Quản Lý Nhân Sự: Khái Niệm, Công Việc, Quy Trình Và Kỹ Năng Cần Thiết

Trong những năm gần đây, tiềm năng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta trở nên khởi sắc, các doanh nghiệp nước ngoài cũng lựa chọn Việt Nam là nơi đầu tư và phát triển lâu dài bởi nguồn lao động dồi dào, cuộc sống năng động và cập nhật xu hướng nhanh. Song song đó, doanh nghiệp Việt Nam chẳng hề kém cạnh khi nhiều startup mọc lên và kéo theo thị trường kinh tế đa dạng, sôi động. Mặt khác, các tổ chức cho rằng nguồn nhân lực tại nước ta vô cùng dồi dào nhưng để tìm kiếm nhân lực phù hợp thì lại cực kỳ khan hiếm. Chính vì lý do này, nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến vị trí nhân sự nhằm mục đích giúp họ giải quyết bài toán nhân sự. Bộ phận quản lý nhân sự giàu kinh nghiệm sẽ biết cách sàng lọc, tìm kiếm, khai thác và câu dẫn nhân lực giỏi về cùng nhau xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Nếu bạn là một newbie trong lĩnh vực quản lý nhân sự muốn hiểu rõ hơn về công việc này hay đang tìm ra giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp của bạn chuyên nghiệp hơn. Xem ngay bài viết này của SmartOSC DX để nhận ngay lời giải đáp chi tiết cho các thắc mắc của bạn nào!

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự – Human Resource Management (HRM) hay còn được biết đến với cụm từ khác là quản lý nguồn nhân lực. Giống như tên gọi của nó, vị trí quản lý nhân sự chính là bộ phận quan trọng góp phần tổ chức vận hành, quản trị nguồn nhân lực, hình thành môi trường làm việc chất lượng, đảm bảo số lượng nhân viên thúc đẩy khả năng của nhân viên nhằm đáp ứng hiệu suất công việc tốt, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp và giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.

Ví dụ thực tế: các tập đoàn lớn như Unilever, Coca Cola hay Samsung luôn chú trọng trong vấn đề tuyển dụng nhân sự đầu vào. Nhân sự giỏi là chìa khóa giúp các tập đoàn lớn này có nhiều cơ hội thành công và rút ngắn các giai đoạn đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, họ tiếp cận giá trị lợi nhuận tốt hơn và có khả năng đứng vững  lâu dài vì họ biết cách trưng dụng con người tại nước đó nhằm khai thác thị trường đó nhanh.

Những công việc thường thấy trong quản lý nhân sự

1. Đề xuất các chính sách và phương thức quản lý

Để doanh nghiệp vận hành hiệu quả, việc trang bị cho doanh nghiệp của bạn một hệ thống quản lý nhân sự là điều cực kỳ quan trọng. Các chính sách yêu cầu sự chính xác và cập nhật kịp thời đến với người lao động tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc quản lý nhân sự cũng được sắp xếp phù hợp, các nhận sự nắm rõ vị trí công tác, chức năng của phòng ban, số lượng nhân viên để dễ dàng trao đổi và giao lưu trong quá trình đóng góp, cống hiến tại doanh nghiệp.

2. Hỗ trợ các vấn đề nhân sự trong công ty

Hầu như khi có các vấn đề về chính sách hay những vấn đề phát sinh khác có liên quan đến hợp đồng, giấy tờ có liên quan,…nhiệm vụ lúc này của bộ phận quản lý nhân sự sẽ giải đáp thắc mắc về các khoản mục, chính sách, chế độ lương thưởng, tư vấn các ngày phép nghỉ và hỗ trợ nhân viên giải đáp các câu hỏi kịp thời, giúp họ yên tâm công tác.

3. Cung cấp các dịch vụ trong nội bộ

Ngoài lương thưởng, các nhân viên của bạn sẽ cần nhiều lợi ích từ doanh nghiệp mang lại cho họ. Bộ phận quản lý nhân sự sẽ tìm hiểu, cập nhật kịp thời các dịch vụ hậu đãi trong nội bộ cho nhân viên như: sinh nhật, hiếu hỉ, cưới hỏi, chiết khấu mua hàng, ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp,… Từ đó tạo động lực cho nhân viên cống hiến tại doanh nghiệp, tăng sự kết nối trong nội bộ.

4. Giám sát và kiểm tra các hoạt động của nhân viên

Việc quản lý giám sát các hoạt động của nhân viên giúp bộ phận quản lý nhân sự đánh giá chính xác tác phong làm việc, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn, tránh dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng phát sinh trong quá trình làm việc. Mặt khác, nhân sự phải thực hiện việc đo lường, phân tích hiệu suất công việc. Thông qua đó tìm kiếm nhân lực giỏi để thúc đẩy năng lực cá nhân, đề bạt lên cấp trên khen thưởng, đào tạo những nhân tài cho công ty, giúp họ có động lực làm việc hiệu quả hơn.

5. Theo dõi bảng chấm công, lương thưởng

Một trong các công việc không thể thiếu của quản lý nhân sự là chấm công, lương thưởng. Việc này đòi hỏi tính chính xác và sự minh bạch trong khâu giám sát, quản lý để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho nhân viên khi cống hiến tại doanh nghiệp của bạn. Khi có bất kỳ sự cố nào liên quan đến lương thưởng, cần được xử lý nhanh chóng và cập nhật kịp thời cho nhân viên, tránh việc gây bất mãn nội bộ cho nhân viên.

Quy trình quản lý nhân sự

Tùy vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận quản lý nhân sự sẽ cho ra quy trình quản lý khác nhau sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên để các nhân sự mới hiểu rõ hơn một quy trình cơ bản là như thế nào? Dưới đây là các quy trình cơ bản mà nhân sự có thể áp dụng:

1. Quy trình tuyển dụng nhân sự

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý nhân sự, yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Công việc tuyển dụng nhân sự bao gồm: lên kế hoạch thực thi, đối tượng lao động, vị trí công tác, xác định nơi cần tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, lựa chọn và đưa ra quyết định lựa chọn nhân sự mới.

2. Xây dựng kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Bước tiếp theo trong quy trình là xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực. Đầu tư vào con người là cách tháo gỡ nút thắt: nhân viên chán vì công việc không thể thăng tiến, kỹ năng chuyên môn của nhân viên bị giới hạn, lạc hậu so với doanh nghiệp khác. Do đó cần có các chương trình đào tạo, mở rộng tư duy, nâng cao trình độ của nhân viên khiến họ nhận thấy được trải nghiệm mới mẻ và phát triển năng lực bản thân.

3. Chế độ chính sách và các văn bản đúng quy định

Phần lớn việc có giữ được nhân sự hay không cũng nằm ở chế độ chính sách. Nhân sự cần xây dựng hệ thống chính sách vững chắc theo đúng quy định của pháp luật, cân nhắc một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài và chiêu mộ thêm các ứng viên sáng giá về làm việc cho công ty. 

4. Xây dựng và gắn kết mối quan hệ với nhân viên

Mục đích của việc này là giúp họ cảm thấy luôn được quan tâm, lắng nghe, coi trọng dẫn đến sự trung thành và tinh thần gắn bó với doanh nghiệp lâu dài và bộ phận nhân sự. Cho họ thêm động lực làm việc mỗi ngày, cảm thấy được san sẻ và đóng góp ý kiến cho sự thay đổi của công ty.

5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường làm việc và nhận định của nhân viên, quyết định họ sẽ gắn bó hay ra đi. Văn hóa doanh nghiệp “toxic” khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ việc ngay lập tức. Từ đó, văn hóa doanh nghiệp thể hiện đầy đủ tinh thần, giá trị và quan điểm của doanh nghiệp. Đừng bao giờ bỏ qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nó quyết định yếu tố nhân lực và khả năng phát triển bền lâu.

Kỹ năng cần có của quản lý nhân sự là gì?

1. Kỹ năng chuyên môn

Việc được đào tạo từ các trường chuyên môn, các khóa đào tạo ngắn, dài hạn sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý nhân sự. Nếu bạn là tay ngang, không có kỹ năng chuyên môn sẽ dễ dàng gặp nhiều rắc rối gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

2. Kỹ năng giao tiếp

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập và truyền tải nội dung đến các nhân sự tại doanh nghiệp. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc nắm bắt các vấn đề mà các nhân sự đang gặp phải, từ đó, đưa ra các đề xuất phù hợp nhất.

3. Kỹ năng thuyết phục

Khi nội bộ gặp khó khăn, nhân viên gặp khúc mắc, việc sở hữu kỹ năng thuyết phục sẽ cực kỳ hữu ích. Kỹ năng này giúp bạn dễ dàng đi vào câu chuyện của nhân viên, của chính sách hơn, đưa ra được cách truyền tải phù hợp và dễ hiểu nhất cho các nhân viên tại doanh nghiệp.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải muôn vàng vấn đề cần giải quyết như chính sách, công văn, bảo hiểm, chứng từ,… Sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề, sắp xếp chúng một cách logic sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Doanh nghiệp là một tập thể, vì vậy nó sẽ yêu cầu bạn phải sở hữu được kỹ năng làm việc nhóm để vận hành công việc một cách trơn tru và tốt nhất có thể. Làm việc nhóm cũng là một trong nhiều cách giúp bạn dễ nắm bắt vấn đề và hòa nhập với mọi người tốt nhất.

6. Kỹ năng lắng nghe

Khi ở vị trí quản lý nhân sự, bạn sẽ được nhiều bộ phận khác tâm sự với bạn nhiều vướng mắc mà họ gặp phải. Đôi khi, chính bạn sẽ phải tự chủ động đi lắng nghe và tìm hiểu các khó khăn đó, việc này đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn và kỹ năng lắng nghe tốt để hiểu được các vấn đề mà mọi người mong muốn là gì.

Công cụ hỗ trợ quản lý nhân sự thông minh trong thời đại 4.0

Ngày nay, tốc độ vươn xa không ngừng của công nghệ, quy trình quản lý nhân sự luôn luôn đòi hỏi sự đổi mới nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các chức năng. Bên cạnh đó, sự phát triển doanh nghiệp, mở rộng quy mô làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát các quy trình quản lý nhân sự hơn. Để hạn chế các bất cập và giải quyết mọi việc nhanh gọn lẹ và chuẩn xác từng quy trình, app hỗ trợ quản lý nhân sự thông minh là giải pháp tốt nhất trong thời đại 4.0 tự động hóa. Ứng dụng tối ưu các chức năng như quản lý profile tuyển dụng, cập nhật ngày công làm việc của nhân viên, phân tích hiệu suất công việc và tiến độ chưa hoàn thành, liên lạc và giải đáp thắc mắc từ các bộ phận.

Tạm kết:

Nâng cao

Hi vọng qua bài chia sẻ của SmartOSC DX các bạn có thể nắm rõ được khái niệm, các quy trình và các kỹ năng của quản lý nhân sự, từ đó có thể tổ chức được bộ phận quản lý nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp hoặc hoàn thiện các kỹ năng của mình. Nếu bạn còn thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline: (+84) 24 710 8 1222 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Bài viết liên quan:  Chọn Lựa Phần Mềm Nhân Sự Phù Hợp Nhất Cho Doanh Nghiệp Ngành Dịch Vụ




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY