Top 8 Công Nghệ Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Vừa & Nhỏ

Công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là chủ đề nóng bởi những lý do như: chi phí công nghệ giảm đáng kể cùng sự gia tăng các ứng dụng dựa trên đám mây. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp dễ dàng nhất khi tiếp cận công cụ tốt hơn so với trước đây. Thứ hai, tính năng mà các công cụ này làm đã tăng lên cấp số nhân. Điều này đã được kiểm chứng bởi Kim McCumber, người sáng lập ra Floodlight Training & Consulting. 

Rất nhiều sản phẩm trên thị trường giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến vào tương lai kỹ thuật số. Và dưới đây là Top 8 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa & nhỏ SmartOSC DX đã tổng hợp thông qua bài viết dưới đây!

Điện thoại thông minh và ứng dụng di động (Mobile)

Trong những thập kỷ qua đã chứng kiến ra sự bùng nổ của điện thoại thông minh, cũng chính vì vậy công cụ dành cho thiết bị di động cũng được xem như hệ sinh thái ứng dụng dành cho nó đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Mọi người vẫn thường sử dụng ứng dụng trên điện thoại nhằm điều chỉnh và quản lý các khía cạnh trong cuộc sống, từ việc lập ra kế hoạch cá nhân tới trợ lý ảo ghi nhớ bằng giọng nói. 

Ngay cả khi chúng ta giao tiếp với nhau bằng cách thay đổi sử dụng chiếc điện thoại thông minh. Một số ứng dụng như Signal, WhatsApp , Facebook Messenger là phương thức giao tiếp chính của hàng tỷ người, khi gửi loạt tin nhắn văn bản, ảnh và chatvoice an toàn trên khắp thế giới chỉ vỏn vẹn vài giây. 

Google Maps và những ứng dụng tìm đường giúp cho bạn không thể bị lạc. Thậm chí với một số ứng dụng còn cho phép người dân sống tại New York biết nên ngồi ở đâu trên đoàn tàu điện ngầm nhằm có lối ra vào dễ dàng nhất. Mọi người có thể gửi tiền cho nhau, mua vé xem phim và tới chương trình yêu thích của họ chỉ cần một thiết bị nhỏ gọn trong lòng bàn tay. 

Ở các công ty sản xuất và công nghiệp, có vô số cơ hội do công nghệ di động mang tới, đặc biệt đối với sự ra đời của 5G trong thời gian sắp tới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có tới 81% CEO của ngành sản xuất coi thiết bị di động như một chiến lược quan trọng. 

Vạn vật được kết nối (Internet of Things)

Việc thu nhỏ những cảm biến đã làm thay đổi chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, cho phép thu thập các thông tin nhiều hơn và tổ chức hệ thống tốt nhất. 

Ngành công nghiệp như sản xuất và ngành bán lẻ được trang bị xe tải, nhà kho và nhà máy với Internet of Things (IOT) các thiết bị và công cụ thông minh nhằm thu thập thông tin rồi phân tích nhằm tìm ra cách làm việc tối ưu. 

Khi ứng dụng IoT cho ngành sản xuất, nó cho phép công ty có thể thu thập dữ liệu trên máy và công cụ của họ khi sử dụng máy học hay trí tuệ nhân tạo để phân tích và đưa ra các khuyến nghị. Nhờ thế mà doanh nghiệp cần cắt giảm nhiều khoản bảo trì có thể tiết kiệm chi phí, mức độ an toàn cao và tối ưu hơn tiêu chí về quá trình vận hành khác. IoT cũng sẽ là sự cải thiện đáng kể tăng khả năng kết nối giữa những dữ liệu, quy trình và nhà máy dựa vào người quản lý. 

Bài viết liên quan:  Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Ngân Hàng Chuyển Đổi Số

Khi có nhiều doanh nghiệp trang bị công nghệ này và những công cụ giúp phân tích dữ liệu được cải thiện, các công ty hy vọng rằng sẽ tìm ra các con đường mới để có thể tối ưu hóa dịch vụ của họ. 

Bản sao số (Digital Twin)

Digital Twin là bản sao kỹ thuật số của vật thể thực tế, được tạo ra từ luồng dữ liệu thu thập các cảm biến được gắn trong vật thể. Như vậy, bản sao số được ví như hình ảnh phản chiếu song song của vật thể theo thời gian thực. Trong một vài trường hợp, bả sao số thể hiện rõ tình trạng hiện tại cũng như quá khứ của vật thể. 

Theo như đánh giá của Gartner năm 2019, Digital Twin là một trong mười công nghệ chuyển đổi số hàng đầu, đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. 

Khi ứng dụng công nghệ Digital Twin vào sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng nhanh chóng hiệu quả quản lý bằng thông tin theo cách loại bỏ dữ liệu không quan trọng: dự đoán các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai hay cung cấp cho nhà quản lý các thông tin dữ liệu trong thời gian trực quan, thể hiện bản sao thực tế của máy móc, thiết bị… Gồm dữ liệu từ các cảm biến giúp theo dõi quá trình vận hành, lưu trữ và truyền tải trạng thái hoạt động của thiết bị, nhiệt độ và độ rung khi chuyển động…. 

Robotics

Robot là cỗ máy lập trình có thể tự động hay bán tự động thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Robot thường được sử dụng cảm biến để tương tác gần hơn với thế giới vật lý và khả năng di chuyển, nhưng lại được lập trình nhằm thực hiện các nhiệm vụ. Ngành kỹ thuật hay ngành công nghiệp đều cần tập trung vào xây dựng và vận hành robot được biết đến là robotics. 

Đối với việc chuyển đổi số, công nghệ robotics đóng vai trò quan trọng hơn nhằm thúc đẩy khoa học vận hành và giải phóng con người ra khỏi công việc hàm lượng chất xám thấp để dành nhiều thời gian hơn vào việc quản lý công việc cấp cao. 

Robot với đủ loại hình dáng đa dạng được ví như cánh tay với khả năng cầm nắm tới máy bay không người lái làm việc: gieo hạt, trồng trọt, dò tìm, giám sát… đến microrobot hoạt động từ mức nhỏ trong mạch máu con người, robot hình người giúp bắt chước hoạt động và hành vi con người. 

Sự kết hợp mạnh mẽ giữa trí tuệ AI và robot công nghệ, hợp tác có khả năng thay đổi thế giới. AI mở ra khả năng hoàn toàn mới cho robot, mà không có AI thì robot sẽ cứng nhắc và không phản ứng với thế giới. 

Bài viết liên quan:  Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Chuyển Đổi Số Tại Việt Nam

Ví dụ như các hãng xe BMW đã sử dụng nền tảng là robot Isaac của Nvidia để tiếp thêm năng lực tính toán và trực quan tiên tiến trong quy trình sản xuất ô tô có cấu hình tùy chỉnh của con người. 

Báo cáo Liên đoàn Robot Quốc tế cho hay về tốc độ robot hóa toàn cầu đang đạt tới ngưỡng cực nhanh. Dữ liệu mới của Liên đoàn cho thấy năm 2015, ngành công nghệ sản xuất có tới 66 robot trên mỗi 10.000 người lao động. Chỉ trong một năm, dữ liệu từ nền tảng này đã tăng thêm 77 robot trên 10.000 người lao động. 

Công nghệ điện toán đám mây (Cloud)

Cùng với sự ra đời rộng rãi của điện máy đám mây đã biến việc thu nhập dữ liệu dành cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn nhờ tăng năng lực cho mình. Cũng nhờ điện toán đám mây mà chi phí tốn kém bỏ ra cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được loại bỏ, với chế độ bảo tì rườm rà không còn nữa. Doanh nghiệp có thể qua đây tiết kiệm được vô vàn chi phí. 

Bằng cách chuyển hầu hết dịch vụ lên đám mây, doanh nghiệp có thể làm tốt quy trình hơn bao giờ hết. Chi phí sử dụng vì vậy ngày càng rẻ hơn cho phép công ty nhỏ có thể tiếp cận với công cụ mà trước đây bị đánh giá là tốn kém. 

Có tới ba hình thức phổ biến của công nghệ điện toán đám mây: 

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ (IaaS);
  • Nền tảng dịch vụ (PaaS)
  • Phần mềm dịch vụ (SaaS)

Theo một nguyên cứu vào đầu năm nay đã có thấy đối với ngành sản xuất đang trên đà phát triển vượt xa hơn ở mức trung bình nhờ áp dụng điện toán đám mây năm 2020. Theo nghiên cứu của Economist cho ra kết quả là 78% đồng ý rằng sự thâm nhập công nghệ đám mây ngành sản xuất sẽ là yếu tố trong 5 năm tới. 

Tận dụng điện to00ans đám mây là điều rất quan trọng với sáng kiến chuyển đổi số bởi nó tạo ra sự linh hoạt và nhanh nhẹ hơn ở một tổ chức, cũng như khả năng mở rộng nhanh hơn trong nhiều trường hợp. 

Trí tuệ nhân tạo và máy học (AI)

Trí tuệ nhân tạo là thị trường phát triển vô cùng nóng. Các doanh nghiệp trên thế giới đang ngày càng chuyển sang tự động hóa bởi nhiều nhiệm vụ mà trước đây con người phải xử lý. Điều này làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động, gây lo ngại cho t6inhf trạng mất việc hàng loạt trong thập lý tới. 

Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng những lợi ích to lớn mà AI mang tới cho cả kinh doanh lẫn cuộc sống. Một số ví dụ khi ứng dụng AI trong các lĩnh vực như:

  • Chatbots: giúp cho doanh nghiệp giải đáp truy vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi theo kịch bản được lập trình sẵn dựa vào thói quen tìm kiếm, đặt câu hỏi của khách hàng. 
  •  Quản lý kho và cung ứng tự động: hệ thống này giúp cho nhà quản lý hàng hóa và nguồn cung ứng hàng hóa tốt nhất, giúp ngành thương mại điện tử hoạt động mang tính hiệu quả hơn. 
  • Đối với lĩnh vực y tế: chẩn đoán bệnh và ứng phó với bệnh 
  • Alexa và Siri: trợ lý ảo bằng thiết kế giọng nói, giúp người thực hiện thực hiện tốt công việc nhanh và dễ dàng hơn. 
  • Facebook feed: giúp đẩy nhanh nội dung mà người dùng ưa thích trên newfeed. 
  • Netflix: AI có thể được dùng để tạo ra “movies you may like” phim bạn có thể yêu thích đưa vào kết quả tìm kiếm của người dùng. 
Bài viết liên quan:  Việt Nam vươn tới chuyển đổi số quốc gia toàn diện trong năm 2023

Các doanh nghiệp ngày nay sử dụng AI cho các công việc bảo mật cho tới nhân sự, để máy tính có thể xử lý các tác vụ tốn kém hay dư thừa. 

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)

AR được viết tắt Augmented Reality để chỉ loại công nghệ dùng mô phỏng vật thể làm chúng xuất hiện và con người có thể dễ dàng tương tác chúng trong môi trường thế giới. So với VR thì AR kết nối liền mạch hơn giữa vật lý, kỹ thuật số và giữa con người. 

Nhớ việc đeo Microsoft HoloLens mà nhân viên kết nối với môi trường xung quanh và phân tích dữ liệu dựa vào nền tảng điện toán đám mây nhằm xác định thông tin và thời gian thực cùng với hình ảnh trực quan để hoàn thành nhiệm vụ. 

Đây là ví dụ về trường hợp sử dụng thực tế ảo nhằm tăng cường, công nghệ chuyển đổi số được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác cải thiện năng suất và chất lượng dành cho công nhân. 

Sản xuất bồi đắp (Additive MFG) 

Sản xuất bồi đắp là quá trình giúp chế tạo sản phẩm dựa vào thiết kế kỹ thuật số ba chiều. So với in 3D thì sản xuất bồi đắp mang tới sự chắc chắn và chính xác trong thành phẩm. AM hiện đang dần được thay đổi bởi cách thức doanh nghiệp chế tạo sản xuất. Ngày nay, chúng ta có thể điều chỉnh việc thiết kế sản phẩm dễ dàng hơn chỉ cần vài cú click chuột hoặc thiết kế sản phẩm có hình dạng cầu kỳ hơn, phức tạp mà không cần bất kỳ khuôn mẫu nào. 

Các sản phẩm được điều chế từ quy trình sản xuất AM thường chắc chắn hơn, nhẹ và tiết kiệm chi phí tối ưu, đồng thời giúp cho nhà sản xuất rút ngắn thời gian từ thiết kế cho tới lúc chế tạo sản phẩm hàng loạt. Các kỹ sư của bạn giờ không cần phải họp mặt liên tục mà chỉ cần điều chỉnh trực tiếp trên bản vẽ nhờ thông qua phần mềm CAD, mọi sự điều chỉnh có thể được thực hiện chỉ vài cú click chuột và quy trình sản xuất để hoàn thành chỉ sau một đêm. 

Công nghệ chuyển đổi này được áp dụng rộng rãi trong việc chế tạo ô tô, chế tạo máy bay với cấu trúc titan đạt chuẩn FAA, hay trong y khoa sản xuất tay chân nhân tạo hay răng phục hình…. 

Trên đây là top 8 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phổ biến nhất nhưng không phải duy nhất. Để có thể đạt được sự chuyển đổi thành công, doanh nghiệp cần triển khai một công nghệ phải tận dụng sức mạnh tổng hợp của chúng để kết hợp với chiến lược chuyển đổi số. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY