Các Kiểu Nhân Viên Thường Gặp Trong 1 Doanh Nghiệp

Với mỗi người, tùy vào môi trường phát triển, điều kiện sống và nhiều yếu tố tạo thành tính cách của một con người. Vì thế, trong bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng sẽ có nhiều kiểu nhân viên khác nhau, vì xã hội được tạo thành từ nhiều cá thể riêng biệt. Sự đa dạng và phong phú này có thể có lợi, cũng có thể có hại cho doanh nghiệp bạn. 

Thế nên bạn cần nắm rõ tính cách nhân viên trong doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả hơn. Hiện nay, trong công ty bạn có bao nhiêu kiểu nhân viên và đâu là cách nhận biết họ? Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Nhân viên cạnh tranh

Có một kiểu nhân viên phổ biến trong doanh nghiệp đó chính là kiểu người thích cạnh tranh và muốn được cạnh tranh. Đặc biệt, đối với những người làm công việc bán hàng thì tính cách cạnh tranh sẽ giúp họ thúc đẩy công việc với tiến độ nhanh nhất, nâng cao năng suất làm việc. 

Kiểu nhân viên cạnh tranh sẽ nắm rõ được thế mạnh của họ nằm ở đâu, và “giải phóng” thế mạnh đó cho công việc hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, nếu trong công ty của bạn có nhiều hơn 30% nhân viên dạng này, thì rất có khả năng khả năng làm việc đội nhóm của doanh nghiệp bạn kém hiệu quả. Người cạnh tranh họ sẽ thích tư duy và làm việc một mình để chứng tỏ năng lực một cách quyết liệt. Chính vì điều đó, đôi khi họ sẽ dễ xa rời tổ chức, không phối hợp nhịp nhàng với đội nhóm.

Bài viết liên quan:  5 Câu Hỏi Sales Team Cần Tránh Khi Trao Đổi Với Khách Hàng

Khi bạn tuyển “trúng” kiểu nhân viên này, đừng e ngại từ chối mà hãy khéo léo giữ họ bên cạnh và giúp họ hiểu ra được lợi ích của làm việc đội nhóm, và nếu vẫn giữ thái độ làm việc độc lập mang tính cạnh tranh gay gắt, thì bạn sẽ sẵn sàng loại bỏ họ.

Nhân viên trì hoãn

Ngoài kiểu nhân viên cạnh tranh như trên, còn có một dạng nhân viên làm việc luôn trong trạng thái trì hoãn. Đặc trưng của nhân viên này là có thể sẵn sàng nhận nhiều công việc nhưng khi bắt đầu tiến trình lại luôn ở trạng thái trì hoãn. Thay vì công việc được giao cho người khác sẽ hoàn thành từ 1-2 ngày, còn khi bạn giao cho họ sẽ kéo dài “lê thê” đến 3-4 ngày hoặc không thời hạn. 

Giải pháp cho bạn khi gặp kiểu nhân viên này chính là hãy chỉ định deadline cụ thể ngay sau khi họ nhận task công việc. Thay vì để họ đề xuất, hãy đặt thời gian chính xác mà bạn cảm thấy thời lượng đủ để hoàn thành chúng xuất sắc.

Nhân viên cảm xúc

Có một dạng thành viên trong mọi công ty luôn tồn tại đó chính là kiểu nhân viên cảm xúc. Đây là kiểu nhân viên dễ dàng dùng cảm xúc của mình để đối xử với đồng nghiệp, đó có thể là cảm xúc tiêu cực, hay cảm xúc tích cực. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, việc dùng cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến “không khí” làm việc. 

Hơn nữa việc sử dụng cảm xúc để ứng biến trong mọi tình huống sẽ xem là cảm tính, cuộc sống đời thực khác với phim ảnh, hãy thực tế để cuộc sống trở nên logic hơn. Khi tiếp xúc với kiểu nhân viên này đủ lâu, bạn sẽ thấy vô cùng nặng nề và khó chịu, vì họ xử lý công việc không khách quan và rõ ràng mà đơn thuần chỉ bằng cảm xúc.

Nhân viên lý trí và logic

Đối lập hoàn toàn với kiểu nhân viên cảm xúc, trong công ty cũng sẽ có nhân viên thiên hướng lý trí, sống và làm việc logic hơn. Mặt lợi đối với nhân viên này sẽ giúp cho công việc của họ được sắp xếp hoàn hảo và tính toán chính xác. 

Bài viết liên quan:  Customer Retention Là Gì? 7 Chiến Lược Vàng Giữ Chân Khách Hàng

Tuy nhiên, các vấn đề trong cuộc sống thì luôn tồn tại hai mặt đối lập, nếu nhân viên của bạn có quá nhiều người lý trí và logic, mà doanh nghiệp bạn không đặc thù các lĩnh vực IT, kế toán, xây dựng thì sẽ thiếu tính liên kết trong một công ty. Nghĩa là, nếu công ty bạn bộ phận bán hàng quá lý trí, mà không pha lẫn một chút cảm xúc để thuyết phục khách hàng thì khó có được kết quả doanh số tốt.

Kiểu nhân viên cảm xúc và lý trí nhìn thì có vẻ đối lập nhau, nhưng một người lãnh đạo giỏi là người biết hài hòa và đào tạo ra những nhân viên xuất chúng. Có thể họ lúc này chưa hoàn thiện, hãy tạo điều kiện và cho họ tiếp xúc với nhau để học hỏi những điều tốt của nhau và cùng xây dựng công ty.

Nhân viên chăm chỉ

Kiểu nhân viên chăm chỉ đa phần đều “được lòng” các cấp lãnh đạo bởi quan niệm “cần cù bù thông minh”. Họ là những người làm việc hết mình, dành toàn tâm toàn ý cho công việc, đôi khi giành cả công việc của người khác vì mong muốn đạt kết quả tốt nhất. Bạn dễ dàng nhận biết họ qua việc thường đến công ty từ rất sớm và bắt tay vào công việc ngay với tư thế sẵn sàng được nhận việc.

Nhân viên tài năng

Nhóm những kiểu nhân viên tài năng chính là người được mong đợi nhất ở mọi công ty, mọi lĩnh vực khác nhau. Họ nắm giữ sự thông minh và một chút “cái tài” của chính mình để làm việc. Một số ngành đặc thù cần kiểu nhân viên này như: thiết kế, đồ họa, stylist, sáng tạo…Trong mỗi người có một tiềm năng riêng tùy thuộc vào người cấp trên khai thác để đạt hiệu suất công việc.

Bài viết liên quan:  7 Cách Tăng Sự Gắn Kết Thành Viên Trong Team Mọi Leader Cần Biết

Nhìn chung hai kiểu nhân viên chăm chỉ và tài năng sẽ là trợ thủ đắc lực cho mọi người lãnh đạo, một người sẽ giúp bạn thực hiện công việc hết mình, một người sẽ giúp bạn sáng tạo công việc tốt nhất.


Với 6 kiểu nhân viên trên, SmartOSC DX đã chỉ ra cho bạn cách nhận biết nhóm người đó và cả những giải pháp khi gặp dạng người tiêu cực. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ nhân viên hiện có cho doanh nghiệp mình từ đó có công tác quản lý và phát triển tối ưu.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY