Chuyển Đổi Số: Cách Thức Để Doanh Nghiệp Từ “Sống Chung” Tới “Sống Tốt” Với COVID-19

Dịch bệnh đã và đang hoành hành trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam. Hiện tại, chúng ta đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch này, hàng ngày luôn có vài nghìn ca mắc mới. Điều này đã gây áp lên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân. Đặc biệt là các doanh nghiệp, họ phải ngày đêm tìm cách để phát triển, trụ vững qua đại dịch Covid này. Đồng cảm với những khó khăn này, SmartOSC DX sẽ chia sẻ giải pháp chuyển đổi số:  “Cách thức để doanh nghiệp từ “sống chung” tới “sống tốt” với COVID 19” nhằm giúp doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn vượt qua thời kỳ khó khăn này mà không bị phá sản.

Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong thời Covid-19

Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta đã phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ làn sóng Covid 19. Đỉnh điểm là đợt dịch lần này, nó diễn ra nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những lần trước và thiệt hại do tất cả các đợt dịch gộp lại không thể đếm xuể. Về kinh tế, làn sóng Covid đang gây ra thảm họa khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam. Các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, du lịch, kinh doanh… đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Nếu dịch bệnh cứ tiếp tục kéo dài mà doanh nghiệp không có các giải pháp xử lý kịp thời thì khó có thể đứng vững trước đại dịch. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu nhất cho thời điểm này, nếu doanh nghiệp muốn  “sống chung” tới “sống tốt” với COVID 19.

Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Xác định mục tiêu và tầm nhìn 

Trước khi bắt đầu chuyển đổi số, doanh nghiệp nên xác định mục tiêu và tầm nhìn của mình thông qua một số câu hỏi như:

  • Mô hình doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các kế hoạch đề ra của chiến lược kinh doanh chưa?
  • Doanh nghiệp có đủ khả năng đầu tư công nghệ ứng dụng vào những bộ phận nào?
  • Những vấn đề nhân sự gặp phải trong quá trình làm việc là gì?
  • Mục tiêu doanh thu doanh nghiệp đặt ra sau khi chuyển đổi số thành công là bao nhiêu?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến hoạt động vận hành, thì doanh nghiệp còn phải làm rõ những lợi ích, tác động trực tiếp lên khách hàng của mình. Giải đáp những câu hỏi:

  • Khách hàng sẽ nhận được gì sau khi doanh nghiệp chuyển đổi?
  • Những trải nghiệm đó có tốt hơn so với ban đầu?
  • Mong muốn thực tế mà khách hàng muốn có là gì?
  • Cách tối ưu thời gian đợi chờ của khách?

Xác định đúng những mục tiêu trên sẽ là “đòn bẩy’’ quan trọng cho doanh nghiệp tiến tới chuyển đổi số thành công. Suy cho cùng, doanh nghiệp nâng cấp hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ đều muốn giữ chân khách hàng, đem lại cho họ cảm giác an tâm về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Số hóa giấy tờ, giảm thiểu tối đa các công việc thủ công

Khi đã có mục tiêu rõ ràng, tiếp đến doanh nghiệp cần số hóa những hoạt động căn bản nhất như giúp dọn dẹp lại doanh nghiệp và nhân viên cũng dần làm quen với các hoạt động mang tính công nghệ hơn.

Việc cần làm đầu tiên để số hóa chính là chuyển đổi tất cả những thủ tục, văn bản, dự án… đang lưu trữ trên giấy tờ sang dạng word, pdf… trên máy tính. Hiện nay, điện toán đám mây đang là hệ thống lưu trữ dữ liệu được yêu thích trên toàn thế giới vì nó sở hữu nhiều lợi ích như: bộ nhớ lưu trữ rộng lớn, tính an toàn bảo mật cao, được tích hợp với nhiều phần mềm quản lý… Các doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống này để lưu trữ. Thêm vào đó, nhà quản lý có thể ứng dụng luôn những phần mềm quản lý dành cho doanh nghiệp có tích hợp sẵn điện toán đám mây vừa tiết kiệm chi phí lại giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản trị. Một số phần mềm doanh nghiệp nên ứng dụng: Phần mềm quản lý khách hàng ( Zoho CRM), phần mềm quản lý nhân sự (Zoho People, Zoho People Plus)… 

Xây dựng văn hóa làm việc trực tuyến

Sau khi số hóa, nhà lãnh đạo cần chuyển đổi mô hình làm việc từ thuần trực tiếp sang làm việc trực tuyến. Ban đầu, có lẽ sẽ gặp một chút khó khăn vì thói quen của người Việt thường làm quen với cái cũ và khó chấp nhận cái mới. Tuy nhiên, nếu thành công bước này sẽ tạo ra một trường làm việc số đầy năng động, sáng tạo. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa đảm bảo sự an toàn trong mùa dịch bệnh này. Nhà quản lý sẽ quản lý nhân viên làm từ xa dễ dàng hơn với những phần mềm quản lý nhân sự như: Zoho People, Lotus, Fastonline HRM… Hãy đầu tư, chỉn chu cho giai đoạn này vì nó sẽ quyết định rất nhiều việc chuyển đổi số có thành công hay không.

Số hóa quy trình

Đây sẽ là công đoạn chọn lọc những ứng dụng phù hợp với doanh nghiệp để số hóa lên một cấp độ cao hơn ban đầu. Cần liệt kê chi tiết những hoạt động doanh nghiệp muốn số hóa theo từng bộ phận, phòng ban đảm bảo quy trình số hóa được thực hiện đầy đủ.

Áp dụng công nghệ

Tất cả các bước chuyển đổi trên sẽ thực sự thành công khi doanh nghiệp áp dụng đúng nền tảng, phần mềm công nghệ. Nên kiểm tra kỹ thời gian ra đời của những phần mềm công nghệ, nếu không may chọn những phần mềm đã lỗi thời tỷ lệ chuyển đổi thất bại sẽ tăng cao, thậm chí còn ảnh hưởng lớn đến cả bộ máy vận hành doanh nghiệp. Hoặc lựa chọn an toàn hơn cho giai đoạn quyết định này là sử dụng dịch vụ chuyển đổi số của các nhà cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp trên thị trường, như vậy sẽ đảm bảo tính thành công tuyệt đối.

Bài viết liên quan:  Top 10 Lý Do Dẫn Đến Thất Bại Trong Quá Trình Chuyển Đổi Số

Cách để doanh nghiệp từ “sống chung” tới “sống tốt” với COVID 19 duy nhất chỉ có chuyển đổi số. Vì vậy mà SmartOSC DX đã chia sẻ quy trình chuyển đổi số để doanh nghiệp tham khảo và nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện chuyển đổi. Hãy nhanh chóng chuyển đổi để đứng vững trong thời kỳ khó khăn này đồng thời tạo sức bật khi dịch Covid kết thúc. Nếu gặp khó khăn trong khi chuyển đổi số, liên hệ ngay với SmartOSC DX tại số  (+84) 24 710 8 1222 để được tham vấn nhiều giải pháp hữu ích.

Trải nghiệm sử dụng giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam tại đây.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY