4 Yếu Tố Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa RPA Và BPM

Trong suốt thế kỷ 21, các doanh nghiệp và tổ chức là những đơn vị hưởng lợi nhất từ cuộc cách mạng kỹ thuật số. Và việc quản lý quy trình kinh doanh (BPM) là một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi số của tổ chức. Tuy nhiên, những công nghệ như big data, IOTs, hay AI đã đi đầu trong những năm gần đây và mở ra cơ hội mới cho các tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số này. Đó là thời điểm tự động hóa quy trình robot (RPM) ra đời. RPA sinh ra không thay thế BPM mà là bổ sung cho nó. Mỗi loại hình sẽ phù hợp với những quy trình khác nhau. Hãy cùng bài viết tìm hiểu sự khác nhau giữa RPA và BPM.

Khái niệm RPA và BPM

Đầu tiên ta phải tìm hiểu khái niệm của từng loại để hiểu rõ hơn về RPA hay BPM. Vậy RPA và BPM là gì mà các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số phải quan tâm nó đến vậy. 

Quản lý quy trình kinh doanh ( BPM-Business Process Management)

Quản lý quy trình kinh doanh BPM là mô hình kỷ luật trong quản lý hoạt động tổ chức kinh doanh thông qua tự động hóa, kiểm soát, thực thi và tối ưu hóa quy trình. BPM là nền tảng cho khả năng cạnh tranh của tổ chức. Bạn có thể thấy công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc đổi mới doanh nghiệp và BPM là chìa khóa để tận dụng những tiềm năng này. BPM hiểu đơn giản như một phương tiện tự động hóa các hoạt động nhằm kiểm soát và quản lý quy trình kinh doanh cốt lõi của tổ chức.  

Tự động hóa quy trình robotic (RPA-Robotic Process Automation)

RPA về cơ bản là một công nghệ phần mềm tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại mà con người thường hay phải thực hiện. RPA sử dụng AI và khả năng máy học (machine learning) để tự động hóa các hoạt động kinh doanh và mô phỏng các hành động của con người trong các hệ thống kỹ thuật số. Ý tưởng là để một robot thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn so với khi con người làm. RPA không phải là một khái niệm mới nhưng chỉ đến thời điểm hiện tại sự tối ưu của nó mới được hoàn thiện. Nói tóm lại, công nghệ RPA có thể hình thành các chiến lược kỹ thuật số thông qua tự động hóa các tác vụ và dự đoán dựa trên dữ liệu có cấu trúc được thu thập. 

Sự khác biệt chính giữa RPA và BPM dựa trên 4 yếu tố sau

Yếu tố công nghệ

Quản lý quy trình kinh doanh BPM là nghệ thuật quản lý hoạt động giúp các tổ chức kinh doanh hoạt động trơn tru thông qua khả năng tự động hóa, tối ưu hóa quy trình. BPM tập hợp nhiều phần mềm giúp các tổ chức đạt mục tiêu kinh doanh bằng việc tích hợp kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực đang hoạt động. 

Công nghệ là yếu tố cơ bản trong sự khác biệt giữa RPA và BPM

Tự động hóa quy trình RPA là một phần mềm hình thành các chiến lược thông qua việc tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại. 

Yếu tố tự động hóa

Mặc dù BPM và RPA phù hợp để tự động hóa các loại quy trình khác nhau, nhưng quy trình này không thay thế được quy trình kia mà chúng bổ trợ cho nhau. Với BPM, các quy trình có thể được tự động hóa, nhưng việc cải tiến một quy trình không nhất thiết phải luôn tự động hóa. 

Mặt khác, mục đích chính của RPA chính là các phần mềm robot có thể thực hiện công việc trước đây của con người. Bạn vẫn có thể tự động hóa các quy trình có yếu tố con người trong đó. 

Yếu tố vai trò

Có nhiều cách khác nhau mà BPM có thể đóng vai trò như một sự cải tổ. BPM có thể thúc đẩy đổi mới theo hai cách: 

Cách thứ nhất là thông qua việc quản lý các quy trình mang lại đổi mới sản phẩm, chẳng hạn như các quy trình trong bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Bài viết liên quan:  CRM Marketing Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Trong Marketing Như Thế Nào?

Cách thứ hai là thông qua việc kết hợp công nghệ mới vào các quy trình của tổ chức để thúc đẩy đổi mới quy trình. 

Đối với RPA thì yếu tố chi phí chính là điểm mạnh của nó. Việc tạo ra một robot làm chính xác những gì bạn yêu cầu sẽ tiết kiệm thời gian và tạo ra hiệu quả tối đa.

Yếu tố triển khai 

BPM sắp xếp các quy trình khác nhau trong một tổ chức bằng cách tự động hóa các tác vụ tự động thông qua việc tích hợp với hệ thống khác và những công cụ khác cùng với những tác vụ có sự tham gia của con người. Do đó, việc triển khai BPM là phù hợp khi ta cần tự động hóa quy trình cần có sự tham gia của con người và máy móc. 

Mặt khác, RPA được sử dụng ở những nơi có khối lượng công việc lớn và lặp đi lặp lại. Nghĩa là những quy trình làm việc mà sự can thiệp của con người là không cần thiết và có thể dựa vào robot để hoàn thành. 

Giải pháp RPA cho các doanh nghiệp

SmartOSC DX giúp khách hàng của mình phát triển quy trình và kinh doanh của bạn – bằng cách làm cho công việc trở nên năng suất, hiệu quả và đáng tin cậy hơn thông qua Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)

Chúng tôi sử dụng phân tích quy trình kinh doanh như một công cụ để xác định ca sử dụng. Khi chúng tôi hiểu quy trình làm việc và yêu cầu của bạn, sẽ có một danh sách các thiết lập KPI và tự động hóa tiềm năng.

Chúng tôi tạo ra một giải pháp RPA được thiết kế riêng chỉ dành cho doanh nghiệp của bạn. Bạn không muốn có một robot 1-1? Chúng tôi có thể tùy chỉnh các bot đa chức năng để một bot xử lý các quy trình khác nhau.

Bài viết liên quan:  Những Vấn Đề Trong Việc Tính Lương Nhân Viên Hiện Nay

Việc triển khai chất lượng cao bắt đầu với tài liệu bao gồm các bước của quy trình làm việc, trên các hệ thống và chức năng tổ chức khi cần thiết, cũng như các KPI trạng thái hiện tại so với hiệu suất mục tiêu cho quá trình tự động hóa để chúng tôi có thể sử dụng phân tích để theo dõi và báo cáo một cách chính xác.

Hỗ trợ liên tục cho phép tự động hóa đáp ứng kỳ vọng của bạn khi di chuyển. Chúng tôi đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một cách tiếp cận toàn diện, có thể đo lường được để tham gia và duy trì. Các khóa đào tạo toàn diện giúp bạn sử dụng hệ thống ngay khi bắt đầu sử dụng.

Liên hệ ngay với SmartOSC DX theo số (+84) 24 710 8 1222 hoặc đăng ký để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp RPA của UiPath hoàn toàn MIỄN PHÍ tại đây.

Với bài viết trên SmartOSC DX đã đưa ra khái niệm và những yếu tố giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa RPA và BPM. Mặc dù mỗi loại sẽ phù hợp để tự động hóa các loại quy trình khác nhau, nhưng quy trình này không thể thay thế được quy trình kia và ngược lại chúng còn bổ trợ cho nhau. Nói tóm lại, BPM là phương pháp tự động hóa quy trình đòi hỏi sự tham gia giữa con người và máy móc, trong khi RPA sẽ hữu ích khi có khối lượng nhiều các thao tác lặp đi lặp lại và sự có mặt của con người là không cần thiết. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY