Khái Niệm Và Các Bước Chuyển Đổi Số Trong Ngành Giáo Dục

Chuyển đổi số là cụm từ có thể được nghe nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Chuyển đổi số có mặt ở khắp mọi nơi, tuy nhiên chuyển đổi số trong ngành giáo dục đang còn là khái niệm mới và lạ lẫm đối với rất nhiều người. Đây được xem là phương thức đào tạo mới mẻ và phù hợp với thời đại công nghệ. Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu kỹ hơn về phương thức này thông qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm chuyển đổi số

Chuyển đổi số với tên gọi tiếng Anh là Digital Transformation, viết tắt là DT là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của nền công nghệ kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. 

Khái niệm này được ra đời khá lâu khi bùng nổ mạnh mẽ internet, mô tả hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và mang tính toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp. Điều này được nói đến ở nhiều khía cạnh như việc cung ứng, sản xuất, hợp tác hay mối quan hệ với khách hàng. Thậm chí là tạo nên những doanh nghiệp mới và cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. 

Việc chuyển đổi số không chỉ tác động tới những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn có thể tác động tới những đối tượng khác xoay quanh như khách hàng, đối tác hay nguồn nhân lực, kênh phân phối… 

Cùng với việc tác động khá toàn diện này vào đời sống hiện nay, khái niệm chuyển đổi số vẫn thường hay bị nhầm lẫn bởi những khái niệm khác như số hóa và ứng dụng số hóa (Digitalization). 

Xu hướng chuyển đổi số cho ngành giáo dục

Thế nào là chuyển đổi số ngành giáo dục?

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình khi áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào bên trong việc giảng dạy. Sự đổi mới này với mục đích nhằm đáp ứng học tập ngày càng gia tăng của học sinh và sinh viên. Đồng thời, qua đó thúc đẩy hiệu quả các phương pháp dạy học của giáo viên và cả giảng viên. 

Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra cho học sinh một môi trường học tập mang tính kết nối. Đây là hệ sinh thái nhằm tích hợp giữa công nghệ và cả dịch vụ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật số. Nhờ đó, người dạy và người học sẽ cùng nhau trải nghiệm quá trình hợp tác, tương tác và cá nhân hóa. 

Đối với cách thức học tập này tuy có nhiều điểm mới lạ song lại vô cùng hiệu quả trong bối cảnh xã hội bùng nổ bởi đại dịch COVID 19 hiện nay. Thời buổi công nghệ 4.0 và sự bùng phát của đại dịch ròng rã suốt năm 2020 tới giờ. Chuyển đổi số đã mở ra kỷ nguyên mới trong quá trình giảng dạy thời đại mới. 

Bài viết liên quan:  Cẩm nang CĐS #4: Điều Các Doanh Nghiệp Cần Không Chỉ Là Phần Mềm - Mà Là Giải Pháp Chuyển Đổi Số "May Đo" Cho Riêng Họ

Có thể nói, giáo dục là lĩnh vực đặc biệt quan tâm nhất và đai đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chính. Quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục là yếu tố mang tính quan trọng, không chỉ với ngành giáo dục mà còn ảnh hưởng rất lớn tới xã hội trước mắt và mang tính lâu dài. 

Chuyển đổi số ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục dựa vào điều kiện nào?

Quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục được dựa vào nền tảng công nghệ quốc gia. Đặc biệt, đối với nền tảng được thống nhất trong mọi hệ thống giáo dục. Điều này sẽ giúp cho tất cả mọi người từ giáo viên cho tới học sinh, sinh viên hay những chuyên qua trong lĩnh vực đào tạo được tham gia và trải nghiệm. 

Ngoài ra, yếu tố nhân lực chính là điều kiện cần tiếp theo phục vụ cho việc chuyển đổi số của ngành giáo dục. Thế nên, những trường Đại học cần tăng cường đào tạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên về mảng công nghệ. Thậm chí, nên mở rộng thêm hệ đào tạo tài năng mới nhất. 

Khó khăn gặp phải khi chuyển đổi số ngành giáo dục

  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị, dịch vụ, đường truyền internet… còn nhiều mặt hạn chế
  • Mở rộng và phát triển kho học liệu của ngành đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực gồm người và của. 
  • Chưa có kế hoạch cụ thể và đồng bộ tại mọi cấp khi thực hiện
  • Thường phát sinh nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tới mặt thời gian, lãng phí công sức cũng như tiền của. 

4 bước chuyển đổi số ngành giáo dục

Bước 1. Chuyển đổi số tự phát

Trường học đã có một số giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện và có những sản phẩm dạy học trực tuyến. Những giáo viên này đã có thể thành tạo tổ chức một số nội dung/hoạt động học trực tuyến thông qua mạng internet; biết phối hợp nhiều công cụ công nghệ thông tin nhằm xây dựng bài giảng và triển khai các khóa dạy học nhằm tương tác với học sinh và phụ huynh khi không thể trực tiếp dạy trên lớp. 

Qua đó, đối với trường học ở mức độ này, cán bộ quản lý nhà trường cũng đã cảm nhận được rõ những giáo viên đó là những nhân tố quan trọng của nhà trường, vì thế cần có ngay biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển và nhân rộng. Kế hoạch chuyển đổi số của nhà trường cần phải được xây dựng nhằm linh hoạt xoay quanh trung tâm nhân tố này. 

Bước 2. Chuyển đổi số cơ bản

Nhà trường có kế hoạch năm học, phân công chi tiết việc triển khai dạy học qua mạng, giao chỉ tiêu cho tổ bộ môn và giáo viên xây dựng bài giảng/đề thi trực tuyến một số nội dung của một số môn học trong chương trình; thực hiện dạy học qua mạng đan xen với dạy học trên lớp trong suốt năm; đã tổ chức thi định kỳ trên máy tính ít nhất 01 lần mỗi năm đối với mỗi môn học có nội dung dạy trực tuyến; có kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng nội bộ tại công việc kết hợp mời chuyên gia tập huấn để nâng cao chất lượng và số lượng giáo viên có năng lực thực hiện dạy học qua mạng; hình thành kho bài giảng/đề thi dưới dạng danh sách liên kết được bố trí thành một phân trang trên website của trường.

Bài viết liên quan:  Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tốc chuyển đổi số để nâng cao cạnh tranh

Ở mức độ này, sẽ đánh dấu vào cuộc chủ động và tìm kiếm mạnh mẽ của cán bộ quản lý nhà trường và năng lực tổng thể dành cho đội ngũ giáo viên được nâng lên cùng với nhân tố tồn tại ở nhiều môn học hiện nay hay hoạt động giáo dục, Kế hoạch chuyển đổi ở giai đoạn này thường được tập trung ở sự hoàn thiện sản phẩm hiện đang có, tăng cường cơ sở hạ tầng và tiếp tục đào tạo nhân rộng trong đội ngũ này. 

Bước 3. Chuyển đổi số toàn phần

Nhà trường cần đề ra kế hoạch dành cho năm học, phân công một cách chi tiết về việc triển khai học qua mạng và toàn bộ môn học trong chương trình; thực hiện dạy học qua việc đan xen với dạy học trên lớp trong suốt nhiều năm; tổ chức kiểm tra thường xuyên trên máy tính và thông qua thiết bị di động; lập nên kế hoạch chi tiết về việc bồi dưỡng nội bộ tại công việc kết hợp mời chuyên qua tập huấn giúp nâng cao năng lực giáo viên thực hiện dạy qua mạng; kho bài giảng và đề thi là một module quan trọng hoặc hệ thống độc lập kết nối với website của trường, chứa đầy đủ nội dung về bài giảng trực tuyến và học liệu bổ sung. 100% học sinh buộc phải có thiết bị để học tập. 

Ở mức độ này khẳng định năng lực, chất lượng toàn diện của đội ngũ và cán bộ quản lý nhà trường; sự đầy đủ và chất lượng của cơ sở hạ tầng; phản ánh điều kiện và mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Kế hoạch chuyển đổi số của trường tập trung vào sự duy trì và nâng cao chất lượng thành quả hiện tại, đồng thời từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, năng lực giáo viên và trình độ quản lí.

 Bước 4. Trường học thông minh

Mọi giáo viên đều thành thục kỹ năng công nghệ, có năng lực ứng dụng sáng tạo; cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hiện đại được sử dụng hàng ngày; kho bài giảng và tư liệu dạy học đạt 100% (trừ những nội dung không thể số hóa); mọi dữ liệu/kết quả dạy học và hoạt động quản lý trong thực tiễn của nhà trường đều được điện tử hoá một cách khoa học; hệ thống có khả năng tích hợp, kết nối nhiều chiều.

Bài viết liên quan:  Nhìn lại những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và tìm ra lời giải cho bài toán số hóa năm 2023

Đây được xem là mức đánh dấu sự hoàn thiện về mọi mặt từ chất lượng đội ngũ sáng tạo đến cơ sở hạ tầng hiện đại. Áp dụng những thành tựu của trí tuệ nhân tạo khi xem xét tích hợp một cách hệ thống.

Trong mô hình chuyển đổi số trường học này cần được cụ thể hoá bởi một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp dựa trên những quy định hiện hành làm nền tảng và tầm nhìn về xu thế đổi mới của thời đại. Dựa vào việc quan sát chủ quan, phần lớn các trường đã đạt và tiệm cận.

  • Mức 1: Cùng với sự nỗ lực để nâng lên Mức 2 trong điều kiện hiện tại của đất nước ta là hoàn toàn khả thi, vừa sức đối với số lượng không nhỏ các trường học trên phạm vi toàn quốc. 
  • Mức 2: căn bản, toàn diện giáo dục trong những năm tới; là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu tỷ lệ lớn các trường đạt Mức 2 trở lên – tức là đã đạt được sự linh hoạt cơ bản đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học – sẽ không chỉ tạo động lực quan trọng để đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học mà còn tạo sự lan toả cho phần còn lại và ngành giáo dục sẽ ứng phó một cách chủ động với sự thay đổi nhanh và bất ngờ của thời đại.

Lời kết

Chuyển đổi số cho ngành giáo dục sẽ mang tới những bước tiến dài cho thế hệ mai sau, mang tới giá trị cốt lõi trong quá trình trồng người. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan tới chuyển đổi số ngành giáo dục đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi. SmartOSC DX luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi vấn đề liên quan tới phần mềm hiện đại mới, bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số với những bước tiến hoàn hảo.

SmartOSC DX là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin…, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp như: HRM, CRM, E-Office, Recruit, RPA. SmartOSC DX sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số, từ khảo sát/ phân tích bài toán; đưa ra giải pháp; “may đo” giải pháp để phù hợp với doanh nghiệp, triển khai, bảo trì, đào tạo.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY