Thay Đổi Từ Mô Hình Truyền Thống Sang Mô Hình Doanh Nghiệp Số

Những năm gần đây, đặc biệt từ khi dịch Covid 19 xuất hiện, các doanh nghiệp nước ta đang phải thay đổi cách nhìn về thị trường số, tìm ra giải pháp để thích nghi với chúng. Giải pháp đó không gì khác là chuyển đổi số, nhưng để thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số vẫn luôn gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này SmartOSC DX sẽ chia sẻ các phương pháp chuyển đổi sang mô hình số cho bạn đọc cùng tham khảo.

Chuyển đổi số là gì?

Định nghĩa chung nhất của chuyển đổi số chính là hoạt động chuyển đổi mô hình quản trị và kinh doanh từ truyền thống sang mô hình có ứng dụng công nghệ số. Sử dụng các dạng phần mềm, nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi như: BigData, IoT, điện toán đám mây, Blockchain, các phần mềm quản lý doanh nghiệp (CRM, ERP….)…. Thông qua việc chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định, gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng trên nền tảng số với tốc độ cực cao.

Việc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp số, kinh doanh số đã là xu hướng trên toàn cầu, đối với các doanh nghiệp Việt cũng không ngoại lệ và nó đang dần trở thành mục tiêu chiến lược cực kỳ quan trọng của mọi doanh nghiệp.

Các bước thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số

Câu hỏi dành cho mọi doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi số luôn là kế hoạch là gì? Chiến lược nào phù hợp với doanh nghiệp? Trên chặng đường chuyển đổi số đó phải làm những gì?… Dưới đây là các bước mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện để từng bước tiến lên một doanh nghiệp số.

Tìm nền tảng

Đây là giai đoạn đầu cho việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn các nền tảng thật kỹ càng, tránh mất thời gian và chi phí đầu tư. Để chọn được nền tảng tương thích với hoạt động của doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần trả lời các câu hỏi như: Khách hàng trọng tâm mà doanh nghiệp hướng đến là ai? xu hướng, yêu cầu của thị trường tại thời điểm đó và tương lai gần là gì? Doanh nghiệp đã sở hữu những dữ liệu, chuyên môn gì trong lĩnh vực quản trị, kinh doanh? Tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp là gì?… Với những câu hỏi đó, nhà quản lý sẽ sàng lọc được những nền tảng cần thiết cho doanh nghiệp, biết đầu tư trọng tâm vào lĩnh vực quan trọng. Một khi mục đích đã rõ ràng, việc xây dựng nền tảng sẽ nhanh chóng và làm tiền đề cho các hoạt động chuyển đổi số về sau.

Xây dựng nền tảng dựa trên dữ liệu

Sau khi tìm được các nền tảng phù hợp, sẽ đến giai đoạn xây dựng nền tảng dựa trên dữ liệu nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp nhìn nhận, phân tích, sử dụng dữ liệu như thế nào. Xây dựng nền tảng dữ liệu phải dựa trên chiến lược phát triển cốt lõi và quy trình kinh doanh. Ứng dụng công nghệ số để tìm kiếm, tạo ra nguồn dữ liệu phong phú, đáp ứng yêu cầu công việc. Ưu tiên vai trò quản trị dữ liệu lâu dài đồng thời nhanh chóng tối ưu hóa dữ liệu toàn bộ doanh nghiệp để hoạt động chuyển đổi số diễn ra hiệu quả.

Kiến tạo để thay đổi

Kinh doanh sẽ là bộ phận cần thay đổi đầu tiên, vấn đề xây dựng quy mô, tính linh hoạt phải nhanh chóng gia tăng tốc độ để có thể vừa kiến tạo thay đổi mà vẫn duy trì, phát triển bình thường. Đồng thời, phải giúp toàn bộ doanh nghiệp làm quen, thích nghi với hoạt động thay đổi liên tục nhằm bắt kịp xu hướng thị trường và cả ngành công nghiệp. Thêm vào đó, phải liên kết được các bộ phận từ kinh doanh đến quản trị sản xuất và chuyển đổi số trên nền tảng cái cũ sẵn có dựa vào đó vừa thay đổi vời xác định được trạng thái của doanh nghiệp trong tương lai gần và xa. Ngoài ra, sử dụng đa đám mây hoặc đám mây lai trên nền công nghệ mã nguồn mở sẽ là lựa chọn thông minh cho các bước chuyển đổi về sau.

Thiết kế luồng công việc thông minh

Chuyển đổi số thành công không chỉ dựa vào các phần mềm công nghệ mà còn phải phụ thuộc vào con người, nhà lãnh đạo cần kết hợp hài hòa giữa trí tuệ nhân tạo với trí tuệ con người để tạo ra luồng công việc thông minh, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, khi sở hữu luồng công việc thông tin, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa các dịch vụ chăm sóc khách hàng, giúp không bị bỏ sót bất cứ khách hàng tiềm năng/trung thành nào. Thành công trong xây dựng luồng công việc còn hỗ trợ ban lãnh đạo tìm hiểu, đưa ra những giải pháp xử lý vấn đề nhanh chóng.

Nhanh chóng

Nhanh chóng là cụm từ cần thiết khi sử dụng để thay đổi mô hình truyền thống. Thực hiện các công việc có mục đích, tránh những hoạt động dư thừa, phá vỡ ranh giới giữa các phòng ban để nhanh chóng tạo ra nhiều hoạt động/sản phẩm làm hài lòng khách hàng. Sự linh hoạt trong chiến lược sẽ giúp việc chuyển đổi mô hình làm việc, văn hóa doanh nghiệp được diễn ra, tăng trưởng liên tục. Liên kết các phòng ban với nhau sẽ tạo ra một mạng lưới thông tin rộng lớn, có tính kết nối và có thể chia sẻ thông tin dễ dàng, cùng nhau hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng.

Trao quyền cho nhân viên

Chuyển đổi số có thành công hay không phần lớn nằm ở nhân lực của doanh nghiệp. Nâng cao kỹ năng nhân viên sẽ là một trong những hoạt động cần thiết khi chuyển đổi số, bởi họ chính là những người điều khiển, kết hợp cùng công nghệ số tạo ra sản phẩm. Tận dụng trí tuệ nhân tạo đánh giá, phân loại nhân viên sẽ dễ dàng thiết kế khóa học đào tạo cá nhân hóa phù hợp, khi trao quyền cho nhân viên cũng đúng người đúng việc. Đồng thời, phải thiết lập các chính sách khen thưởng tư duy học hỏi, trải nghiệm của nhân viên nhằm tạo ra ý thức thay đổi từ chính nguồn lực nội bộ và tạo động lực muốn thay đổi ở chính họ.

Nâng cao bảo mật

Nâng cao bảo mật không chỉ đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp mà còn tạo độ tin cậy vững chắc khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp. An ninh mạng sẽ là yếu tố quan trọng đánh giá tuổi thọ của nền tảng kinh doanh. Thay vì bảo mật bằng các phương pháp truyền thống thì công nghệ số đã mang lại nhiều giải pháp bảo mật tối tân, gia tăng tính chủ động đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp số.

Bài viết liên quan:  Cẩm nang CĐS #4: Điều Các Doanh Nghiệp Cần Không Chỉ Là Phần Mềm - Mà Là Giải Pháp Chuyển Đổi Số "May Đo" Cho Riêng Họ

Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp cần triển khai tất cả những bước trên cho tất cả bộ phận trong doanh nghiệp và ứng dụng các công nghệ bảo mật để chuyển đổi số có thể diễn ra đồng bộ. 

Thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số là điều không dễ dàng, bởi bản chất của người Việt là quen với cái cũ và khó chấp nhận cái mới. Nhưng nếu có hướng đi đúng, thì vấn để chuyển đổi sẽ trở nên đơn giản hơn. Bài viết trên là một trong những cách giúp doanh nghiệp phần nào tìm ra hướng đi đúng để chuyển đổi số. Nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ ngay với SmartOSC DX qua số: (+84) 24 710 8 1222  để được tư vấn. Hoặc follow SmartOSC DX để cập nhật các xu hướng quản trị doanh nghiệp 4.0 mới nhất.

Đăng ký nhận ưu đãi MIỄN PHÍ tư vấn và 05 user accounts tại: https://dx.smartosc.com/uu-dai-chuyen-doi-so/




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY