Áp Dụng BSC Như Thế Nào Để Tạo Ra Lợi Ích Cho Doanh Nghiệp

Bảng điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard) là một trong những bộ khung chiến lược nổi tiếng nhất được tạo ra. Nó đã được sử dụng bởi hàng ngàn tổ chức từ những năm 80 sau khi được Robert Kaplan và David Norton phát minh. Tuy nhiên dù BSC rất phổ biến nhưng việc áp dụng BSC trong quản trị doanh nghiệp lại chưa được triển khai đúng cách. Hãy cùng bài viết sau đây của SmartOSC DX tìm hiểu cách áp dụng BSC hiệu quả và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp.

Bảng điểm cân bằng BSC là gì và những lợi ích khi triển khai cho doanh nghiệp

Khái niệm bảng điểm BSC 

Về cơ bản, bảng điểm cân bằng kêu gọi các tổ chức tạo ra một tập hợp các chỉ số nội bộ giúp họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên 4 chỉ số chính (hay còn gọi là khía cạnh):

Tài chính : Các chỉ số trên bảng điểm điển hình có thể thống kê như dòng tiền, hiệu suất bán hàng, thu nhập hoặc loại nhuận trên vốn sở hữu. 

Khách hàng: Với các chỉ số như phần trăm doanh số bán hàng từ sản phẩm mới, giao hàng đúng hạn…

Quy trình kinh doanh nội bộ: Yếu tố này sẽ bao gồm việc đo lường những chi tiết như chi phí mỗi mặt hàng, thời gian chu kỳ năng suất, tỉ lệ lỗi hay hoàn hàng…

Học tập và phát triển: Những số liệu trong khía cạnh này có thể kể đến như sự tương tác của nhân viên, tỷ lệ giữ chân nhân viên giỏi, sự phát triển kỹ năng của nhân viên… 

Những lợi ích khi áp dụng BSC trong quản trị doanh nghiệp

Bảng điểm cân bằng BSC giúp các tổ chức cân bằng các hoạt động của họ giữa các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Bảng điểm cũng đóng vai trò như một khuôn mẫu để truyền đạt chiến lược của tổ chức đến các nhà đầu tư hoặc các bên liên quan.

Một lợi ích nữa trong việc áp dụng bảng điểm cân bằng BSC chính là buộc tổ chức phải tập trung vào các chỉ số như KPI hoặc chỉ số làm kém hiệu quả của tổ chức. 

Hiểu và áp dụng BSC thế nào để tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp

Có rất nhiều cách để tạo và mô phỏng bảng điểm cân bằng cho doanh nghiệp bạn. Hãy bắt đầu với những mẫu BSC cơ bản hoặc xây dựng riêng cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Sau đó bạn có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu và làm những gì phù hợp nhất để phát triển nó. 

1. Xác định các mục tiêu chiến lược 

Bước đầu tiên để xây dựng bảng điểm cân bằng của bạn là xác định các mục tiêu chiến lược vào từng chỉ số chính của doanh nghiệp. Như bài viết đã mô tả ở trên là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập để phát triển.

Thông thường, mỗi chỉ số sẽ có ít nhất hai hoặc nhiều hơn các mục tiêu chiến lược. Chẳng hạn như:

  • Đào tạo chéo nhân viên
  • Sáng kiến đổi mới
  • Giữ chân khách hàng
  • Nâng cao hiệu quả quy trình
  • Tăng doanh thu bán hàng

2. Tạo sơ đồ chiến lược

Bước tiếp theo, bạn sẽ tạo ra một sơ đồ chiến lược. Đây là một bản đồ thể hiện mối liên hệ hoặc mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược của bạn. 

Bài viết liên quan:  Tự Động Hoá Thông Minh - Top 5 Xu Hướng Năm 2022

Đây là một công cụ hữu ích để nhanh chóng truyền đạt chiến lược đến tổ chức và chứng minh cách mà mỗi phòng ban, nhóm hoặc cá nhân đóng góp vào mục tiêu lớn hơn của công ty.

Để chân thực hơn các mối quan hệ này trên sơ đồ bạn có thể sử dụng những mũi tên định hướng. Nhân viên sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiến lược và sự kết nối giữa các mục tiêu với nhau. 

3. Vạch ra các chỉ số đo lường

Bước cuối cùng là phác thảo những số liệu cụ thể mà bạn sẽ sử dụng để đo lường thành công cho từng mục tiêu chiến lược. Ví dụ nếu một trong những mục tiêu của bạn trong quy trình kinh doanh nội bộ là những sáng kiến đổi mới, bạn có thể đo lường sự hiệu quả bằng số lượng sáng kiến mới được đưa ra từ nhân viên. 

Yếu tố then chốt ở đây là liệt kê các thước đo cho từng mục tiêu và sau đó phác thảo chỉ số trạng thái hiện tại và mục tiêu trong tương lai. Vì thế, nếu bạn đang đo lường chỉ số số lượng sáng kiến, bạn sẽ viết ra những sáng kiến đã được triển khai và mục tiêu về số lượng sáng kiến sắp tới. 

Những biện pháp này sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được bạn đang thực hiện như thế nào đối với bất kỳ mục tiêu nhất định và những lĩnh vực nào cần hỗ trợ thêm. 

4. Triển khai

Việc triển khai bảng điểm cân bằng nên liên quan đến toàn bộ công ty bởi vì nó liên quan đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Bài viết liên quan:  Những Vấn Đề Trong Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Ban lãnh đạo cũng cần phải thuyết trình về BSC cho toàn bộ các phòng ban, khuyến khích sự thay đổi trong văn hóa công ty. Tất cả nhân viên cần phải làm quen với phương pháp này trước khi áp dụng nó và hiểu được các chỉ số chiến lược sẽ được sử dụng. 

Một bảng điểm cân bằng BSC sẽ không đủ để mang lại toàn bộ giá trị cho công ty. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng BSC vào doanh nghiệp như một phần của chiến lược rộng lớn hơn để theo dõi chính xác hiệu suất và truyền đạt hiệu quả cho mọi thành viên. Khi BSC được thực hiện đúng sẽ thúc đẩy hiệu suất trên các lĩnh vực chính của doanh nghiệp và gia tăng lợi nhuận trong tương lai. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY