Chuyển Đổi Số – Cuộc Chiến “Sống Còn” Của Ngành Ngân Hàng

Năm 2021 được dự báo là năm bùng nổ về vấn đề chuyển đổi số, sẽ có rất nhiều chuyển biến tích cực bên trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu suất thông qua quá trình tự động hóa các nền tảng gắn kết nối. Cùng SmartOSC DX tìm hiểu thêm về chuyển đổi số  – cuộc chiến “sống còn”của ngành ngân hàng thông qua bài viết dưới đây. 

Cùng với đó là chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” của Chính phủ khi nêu rõ, một trong những lĩnh vực có sự tác động xã hội, liên quan tới cuộc sống hàng ngày của người dân, cần được ưu tiên chuyển đổi số trước tiên là ngành tài chính – ngân hàng. 

Chuyển đổi số – xu hướng tất yếu

Chuyển đổi số cho ngân hàng là việc tích hợp số hóa cũng như công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này sẽ cho phép tạo mới hoặc sửa đổi quy trình kinh doanh, văn hóa và cả sự trải nghiệm khách hàng hiện có với mục đích đáp ứng yêu cầu thay đổi của thị trường cùng mong muốn thay đổi của khách hàng. 

Chuyển đổi số sẽ giúp cho ngân hàng tiết kiệm được không ít chi phí, hợp lý hóa quy trình hoạt động. Sự tích hợp này có thể mang tới sự trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách hàng, tiếp cận dễ dàng và biết cách thu hút khách tiềm năng hơn. 

Trong bối cảnh kinh tế số được phát triển, lĩnh vực ngân hàng số đã trở thành định hướng tập trung với mục đích tạo ra các dịch vụ mới và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho ngành ngân hàng. Xu hướng này đã được củng cố rõ ràng hơn khi thanh toán điện tử được đẩy mạnh trong những năm qua, tạo nên làn sóng thúc đẩy phát triển nền tảng ngân hàng số ở Việt Nam. 

Theo lời giải thích của PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá – Bộ Tài chính đã cho rằng số hóa là xu thế tất yếu, được xem là cuộc chiến “sống còn” của ngành ngân hàng trong bối cảnh đại dịch COVID 19, đã phần nào góp phần cộng hưởng, đẩy nhanh quá trình này. 

Theo đó ông cũng nhấn mạnh, cùng với sự phát triển của kỹ thuật số đã và đang được thay đổi trong nền kinh tế của thị trường toàn cầu với sự tăng trưởng tốc độ chóng mặt. Các ngân hàng và tổ chức tài chính cần phải chuyển đổi số nhằm tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng nhất với chi phí cực rẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ, cá nhân hóa những trải nghiệm của người tiêu dùng, đổi mới và thích ứng với vấn đề chuyển đổi số ngân hàng. 

Theo thống kê vào những năm gần đây, có tới 95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng và dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 30% tổ chức đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số, tích hợp chiến lược phát triển kinh doanh công nghệ thông tin. Và trong đó, 42% tổ chức chức đã xây dựng thành công chiến lược chuyển đổi số. 

Về lợi ích của việc chuyển đổi số trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, có 82,5% ngân hàng kỳ vọng rằng sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất là 10%; 58,1% ngân hàng kỳ vọng trên 60% khách hàng sử dụng kênh số, 44,4% ngân hàng kỹ vọng tăng tỷ lệ khách hàng đạt mức trên 50%.

Bài viết liên quan:  Làm Sao Để Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp?

Chuyển đổi số mạnh mẽ nhất đối với nhóm ngân hàng thương mại có vốn của nhà nước. Trong đó, đối với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ra mắt ứng dụng ngân hàng số Digibank, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng hát động chiến dịch chuyển đổi số BIDV Digi up, công bố nhiều dự án chuyển đổi số. 

Thách thức hạ tầng, rủi ro về bảo mật

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, rất nhiều chuyên gia đều nhận thấy ngân hàng cũng đã gặp phải không ít thách thức. 

Trước hết, xét về khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn chỉnh, trở thành tâm điểm nghẽn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số mà cụ thể là các vướng mắc trong luật giao dịch điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử trong các giao dịch của ngân hàng. Bên cạnh đó, là những hạn chế về cơ sở hạ tầng, liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng khi đồng bộ số, tập trung, chuẩn bị kỹ thuật kết nối, chuẩn dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung, hạ tầng an ninh và mang tính bảo mật.  

Ngoài ra, cùng với sự tham gia của các công ty công nghệ tài chính trong hợp tác ngân hàng, đặt ra những vấn đề lớn như: an ninh an toàn, bảo mật thông tin khách hàng… 

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Trong Quản Trị Nhân Lực

Cùng với xu hướng gia tăng phạm tội công nghệ cao với nhiều thủ đoạn mới và ngày thêm tinh vi. Cụ thể, rủi ro lộ OTP, rủi ro từ người thân, rủi ro tài khoản giả mạo, mua bán dùng chứng minh thư để mở tài khoản. Khi khách hàng bị lừa tiền, tiền chuyển tới rát nhanh thông qua các tài khoản giả mạo. 

Điều này sẽ dẫn tới không định danh người thực hiện giao dịch, khó khăn hơn trong quá trình điều tra thu hồi tiền cho khách. Không có nền tảng công nghệ nào mang tính tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Vì thế, bên cung cấp dịch vụ không ngừng được nâng cấp, nâng cao tính an toàn, chắc chắn của hệ thống. Đặc biệt, phải có những kịch bản nhằm xử lý những sự cố có thể xảy ra bất ngờ.

Do đó, ngân hàng cần phải đầu tư đầy đủ công nghệ, hệ thống nhằm bảo mật theo chuẩn mực của thế giới. Song song với đó, ý thức và tinh thần của khách hàng cũng cần phải nâng cao khi  dịch vụ ngân hàng số.

 Lời kết

Trên đây là những thông tin mà SmartOSC DX đã tổng hợp giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển đổi số – cuộc chiến “sống còn” của ngành ngân hàng. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm, song chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị uy tín, lên kế hoạch cho doanh nghiệp trước khi bắt tay vào chuyển đổi số. Rất mong được đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong thời gian sắp tới và tiến xa hơn trong tương lai, góp mặt trong nền thị trường toàn cầu vươn xa cùng thế giới.  




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY