Nhân Viên Nhiễm COVID-19: Doanh Nghiệp Cần Chuẩn Bị Những Gì?
COVID-19 là căn bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp và lây từ người sang người. Hiện nay dịch COVID-19 vẫn chưa có vắc xin chính xác có thể điều trị hẳn nên khả năng lây lan vẫn rất cao trong cộng đồng. Trong tình hình đó, nếu chẳng may trong doanh nghiệp bạn có nhân viên nhiễm COVID-19 thì cần phải làm gì để ứng phó và phòng ngừa các tình huống xấu xảy ra.
Doanh nghiệp có vai trò thế nào trong việc ứng phó dịch bệnh COVID-19
Doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra các phương án kế hoạch ứng phó và kiểm soát COVID-19 như cách ly giao tiếp tại nơi làm việc hoặc thay đổi ca làm việc để giảm thiểu việc tiếp xúc.
Chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm không được để lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng và tuân thủ mọi quy định của nhà nước khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Cân nhắc thêm từng mức độ nặng nhẹ, lây truyền của dịch bệnh tại cộng đồng trong công ty mà đưa ra các hình thức cách li hợp lý.
Những bước khả thi mà doanh nghiệp có thể triển khai chẳng hạn như :
- Lên một kế hoạch sát với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp
- Trò chuyện và lấy ý kiến đóng góp của nhân viên để có những thay đổi hợp lý
- Truyền tải liên tục thông tin quan trọng về COVID-19 cho mọi thành viên trong công ty
6 điều một doanh nghiệp cần làm để hạn chế nhân viên nhiễm COVID-19 và có phương án xử lý các tình huống cấp bách
1. Khuyến khích nhân viên nhiễm COVID-19 nên ở nhà
Để tránh lây lan cho doanh nghiệp và cộng đồng. Nên có những chính sách hợp lý và phổ biến cho toàn nhân viên về quy định không nên tới công ty nếu có biểu hiện hoặc bị nhiễm. Những chính sách nghỉ phép hoặc làm việc tại nhà có thể áp dụng cho những nhân viên có khả năng tiếp xúc với người bệnh hoặc vừa rời khỏi bệnh viện hay vùng dịch vì một lý do nào đó.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
2. Thường xuyên trao đổi với nhân viên để trấn an tinh thần
Hiểu được những lo ngại và đưa ra các biện pháp xử lý về tâm lý. Thêm vào đó là cung cấp các tài liệu giáo dục về sự nguy hiểm của dịch bệnh và tầm quan trọng của việc giữ gìn ý thức cộng đồng tránh lây lan ảnh hưởng đến toàn xã hội.
3. Cung cấp đầy đủ dụng cụ y tế tại nơi làm việc
Như khẩu trang, khử khuẩn tay, xà phòng tiệt trùng… Khuyến khích nhân viên thường xuyên vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với nhiều người khi đi ra ngoài. Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nơi làm việc, khử trùng những vật dụng hay phải tiếp xúc như tay nắm cửa, khu vực bếp, nhà vệ sinh công cộng,…
4. Triển khai các chính sách làm việc tại nhà
Thay đổi linh hoạt lịch làm việc hoặc họp qua video (nếu cần thiết) nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc giữa các nhân viên trong công ty.
5. Luôn phải có phương án triển khai hoặc diễn tập khi nhân viên nhiễm COVID-19
Nếu trong doanh nghiệp có nhân viên nhiễm COVID-19 khi làm việc. Việc đầu tiên là tách nhân viên đó ra và khoanh vùng những đồng nghiệp, khách hàng hoặc người thân trong gia đình dễ có nguy cơ cao trở thành F1. Thực hiện cách ly toàn doanh nghiệp theo đúng hướng dẫn của nhà nước.
6. Phân công trực tiếp người phụ trách
Hiện nay các công ty trên thế giới đều có những nhân viên được đào tạo để trở thành giám sát viên. Những người này thường có trách nhiệm phụ trách các vấn đề về COVID-19, kiểm soát khả năng nhiễm trùng, tìm người liên hệ khi có nhân viên nhiễm COVID-19, thông báo với cơ sở y tế gần nhất.
Doanh nghiệp nên lưu ý điều gì khi có nhân viên nhiễm COVID-19
Minh bạch về chính sách phúc lợi khi nhân viên phải làm việc tại nhà
Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều công ty lo ngại cho nhân viên làm việc từ xa cần phải điều chỉnh những chính sách phù hợp để giúp nhân viên thoải mái tiếp tục làm việc tại nhà mà không cần lên công ty.
Đa phần các công ty sẽ vẫn cho nhân viên hưởng phúc lợi gần như đầy đủ với khi làm việc trực tiếp tại văn phòng. Nhìn chung, các công ty nên ban hành các chính sách minh bạch và phổ biến lại cho mọi nhân viên.
Thay đổi các hoạt động của công ty phù hợp với tình hình xã hội
Tùy thuộc vào từng ngành nghề và tính chất công việc mà ban quản trị sẽ sắp xếp thay đổi lịch làm việc một cách hợp lý. Những ngành nghề liên quan đến bán lẻ, sản xuất hay sức khỏe thì không thể làm việc từ xa như những ngành công nghệ cao chỉ làm việc trên máy tính.
Bên cạnh đó, những cuộc họp hoặc sự kiện, hội nghị có thể hủy bỏ hoặc tổ chức trực tuyến.
Kết luận
COVID-19 đã lây lan ra toàn thế giới và khiến hàng ngàn người tử vong. Cuộc khủng hoảng trong xã hội này đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh giúp các công ty xem lại những sách lược ứng phó và bảo vệ nhân viên của họ. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhân viên nhiễm COVID-19 thì luôn phải có những kế hoạch khẩn cấp bảo vệ người lao động, khách hàng và cho cả cộng đồng.
Trên đây SmartOSC DX đã đưa ra 6 điều các doanh nghiệp cần làm trong trường hợp có nhân viên nhiễm COVID-19. Tuy đây là tình huống không ai mong đợi, nhưng chuẩn bị tinh thần và các phương án cho mọi trường hợp không bao giờ là thừa. Hy vọng các chủ doanh nghiệp đã có thêm kiến thức và thông tin để vững tâm lý, cùng nhau chiến thắng đại dịch COVID-19.
SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số
Để lại bình luận tại đây