Các Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Thành Công

Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với một tổ chức có quy mô lớn tập hợp nhiều con người có trình độ văn hóa cao, với mức độ nhận thức đòi hỏi sự chuyên nghiệp thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong môi trường làm việc hết sức quan trọng. 

Cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong việc “săn lùng” các ứng viên, nhân sự giỏi đầu quân cho công ty mình, bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải luôn đầu tư trong công tác nội bộ nhất là xây dựng văn hóa. Vậy, các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công bao gồm những gì, hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu ngay.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự logic tổng thể và chuyên nghiệp ở từng khâu. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, định hướng phát triển sẽ xây dựng theo những phong cách riêng biệt. Tuy nhiên, dù định hướng ra sao, thì văn hóa doanh nghiệp muốn hoàn chỉnh vẫn phải dựa trên những bước cơ bản chung.

Bước 1: Tìm hiểu chiến lược phát triển công ty trong tương lai

Trong bất cứ chuyển biến nào trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, bắt buộc bạn phải nắm rõ chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai của công ty mình. Và nếu chiến lược cần phải thay đổi để tương thích với thời đại, doanh nghiệp bạn cũng nên “chuyển mình” và vạch rõ các vấn đề liên quan trong việc thay đổi phải thực hiện. 

Tuy nhiên, dù ở trong giai đoạn nào đi nữa, thì việc lấy khách hàng làm trung tâm vẫn nên là ưu tiên hàng đầu. Kinh doanh thuận lợi hay thất bại thì chủ yếu dựa vào những hành vi, thái độ, tác phong của doanh nghiệp đối với thượng khách của mình. Chiến lược có tốt đến đâu, cũng cần lấy khách hàng là trung tâm, là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển.

Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi doanh nghiệp muốn hướng tới

Trong một quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thì giá trị cốt lõi sẽ là thước đo thành bại của doanh nghiệp đó. Một giá trị cần được củng cố theo thời gian, bạn cần xác định phương hướng kinh doanh của công ty mình và giá trị cốt lõi để sau này 5 năm, hay 10 năm sau, những giá trị này vẫn giúp công ty trụ vững giữa thời đại. Đó là sợi chỉ xuyên suốt, đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp

Cũng giống như giá trị cốt lõi, xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp hết sức quan trọng, chúng góp phần hoàn thiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Có được tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp có được bức tranh lý tưởng trong tương lai và dẫn dắt định hướng văn hóa công ty.

Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xem xét những yếu tố nào sẽ giữ lại và thay đổi

Sau khi đã có đầy đủ giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp trong tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thì đây là lúc bạn cần đánh giá văn hóa hiện tại ở công ty của bạn. Đừng ngần ngại đưa ra những nhận xét khách quan về ưu điểm và nhược điểm, từ đó giúp bạn xem xét được yếu tố nào cần đào thải, thay đổi và đâu là văn hóa nên giữ lại, phát triển.

Đây là việc làm khó khăn đối với bộ máy còn mới chưa có kinh nghiệm, vậy nên hãy học hỏi các doanh nghiệp có hình thức giống bạn, để xem đâu là văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và học hỏi, cải tiến cho tổ chức mình.

Bước 5: Cân bằng giữa những gì doanh nghiệp hiện có và và sẽ đạt được

Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy cần chọn lọc và cân bằng giữa những gì doanh nghiệp đã làm tốt và sẽ cần đạt được những giá trị gì. Không nhất thiết phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp mới là một điều tốt, mà hãy thay đổi khi thật sự cần sự thay đổi. Và cân nhắc việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp quá nhanh chóng sẽ dễ dẫn đến việc sốc văn hóa đối với nhân sự trong công ty.

Bước 6: Làm rõ vai trò của lãnh đạo trong quá trình phát triển văn hóa

Lãnh đạo hay còn gọi là người mũi nhọn trong công tác quản lý và xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Đối với việc xây dựng ban đầu, hãy làm rõ và nhấn mạnh vai trò của người tiên phong ở vị trí lãnh đạo. Việc làm này giúp cho nhân sự cấp dưới có được những phương hướng đúng đắn, người lãnh đạo là người giúp họ đề xuất những ý tưởng tuyệt vời và truyền lửa để họ hiện thức hóa chúng.

Bài viết liên quan:  5 Khó khăn thường gặp phải với khách hàng tại các nhà hàng

Lãnh đạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bá văn hóa doanh nghiệp, giúp cho nhân viên hiểu đủ, hiểu đúng về những hướng đi, tầm vóc của công ty trong tương lai.

Bước 7: Thiết lập hệ thống khen thưởng, xử phạt

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không thể thiếu việc khen thưởng hay xử phạt các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt và tệ. Hệ thống này phải được thiết kế hợp lý, phù hợp với từng quy mô của công ty. Điều này sẽ giúp tạo động lực to lớn cho nhân viên thực hiện sứ mệnh của mình tốt nhất, công việc cũng từ đó “công tư phân minh”, những ai tạo ra năng suất cao sẽ được hưởng nhiều chính sách hấp dẫn.

Hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một hoạt động tổng thể với kế hoạch dài hạn chứ không phải trong thời gian ngắn. Vì vậy với mỗi doanh nghiệp, hãy luôn đặt ra mục tiêu và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp theo mỗi thời kỳ, giai đoạn phù hợp với nền kinh tế. 

Vai trò của việc xây dựng văn hóa không chỉ giúp “trồng người” mà còn thực hiện việc giữ người giỏi gắn bó lâu dài với công ty, phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài cho doanh nghiệp. 


SmartOSC DX hy vọng thông qua những chia sẻ bổ ích trên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan trong quá trình xây dựng chiến lược văn hóa cho tổ chức của mình.

Bài viết liên quan:  4 Cách Tối Ưu Mạng Xã Hội Để Thu Hút Thêm Nhiều Khách Hàng




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY