Chuyển Đổi Số Là Gì? Các Bước Chuyển Đổi Số Của Doanh Nghiệp 2021

Trong thời gian gần đây, cụm từ “chuyển đổi số” – Digital Transformation được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ và họ chưa thực sự sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi này. Vậy cùng SmartOSC DX tìm hiểu chuyển đối số là gì? Các bước chuyển đổi số của doanh nghiệp năm 2021? Và tìm hiểu xem quá trình này nó đã ảnh hưởng như thế nào tới kết quả kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp cần? 

Tổng quan về chuyển đổi số

Chuyển đổi số là cụm từ được Việt hóa bởi Digital Transformation hiện đang là xu hướng mới được thịnh hành nhất trên thế giới. tại các doanh nghiệp, việc chuyển đổi số được xem là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng. Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, từ bán lẻ cho tới tài chính hay chăm sóc sức khỏe, cộng nghệ đều đã được khởi động tạo thành các dự án nhỏ với mục tiêu cải thiện sự trải nghiệm của khách hàng, làm tăng hiệu quả và doanh thu cho quá trình kinh doanh. 

Chuyển đổi số alf cụm từ được nhắc tới rất nhiều và sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0, nhưng thật khó nếu đưa ra một khái niệm chuẩn nhất về thuật ngữ này. Ứng dụng vào cho từng lĩnh vực, chuyển đổi số có thể mang tới cách vận hành, kết quả khác nhau. 

Một công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner cho rằng” Chuyển đổi số alf việc sử dụng công nghệ số nhằm thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội phát triển và doanh thu, giá trị mới cho doanh nghiệp”. Trong khi đó, Microsoft cho biết số hóa là việc tư duy lại cách thức các tổ chức khi tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình nhằm tạo ra những giá trị mới. 

Vậy nên, khái niệm của chuyển đổi số được ứng dụng trong công nghệ và trong lĩnh vực này được định nghĩa như sau: “Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá tình thay đổi từ mô hình truyền thống tới doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới và dữ liệu lớn như Big Data, Internet vạn vật – IoT, điện toán đám mây – Cloud… thay đổi phương thức điều hành cũng như lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty”. 

Dù với bất kỳ cách định nghĩa nào, Digital Transformation cũng được xem là xu hướng mới phổ biến nhất trong thời đại internet bùng nổ. Đây là cách mà doanh nghiệp ứng dụng công nghệ một cách logic, hiệu quả ào tất cacr các khía cạnh của doanh nghiệp mình. Thay đổi sao cho phù hợp và đúng hướng sẽ nấc thang đưa doanh nghiệp chạm tới tầng cao mới. 

Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

Chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà số hóa mang lại đối với doanh nghiệp trong thời đại hội nhập. Khi nhận thức được sự cần thiết của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng có rất nhiều cơ hội để tiếp cận và bứt phá với tiềm năng phát triển rộng lớn. Mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp cần được thay đổi một cách toàn diện, tăng hiệu quả cho việc hợp tác, năng suất được tối ưu nhằm đạt tới những mục đích của quá trình kinh doanh, mang tới nhiều giá trị tốt đẹp dành cho khách hàng. 

Thông tin minh bạch và rõ ràng

Khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số, nhân sự bên trong doanh nghiệp cũng có thể được tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ. Thông tin này gồm hiệu quả của quá trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh và giá trị lâu dài của khách hàng… đều được minh bạch giúp nhân sự hoàn thành tốt công việc của mình. 

Bài viết liên quan:  Thay Đổi Từ Mô Hình Truyền Thống Sang Mô Hình Doanh Nghiệp Số

Bên cạnh đó, không chỉ cho phép doanh nghiệp sẵn xếp nguồn dữ liệu có trình tự, hợp lý, số hóa doanh nghiệp còn cho phép phía nhân sự chủ động toàn quyền với nguồn dữ liệu quan trọng thuộc về mình. Nhờ đó, người quản lý sẽ thuận tiện hơn, chính xác và nhanh gọn trong các quyết định. 

Tăng tính cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp

Giữa kỷ nguyên với ngành công nghệ đang được lên ngôi, chuyển đổi số đã trở thành vấn đề sống còn ở mỗi doanh nghiệp. Đây không còn là sự lựa chọn mà là yếu tố duy trì, quyết định tới tương lai, về sự tồn tại của các tổ chức. 

Thương trường như chiến trường, bên cạnh việc cố gắng thúc đẩy doanh thu, các doanh nghiệp còn cạnh tranh ngầm với nhau về việc đổi mới, tốc độ hay khả năng thích ứng của chúng. Vô hình chung, chuyển đổi số ngày càng có động lực để tăng tốc, chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức rõ ràng hơn về các lợi ích của công nghệ số, hầu hết doanh nghiệp đều lấy đó làm mục tiêu để nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn trong quá trình chuyển đổi số, làm gia tăng giá trị đối với khách hàng. 

Tăng hiệu suất – cắt giảm chi phí

Bất kỳ khoản chi tiêu nào của các doanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới lợi ích chung. Công nghệ số sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí làm bạn không ngờ tới, góp phần giữ lại nhiều lợi nhuận khủng cho tập thể. 

Bài viết liên quan:  Chỉ Dẫn Các Giải Pháp Công Nghệ Theo Lộ Trình Chuyển Đổi Số Theo Hướng Dẫn Mới Nhất 2021

Ví dụ: Trước đây, để có thể kiểm tra, xem xét một số sản phẩm, cần phải đưa ra sản phẩm thực tế, cầm trên tay và nhìn bằng mắt thực, nhân viên mới có thể đánh giá khái quát được về sản phẩm. Song cũng chính vì điều này sẽ vô hình khiến cho doanh nghiệp tốn không ít chi phí và công sức cho mỗi lần đánh giá. Chuyển đổi số 4.0 sẽ giúp cho doanh nghiệp làm vơi đi gánh nặng trên tay; trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, bất cứ là lúc nào, nhân viên cũng sẽ có thể nhìn nhận, đánh giá và quan sát chi tiết sản phẩm dựa vào trực quan trên hình ảnh kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, dữ liệu trong thời gian chuyển đổi số sẽ được sao lưu trên nền tảng công nghệ đám mây, và hơn nữa hỗ trợ quản lý bởi các đơn vị cung cấp giải pháp lưu dữ bên ngoài doanh nghiệp. Nhờ đó, nhân viên có thể tiết kiệm không nhỏ thời gian, dành thời gian còn lại toàn tâm, toàn lực cho những dự án mới hơn. Cắt giảm áp lực, nhẹ bớt lo âu và mang tới hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều. 

Nếu không chuyển đổi số doanh nghiệp thì vẫn có thể tự động hóa quy trình một cách thủ công. Tuy nhiên, đối với quá trình này sẽ làm tiêu tốn khá nhiều thời gian. Thay vào đấy, nhân sự cố thẻ dành cho những công việc khác để tạo nên lợi nhuận mới, ảnh hưởng tích cực tới năng suất và hoạt động của công ty. 

Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Nếu là nhiều năm trước đây, chuyển đổi số được xem như một khái niệm khá mơ hồ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời đại này, chuyển đổi số là phương thức thông minh giúp cho công ty vận hành hiệu quả nhất, thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Để doanh nghiệp chuyển đổi số, cần phải thực hiện những bước cơ bản như:

Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu

Trước tiên, doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ những mong muốn và đưa ra định hướng, mục tiêu của công ty cũng như giới hạn, lĩnh vực cụ thể cần phải chuyển đổi số. Đó có thể là về mảng nhân sự, quản lý khách hàng, quy trình hay công việc. Khi đã xác định được hướng đi rõ của mình, doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt những nội dung tiếp theo. 

Sau đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị nguồn dữ liệu mẫu. Đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. 

Bước 2: Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp

Căn cứ vào các mục tiêu và nguồn dữ liệu đã có, doanh nghiệp có thể đưa ra những tiêu chí nhằm xây dựng hoặc lựa chọn nền tảng quản trị tương thích. Một nền tảng quản trị phù hợp sẽ thay thế cho người điều hành thông minh chỉ ra rõ năng suất công việc, giảm chi phí, công sức và thời gian bỏ ra. Tuy nhiên, nếu lựa chọn một nền tảng không phù hợp, doanh nghiệp có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí là làm tổn hại về nhân lực và vật lực. 

Bài viết liên quan:  Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Thực Hiện Chuyển Đổi Số?

Ở bước chọn nền tảng, doanh nghiệp có thể đầu tư vào truyền thông trong nội bộ tổ chức. Khi đã trang bị cho mình kiến thức vững vàng, nhân sự trong công ty có thể được nắm bắt nhanh và quá tình này được triển khai hiệu quả hơn. 

Bước 3: Số hóa dữ liệu

Dữ liệu là phần giá trị trong quy trình chuyển đổi số. Nếu biết cách tận dụng, dữ liệu này sẽ là bàn đạp giúp cho việc chuyển đổi được diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh dữ liệu nội bộ của công ty, người lãnh đạo cần có những khảo sát, chú ý tới dữ liệu của đối tác, đổi thủ của mình để tạo dựng cái nhìn tổng quan, sau đó là nghiên cứu sâu hơn vào số liệu chi tiết. 

Bước 4: Số hóa quy trình chính sách

Hoàn tất số hóa về dữ liệu, số hóa chính gồm số hóa các quy trình nội bộ, quy định về mảng nhân sự, chính sách vận hành kinh doanh. Muốn số hóa quy trình, doanh nghiệp cần phải có sẵn quy trình riêng dành cho các tổ chức. Khi đó, mọi tài liệu và thông tin công ty sẵn có sẽ dễ dàng số hóa được. 

Bước 5: Lập hệ thống báo cáo

Khi toàn bộ những thông tin nội bộ đã được số hóa, bước sau là xây dựng một hệ thống báo cáo chỉnh chu. Chi tiết về bản báo cáo được xoay quanh việc báo cáo nhân sự, báo cáo tiếp thị và doanh số… Những báo cáo này cần có sự nghiêm túc, liên tục để xây dựng và cải tiến. 

Mọi đóng góp và thắc mắc xin liên hệ với đường dây nóng của chúng tôi để được gặp những chuyên viên tư vấn hàng đầu và kinh nghiệm lâu năm trong việc lắp đặt phần mềm, lên kế hoạch và sơ hồ giúp chuyển đổi số thành công cho các doanh nghiệp. 

SmartOSC DX tự hào là một trong những đơn vị đi đầu chuyên cung cấp các phần mềm uy tín, với chi phí lắp đặt siêu rẻ so với thị trường mặt bằng hiện nay. Chúng tôi đã thành công khi ứng dụng công nghệ số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian đại dịch COVID 19 bùng nổ. Và mong muốn rằng trong tương lai sẽ được đồng hành cùng quý công ty của bạn trong chặng đường phát triển bền vững của thị trường Việt Nam này.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY