Tổng Hợp Các Loại Hợp Đồng Lao Động Bạn Cần Biết

Hợp đồng lao động luôn là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các nhân viên. Bởi nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân viên sau khi ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Vậy, bạn có biết bây giờ có bao nhiêu loại hợp đồng lao động? Trong bài viết dưới đây, SmartOSC DX sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết các loại hợp đồng lao động được quy định hiện nay.

Hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ theo điều 13 của Luật Lao Động hiện hành, thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Có hai loại hợp đồng lao động hiện hành

Từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động chỉ được giao kết theo một trong hai loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Theo khoản a); điều 20 của Luật Lao Động thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

Với loại hợp đồng này sẽ không xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng, hàng năm sẽ không phải ký lại.

  • Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 

Trừ các trường hợp không phải báo trước, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày.

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì phải báo trước ít nhất 120 ngày.

Các loại bảo hiểm cần phải đóng:

  • BHXH bắt buộc; BHTNLĐ-BNN; BHYT; BHTN.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn

Theo khoản b); điều 20 của Luật Lao Động thì hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

  • Cách thức xử lý khi hợp đồng lao động hết hạn: 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

Bài viết liên quan:  Phần Mềm Quản Trị Nhân Lực Cao Cấp

Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019.

  • Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trừ các trường hợp không phải báo trước, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động:

Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động  xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo  hợp đồng lao động  xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Bài viết liên quan:  CRM vs ERP: Những Điểm Khác Biệt Chính Chủ Doanh Nghiệp Cần Biết

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời hạn báo trước như sau:

Ít nhất 120 ngày đối với  hợp đồng lao động  xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của  hợp đồng lao động  đối với  hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

  • Các loại bảo hiểm cần phải đóng:

Đối với hợp đồng lao động dưới 1 tháng: Không phải tham gia loại bảo hiểm nào;

Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, đóng: BHXH bắt buộc; BHTNLĐ-BNN.

Đối với hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, đóng: BHXH bắt buộc;

BHYT; BHTNLĐ-BNN.

Về BHTN, theo quy định tại Luật Việc làm 2013 thì:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia BHTN (tuy nhiên loại hợp đồng này đã bị bãi bỏ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019).

 Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải tham gia BHTN.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc về hai loại hợp đồng lao động hiện nay. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về 2 loại hợp đồng lao động này. Chúc bạn thành công!




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY