Nên lựa chọn nhà phân phối hay đại lý trong kinh doanh

Trong quá trình sản phẩm từ công ty sản xuất được bán ra thị trường tới tay người dùng, không thể không thông qua các nhà phân phối. Vậy nhà phân phối là gì? Cách phân biệt nhà phân phối và đại lý như thế nào? Hãy cùng SmartOSC DX chúng tôi cùng tìm hiểu trong bài viết này. 

Khái niệm về nhà phân phối

Nhà phân phối là gì?

Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp cho việc kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và khách hàng. Có thể hiểu đại khái rằng nhà phân phối là đơn vị mua hàng từ công ty sản  xuất. Sau khi đã trữ hàng tại kho bán cho các đại lý và những nhà phân phối bán lẻ. 

Từ khái niệm về nhà phân phối là gì đã cho thấy vai trò của nhà phân phối rất quan trọng đối với những công ty, doanh nghiệp tham gia sản xuất. Đặc biệt là nhà phân phối cấp 1 có quyền cực lớn. Trong một số trường hợp nếu không được quản lý chặt, các nhà phân phối độc lập sẽ tự nâng giá bán. Thậm chí khi đã liên kết làm giá và nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng không thể can thiệp được. 

Hình thức phân phối hàng hóa của nhà doanh nghiệp

Về phần hình thức phân phối, sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sẽ đưa đến tận tay người tiêu dùng. Một phần còn lại là khi đã được kết hợp giữa hệ thống phân cấp 1 của doanh nghiệp sản xuất cùng với hệ thống trung gian và bán lẻ. 

Bài viết liên quan:  Giải Pháp Quản Trị Tổng Thể Nguồn Nhân Lực

Tuy nhiên, hình thức phân phối phổ biến nhất là doanh nghiệp bán hàng hóa cho hệ thống được phân phối. Và điều quan trọng lại không trực thuộc doanh nghiệp của mình. Đây cũng được xem là câu giải thích hợp lý cho câu hỏi ‘nhà phân phối là gì”.

Doanh nghiệp và những mong muốn từ nhà phân phối

  • Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước
  • Giá cả hợp lý với từng sản phẩm mà đơn vị đó cung cấp
  • Chiếm lĩnh thị phần
  • Trở thành nhà cung ứng được yêu thích nhất
  • Đầu tư phải có hiệu quả, mang lại lợi nhuận ổn định
  • Luôn luôn đề xuất mới về sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất và tung ra  thị trường đem tới doanh thu. 
  • Không bị chồng chéo bởi quyền lợi
  • Có hệ thống nhà phân phối độc quyền. 

Phân biệt nhà phân phối và đại lý

Nhà phân phối là gì và đại lý là hai tên gọi rất quen thuộc song hình thức kinh doanh của chúng lại khác nhau. Một điểm chung của hai loại hình thương mại này là nhà sản xuất không trực tiếp bán hàng do chính mình sản xuất đến người dùng mà thông qua các hệ thống kinh doanh mở để bán. 

Bài viết liên quan:  3 Chiến Lược Giúp Tối Ưu Tiềm Năng Chiến Dịch Email Marketing

Tuy phổ biến nhưng các doanh nghiệp vẫn thường có sự nhầm lẫn bởi hai loại hình kinh doanh này dẫn tới khi soạn thảo các hợp đồng cũng gây tranh cãi. 

NỘI DUNGNHÀ PHÂN PHỐIĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
Khái niệmNhà phân phối được hiểu là trung gian khi mua hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất để rồi bán cho nhà bán lẻ hoặc nhà sử dụng công nghiệp. Nhà phân phối cung cấp. bán ra sản phẩm trực tiếp người tiêu dùng hoặc quản lý nhiều đại lý. Đại lý thương mại được biết đến là hoạt động thương mại mà bên đó giao cho đại lý, được đại lý đó thỏa thuận việc nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý dành cho khách hàng để hưởng thù lao. 
Bên tham giaNhà phân phối không cần là thương nhânĐại lý là thương nhân
Đối tượngChỉ hàng hóaHàng hóa và Dịch vụ 
Bản chấtHình thức này mua đi bán lại. Bên phân phối sẽ mua hàng hóa của bên phân phối rồi bán cho người tiêu dùng. Không phải là hoạt động mua bán. Bên đại lý khi nhân danh mình mua hàng sẽ giao cho bên đại lý.
Xác định hàng hóaDo bản chất là hoạt động mua bán nên nhà phân phối sẽ  tự quyết định giá cả hàng hóa được bán ra. Bên giao đại lý sẽ ấn định về giá cho bên bán và hưởng giá trị hoa hồng hoặc chênh lệch dựa vào giá khi đã ấn định.
Kiểm soát rủi ro hàng hóaNhà phân phối sẽ tự chịu những  rủi ro về hàng hóa khi được giaoBên giao đại lý là chủ sở hữu lượng hàng hóa và phải chịu trách nhiệm cho việc bảo dưỡng đối với hàng hóa. 

Yếu tố lựa chọn nhà phân phối tốt

  • Lựa chọn nhà phân phối tốt: lựa chọn một nhà phân phối tốt, có uy tín lâu năm trên thị trường cần đảm bảo về các vấn đề về đổi trả, hàng chính hãng, thời gian giao nhận… Bạn cần lấy những thông tin nhà phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất nhằm bảo đảm lấy được hàng từ đơn vị chất lượng. 
  • Nhà phân phối chia sẻ thông tin: các nhãn hàng, thương hiệu hay công ty sản xuất thường xuyên chạy các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, ưu đãi chiết khấu, tích điểm đổi trả quà tặng, thưởng dành cho đơn vị tiêu thụ khi đủ số lượng. 
  • Minh bạch trong các chương trình khuyến mãi, marketing: lợi nhuận từ các chương trình rất lớn với những đơn hàng lớn. Nhà phân phối tốt cần có những chính sách, cách thức thông báo các chương trình marketing hiệu quả tới đơn vị tiêu thụ. 
  • Phân phối hàng hóa đa dạng: nên lựa chọn phân phối đa dạng hàng hóa để có thêm lựa chọn nhập hàng từ thương hiệu khác nhau. Bạn cần thương lượng về các vấn đề độc quyền khi cung cấp nhằm lấy được hàng hóa với giá cả tốt nhất. 
Bài viết liên quan:  Tính Năng Zoho Recruit - Phần Mềm Hỗ Trợ Tuyển Dụng Thông Minh

Trên đây là những thông tin cơ bản giải thích câu hỏi nhà phân phối là gì? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về việc lựa chọn nhà cung cấp để phân phối hay đại lý phù hợp.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY