Top 10 Lý Do Dẫn Đến Thất Bại Trong Quá Trình Chuyển Đổi Số

Không thể phủ nhận rằng “chuyển đổi số là cơ hội vàng giúp doanh nghiệp vươn lên trong thời đại công nghệ kỹ thuật”. Chuyển đổi số kéo theo “hoài bão” giữa tình hình phát triển vượt bậc của nền công nghiệp tự động hóa. Nhưng trên thực tế một số ít doanh nghiệp thành công khi chuyển đổi số chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và tỷ lệ thất bại lên đến 80% (theo Vnexpress). 

Theo McKinsey và Forbes, chiếm đến 70-84% dự án chuyển đổi số chưa thỏa điều kiện như mục tiêu ban đầu đề ra. Những con số này đánh vào tâm can của cấp nhân sự quản lý gồm CEO, CTO, CFO. Qua cuộc thăm dò vào tháng 9 năm 2018 bởi McKinsey chỉ ra rằng các nỗ lực chuyển đổi số của họ dần cải thiện với báo cáo chỉ số thành công 3%. 

Vậy lý do tại sao các doanh nghiệp thất bại trong quá trình chuyển đổi số? Doanh nghiệp của bạn đã hiểu đúng về chuyển đổi số? Theo dõi ngay bài viết “Top 10 lý do dẫn đến thất bại trong quá trình chuyển đổi số” của SmartOSC DX để tìm ra các điểm dẫn đến thất bại của doanh nghiệp và khắc phục ngay nào!

Doanh nghiệp của bạn đã hiểu đúng về chuyển đổi số?

Vô vàn ý nghĩa khi nhắc tới chuyển đổi số, định nghĩa gần gũi nhất cho doanh nghiệp và những người mới có thể hiểu: Chuyển đổi số là khái niệm xuất hiện vào kỷ nguyên Internet và bùng nổ thịnh hành vào giai đoạn công nghệ 4.0 và giữa đại dịch. Sự tác động quy trình làm việc tự động hóa bằng cách tận dụng công nghệ như thuật toán đám mây, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo AI, vì thế doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm lực phát triển số nhằm mang lại lợi ích quý giá cho tổ chức và tương lai cầu nối toàn cầu từ sản xuất, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường.

Tuy nhiên hãy hiểu đúng doanh nghiệp bạn có cần phải chạy theo xu hướng? Đã phù hợp hay chưa hay mục tiêu là gì? Đây chính là “một bài toán nhỏ” cần giải quyết nghiêm túc trước khi đi đến các quyết định cho tất cả lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.

Top 10 lý do dẫn đến thất bại trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chưa tìm hiểu kỹ về chuyển đổi số

Ngoài những định nghĩa cơ bản, doanh nghiệp phải tìm hiểu sâu hơn về chuyển đổi số. Xác định những mục tiêu cụ thể trong từng cột mốc, các chiến lược gì trong giai đoạn trên, căn bản nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành những yếu tố này thì bản thân doanh nghiệp sẽ bị chênh vênh không biết bắt đầu từ đoạn đường nào, cứ lao vào và thất bại.

Mục tiêu là căn nguyên giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược và đo lường mức độ hiệu quả hay không hiệu quả trên toàn bộ quy trình. Doanh nghiệp phải đảm bảo quy trình tìm hiểu, đặt ra các mục tiêu với lộ trình rõ ràng và theo dõi tiến trình thực hiện.

Thiếu kiến thức và nhân lực chuyên môn về chuyển đổi số

Thậm chí, có một vài lãnh đạo tại doanh nghiệp nhắc tới chuyển đổi số nhưng vẫn chưa thật sự am hiểu kiến thức về cụm từ này. Giai đoạn bắt đầu là giai đoạn gặp nhiều thách thức nhất vì doanh nghiệp phải bước chập chững từ con số 0 đi lên. Song nếu doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc chứ chưa nói đến nâng cao, tổ chức vẫn sẽ có những lộ trình ban đầu biết cách thực hiện đang đi là đúng.

Bởi thế cho nên, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên công ty phải được đào tạo chuyên môn và có đầy đủ kiến thức thì sẽ rút ngắn mức độ tiến đến thành công sớm hơn.

Bảo thủ trong việc thay đổi tư duy mô hình kinh doanh

Khi áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp, bạn đã thay đổi tư duy mô hình kinh doanh chưa?

Đó là câu hỏi xuyên suốt được đặt ra cho rất nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu nhen nhóm ý định thực hiện và đã làm rồi nhưng thất bại. Các doanh nghiệp truyền thống nên thoát ra khỏi vòng an toàn của trước đây để tiếp cận mọi quy trình tự động hóa mà đối thủ cạnh tranh đang thay đổi.

Không chú trọng tới những trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng là những người giúp doanh nghiệp duy trì và tạo ra sản phẩm. Nếu doanh nghiệp chỉ chú trọng vào ứng dụng công nghệ để mang đến sản phẩm mới mà không lắng nghe những trải nghiệm thực tế của khách hàng đóng góp vào, doanh nghiệp sẽ vụt mất khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh của mình đấy!

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số: Cách Thức Để Doanh Nghiệp Từ “Sống Chung” Tới “Sống Tốt” Với COVID-19

Thế nên, việc nâng cấp công nghệ cũng nên kết hợp nâng cấp trải nghiệm khách hàng, mang đến cảm xúc tích cực giữa họ và doanh nghiệp của bạn, tăng lợi thế phát triển thị trường.

Không thấu hiểu nhu cầu của khách hàng đúng

Chuyển đổi số cần đồng bộ với dịch vụ mang lại sự hài lòng đến khách hàng, thấu hiểu quan điểm của họ về sản phẩm và doanh nghiệp, dịch vụ họ mong muốn phát triển lên nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng chuẩn xác. Hãy nhớ rằng khách hàng là người tạo ra lợi nhuận và tiếng vang cho doanh nghiệp. Dù nâng cấp công nghệ cũng đừng quên mất khách hàng của bạn.

Bỏ sau đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn đầu chuẩn bị các kế hoạch vô cùng cần thiết. Không ai đời lại vội vàng thực hiện ngay khi chưa biết rõ đối thủ cạnh tranh đang xây dựng theo đường đi nước bước như thế nào. Nên nhớ trước khi bắt đầu chuyển đổi số, bước đầu tiên không thể bỏ qua là nghiên cứu và khảo sát đối thủ của bạn đang làm cái gì và những thành công của họ ở từng giai đoạn nhằm rút kinh nghiệm và xây nên lộ trình phù hợp cho doanh nghiệp.

Công nghệ phát triển, văn hóa doanh nghiệp “bất động”

Sự hợp tác nội bộ trong việc thay đổi là điều đáng quan tâm. Dù công nghệ có mới mẻ và tiềm năng nhưng bản chất nhân viên “không chào đón” và cải cách tư duy thì công cuộc chuyển đổi số cũng gặp nguy cơ thất bại. Mỗi sự đề bạt thay đổi và áp dụng công nghệ vào, doanh nghiệp cũng cần làm rõ và đưa ra những yếu tố thuyết phục nhân viên sử dụng và giúp họ nâng cao trình độ, tăng hứng thú cho các cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Vội vàng chuyển đổi số

Trước khi bắt đầu chuyển đổi số, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn nhanh chóng nhận được báo cáo kết quả tốt sớm nhất. Nhưng trên thực tế, sự thay đổi vội vàng thiếu sự chậm rãi thường dẫn đến thất bại nhanh nhất. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên có một quy trình rõ ràng, kế hoạch và dự trù những tác động của chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ chuyên gia

Vấn đề trên thường gặp ở tất cả doanh nghiệp khi mới bắt đầu. Doanh nghiệp đa phần phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia, bị động trong quá trình trau dồi, học hỏi tự nâng cấp lên. Hệ quả rời xa vòng tay đội ngũ chuyên gia, doanh nghiệp không thể cân bằng và có hướng đi sau đó.

Việc doanh nghiệp hoàn toàn nên thực hiện là đào tạo kỹ năng cho nhân viên, phân tích đo lường, linh hoạt trước sự thay đổi. Chỉ khi doanh nghiệp biết cách “làm chủ” mà không phụ thuộc nhiều vào đội ngũ chuyên gia, tỷ lệ thất bại sẽ ít xuất hiện.

Lãng quên năng lực dữ liệu

Thay đổi cấu trúc, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, liên kết các bộ phận lại với nhau là điều doanh nghiệp truyền thống khi thay đổi chuyển đổi số nên quan tâm. Từ thay đổi cơ sở dữ liệu khách hàng thông minh, bắt cầu giao tiếp giữa các phòng ban và quy trình vận hành đa nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp đổi mới rất nhiều điểm tích cực trong hoạt động. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn mà doanh nghiệp nên vượt qua.

Trên đây là Top 10 lý do dẫn đến thất bại trong quá trình chuyển đổi số. Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể rút ra được kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình, tránh chạm phải một số sai lầm trên. Đồng thời, đưa ra được kế hoạch tốt nhất cho doanh nghiệp của mình thực hiện chuyển đổi số.

Bài viết liên quan:  Quản Lý Nhân Sự: Chìa Khóa Thành Công Của Doanh Nghiệp

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần sự trợ giúp, tư vấn chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay cho SmartOSC DX qua hotline:  (+84) 24 710 8 1222, đội ngũ tổng đài viên của chúng tôi luôn hỗ trợ 24/24 để giải đáp các thắc mắc và tư vấn giải pháp phù hợp nhất doanh nghiệp của bạn.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY