Sự Kết Hợp Giữa Hai Bộ Phận Marketing Và Bán Hàng

Nếu bạn đang cho rằng bộ phận marketing (tiếp thị sản phẩm) và bộ phận Sales (Bán hàng) là một thì hẳn là bạn đã nhầm lẫn. Trong thực tế, còn có rất nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng marketing là bán hàng. Thậm chí còn có rất nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng nhân viên marketing nhưng lại phân công với nhiệm vụ tương đương như một salesman, hoặc ngược lại tuyển sales nhưng phải kiêm luôn marketing. 

Sự khác biệt về cách nhìn nhận này khá nhỏ nhưng chúng ta cần hiểu rõ hơn về mục đích, định hướng cũng như đưa ra phương án hoạt động nhằm giữ chân khách hàng. Vậy liệu sự khác nhau này kết hợp cùng nhau sẽ như thế nào? Cùng SmartOSC DX tìm hiểu xem sự kết hợp giữa hai bộ phận marketing và bán hàng có điểm gì nổi bật nhé!

Tổng quan sự khác biệt giữa marketing và bán hàng

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, marketing là làm thị trường, tác động chủ yếu vào người dùng, thực hiện tất cả hoạt động tiếp thị, quảng cáo khách hàng biết tới sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Còn sales là bộ phận bán hàng, bộ phận này sẽ tác động vào người bán hay khách hàng nhằm bán được nhiều hàng càng tốt thu về lợi nhuận tới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi đi vào sự kết hợp cùng chúng tôi xem nhiệm vụ của hai bộ phận này có gì khác biệt:

Mỗi bộ phận một nhiệm vụ

Người làm marketing không phải chờ tới khi sản phẩm ra mắt mới bắt đầu lên chiến lược. mà trước khi đưa vào sản xuất thì họ có thể xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng là mục tiêu, giá cả sau đó mới theo dõi quá trình sản xuất tức là giai đoạn biến ý tưởng thành một sản phẩm thực tế. 

Và sau khi đã hoàn thành sản phẩm bằng mọi nỗ lực và sáng tạo người làm thị trường có thể đưa sản phẩm tới tay của người tiêu dùng. Cùng với chương trình PR, khuyến mãi, tiếp thị nhằm đẩy mạnh liên tục, tung ra rầm rộ tới người tiêu dùng để họ đón nhận sản phẩm và thương hiệu của mình. 

Cùng với đó, nhiệm vụ cuối dành cho nhân viên bán hàng hay còn gọi là Sales. Họ thương lượng và tác nghiệp với khách hàng trong khoảng thời gian thực hiện doanh thu của công ty. Dựa vào chiến lược marketing đưa ra, nhân viên bán hàng sẽ vận dụng kỹ năng của bản thân để chiêu bài được nhiều hàng hóa và đem về doanh thu cho doanh nghiệp mình. 

Khác biệt về mục đích

Bộ phận Marketing nhằm thu hút tới chú ý của khách hàng về nhận diện thương hiệu và sản phẩm, nhãn hiệu. Hò thường là người dán quảng cáo, thông báo và làm ấn phẩm truyền thông… tập trung nhiều hơn vào truyền thông xã hội nhằm thu hút khách hàng. Hiện tại, nhận thức của doanh nghiệp về marketing ngày càng cao và tập trung nhiều hơn trong mảng này. 

Bài viết liên quan:  Điều Gì Làm Nên Sự Khác Biệt Trong Giải Pháp CRM Của SmartOSC DX?

Đối với bộ phận sales là người biến sự quan tâm khách hàng thành công trong hành động mua hàng thực tế. Có tới khoảng 35-50% doanh số bán hàng là công sức của nhà phân phối hoặc nhân viên bán hàng. Trong khi đó, 70% hoạt động mua được hoàn thành khi nhân viên bán hàng nhận thấy có sự triển vọng hơn, doanh số bán hàng được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên bán hàng. 

Khác biệt về vấn đề quan tâm

Trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất là sản phẩm theo chủ đích của doanh nghiệp. Còn Marketing lại trái ngược, tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sự tương phản giữa bán hàng và Marketing được nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman, một nhà Marketing nổi tiếng: “Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của nhà sản xuất, họ nói rằng “Đây là cái do tôi làm ra, sao bạn không vui lòng mua nó đi?” Còn trong thời đại thông tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: “Đây là cái tôi muốn, sao bạn không vui lòng sản xuất?” 

Vậy liệu hai bộ phận kết hợp thì sẽ ra sao?

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai bộ phận marketing và bán hàng trước những khác biệt 

Bằng việc ứng dụng hệ thống CRM nhằm hỗ trợ và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán hàng cùng bộ phận marketing, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng đội ngũ marketing sẽ nhận được sự phản hồi có tính xây dựng từ bộ phận bán hàng cùng chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng, đồng thời danh sách cũng sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hơn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết, CRM sẽ luôn cho phép theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng và thực hiện bằng phép đo. Bằng cách liên tục kiểm tra danh sách, đồng thời rà soát các mối quan hệ đối với khách hàng, nhân viên sẽ chủ động hơn trong việc phát hiện xu hướng mua sắm của khách hàng, chăm lo cho hoạt động marketing, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội bán hàng. 

Bài viết liên quan:  Tổng hợp những lưu ý khi thực hiện triển khai Phần mềm CRM cho doanh nghiệp

Ngoài ra, ngoài khả năng theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng, CRM luôn cho phép kiểm soát nguồn dữ liệu chiến lược về chiến dịch marketing và bán hàng. Ở bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có thể cập nhật thông tin không chỉ nói về tình trạng mới nhất về danh sách khách hàng tiềm năng, mà còn là thông tin về tỷ lệ khách hàng khi mua hàng cũng như doanh thu có được. Từ những phép đo này, doanh nghiệp đã có cơ sở phân tích, tìm ra phương pháp giúp cải thiện hơn hoạt động marketing và bán hàng, đưa ra điều chỉnh sao cho phù hợp và mang tính kịp thời cùng chiến dịch marketing hay chiến lược bán hàng, nâng cao kỹ năng bán hàng và kỹ năng phục vụ. 

Ngoài ra, hỗ trợ mà CRM mang tới là khả năng xác định những khách hàng tiềm năng hot nhất. Như đã đề cập, danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng sẽ giúp ích cho rất nhiều bộ phận bán hàng trong việc xác định mục tiêu theo đuổi. Tuy nhiên, phải tới 70% danh sách khách hàng tiềm năng không được bộ phận bán hàng khai thác, họ cho rằng chất lượng về danh sách đó còn khá kém, khách hàng tiềm năng đôi khi cũng chưa sẵn sàng để đưa ra quyết định mua bán. 

Để tránh làm lãng phí cơ hội kinh doanh, hệ thống CRM đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đánh giá về chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng một cách khách quan nhất. Điều này còn tùy vào tính chất, đặc điểm của từng nhóm khách hàng, hệ thống CRM giúp phân loại danh sách, xác định đúng với thứ tự ưu tiên, phân chia cơ hội bán hàng với từng nhóm hàng cụ thể. Việc phân chia này đều được đội ngũ bán hàng có phương pháp, hình thức bán hàng này có phù hợp, và do đó, cần đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Bởi vậy, sự tích hợp giữa hai giai đoạn marketing và bán hàng tạo tính chia sẻ thông tin cao nhất. 

Một ví dụ cho thấy hết sức đơn giản khi nhân viên bán hàng cảm thấy đặc điểm những khách hàng tiềm năng trong danh sách gửi họ không phù hợp, họ có thể đưa ra bất cứ lý do và chuyển lại danh sách này cho bộ phận marketing, yêu cầu về nhóm bán hàng sao  cho phù hợp hơn. Ngoài ra, trường hợp khách hàng có thể rất tiềm năng nhưng lại chưa sẵn sàng khi mua hàng tại thời điểm hiện tại, khi đó, thay vì bỏ lỡ cơ hội bán hàng, CRM sẽ cho phép lưu lại danh sách và bộ phận marketing có thêm thời gian để nghiên cứu, xây dựng lòng tin đối với đối tượng khách hàng ngay lúc này, thúc đẩy nhu cầu mua hàng cao hơn. 

Bài viết liên quan:  Nâng cao mức độ hài lòng và quay lại của khách hàng với phần mềm CRM

Như vậy, khi đã có một công cụ tốt và tính năng thiết thực trên, nhân viên sẽ làm việc cực kỳ hiệu quả hơn, nhằm rút ngắn chu kỳ bán hàng, cho phép theo dõi ROI của mỗi chiến dịch marketing. Và điều quan trọng hơn cả, có thể tìm ra phương pháp bán hàng cực kỳ hiệu quả, chủ động hơn trong thiết kế chiến dịch marketing đảm bảo thu về kết quả tốt hơn trong tương lai. 

Sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai bộ phận marketing và bán hàng đã cho ta thấy được tầm quan trọng khi sử dụng phần mềm quản lý khách hàng Zoho CRM. Bởi vậy, SmartOSC DX luôn là phần mềm đi đầu trong lĩnh vực này, khi có thể tích hợp những yêu cầu, tính năng đơn giản, thành thạo, dễ sử dụng và phù hợp với môi trường văn phòng hay văn hóa công ty/doanh nghiệp. Việc lựa chọn phần mềm CRM sẽ giúp cho bạn kết nối với khách hàng dễ dàng nhất mọi lúc mọi nơi. 

Việc tiếp cận khách hàng trên mọi kênh như: điện thoại, email, chat trực tiếp và mạng  xã hội. Bên cạnh đó, nhận thông báo theo dõi thời gian thực khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp của bạn. Ngoài  ra, việc đánh giá hiệu quả của việc giao tiếp khách hàng, xác định thời điểm và kênh tốt nhất giúp cho khả năng tiếp cận khách hàng được cao hơn. Bởi những điểm cộng này giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển hơn, đi đầu trong xu thế quản lý mới mà không bị lùi về sau đối với thế giới. 

Trên đây là những thông tin mà SmartOSC DX đã cập nhật để gửi tới bạn đọc những nội dung hữu ích nhất về sự kết hợp giữa hai bộ phận marketing và bán hàng. Hiện đã có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm, song để tìm cho đơn vị cung cấp cũng gây rất nhiều khó khăn. Đừng quên nhấc máy lên và gọi theo đường dây nóng tới những chuyên viên tư vấn hàng đầu của chúng tôi. Chúc doanh nghiệp thành công hơn nữa trên chặng đường của mình. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY