉn chu, kỹ càng thì đến bước này sẽ trở nên dễ dàng. Bởi bạn đã hiểu rõ hoạt động doanh nghiệp mình, hiểu rõ về sản phẩm, về đối tượng khách hàng mà mình đang phục vụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chú ý tìm hiểu những giải pháp có chi phí phải chăng và thực sự cần thiết, phù hợp để có thể duy trì quá trình chuyển đổi số lâu dài hiệu quả. Không phải cứ có giá thành cao ngất ngưởng là phần mềm đó sẽ phù hợp với doanh nghiệp.

Bước 5: Nuôi dưỡng sự cam kết thực hiện chuyển đổi số trong toàn bộ doanh nghiệp

Tạo dựng niềm tin, văn hóa doanh nghiệp sẽ là sức mạnh tinh thần tác động lớn đến hiệu quả của hoạt động chuyển đổi số.  Nhiều doanh nghiệp đã từng coi thường việc nuôi dưỡng sự cam kết thực hiện chuyển đổi số mà phải trả cái giá đắt khi đang chuyển đổi mà nội bộ không đồng thuận phải bỏ dở giữa chừng. Một văn hóa doanh nghiệp có sự tôn trọng, nêu cao tinh thần tiếp nhận cái mới đào thải sự lạc hậu luôn là động lực to lớn giúp chuyển đổi số nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Là Gì? Các Bước Chuyển Đổi Số Của Doanh Nghiệp 2021

Chuyển đổi số luôn là quá trình đầy khó khăn nhưng thành quả nó mang lại thì cực kỳ xứng đáng. Nên, các doanh nghiệp hãy chuẩn bị thật kỹ càng, phân tích kỹ lưỡng doanh nghiệp, thị trường để những bước đi trong quy trình chuyển đổi số được đúng hướng, mang lại hiệu quả cao. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với SmartOSC DX qua số  (+84) 24 710 8 1222  để được tư vấn trực tiếp.

Đăng ký sử dụng các phần mềm cần thiết cho chuyển đổi số tại đây.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY