Chuyển Đổi Số Trên Thế Giới Và Tại Việt Nam

Bước vào năm 2021, từ khóa “Digital Transformation hay Chuyển đổi số” với 540.000.000 lượt tìm kiếm cho thấy mức độ “hot” mà nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu đang rất quan tâm. Mối quan tâm đỉnh điểm nhất là vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khi các doanh nghiệp lao đao rơi vào tình thế lockdown diện rộng, các công việc gặp khá nhiều trở ngại. Thậm chí ngưng sản xuất và dẫn đến tình trạng khó kiểm soát hàng hóa, đơn hàng hay quản trị công việc nội bộ, xử lý công việc trì trệ.

Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ tự động hóa vào việc quản trị nội bộ và thực hiện xử lý công việc bằng công nghệ thông minh thay thế cho công việc truyền thống rườm rà, kém linh hoạt. Chính nhờ sự nắm bắt kịp thời, các doanh nghiệp không ngừng phát triển, ít chịu ảnh hưởng bởi đại dịch và giá cổ phiếu không sụt giảm tránh thiệt hại tới tổ chức.

Với những lợi ích không thể bỏ qua của chuyển đổi số, SmartOSC DX sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về “Chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam”. Giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng duy trì tăng trưởng và hoạt động kinh doanh trong các giai đoạn sắp tới.

Chuyển đổi số là gì?

Theo quan điểm của tập đoàn FPT, Chuyển đổi số trong doanh nghiệp hoặc tổ chức là sự thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng việc áp dụng những công nghệ quản lý: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Thuật toán đám mây (Cloud), Công nghệ chuỗi (Blockchain)… nhằm thay đổi quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp và cách các nhà lãnh đạo vận hành. Bên cạnh đó, chuyển đổi số đem tới các lợi ích tốt đẹp như cắt giảm chi phí vận hành, lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định với độ chính xác cao thông qua hệ thống báo cáo và phân tích, gia tăng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn. Qua đó, các doanh nghiệp đạt được hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi số thay đổi cục diện trên toàn thế giới

Câu chuyện 4.0 và sự đào thải khắc nghiệt của 5.0

Con người có thể mất gần 100 năm để khởi động cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ 2 và lần thứ 3 nhưng chỉ mất khoảng 40 năm để bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0). Sắp tới đây cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 sẽ ngày càng rút ngắn và đồng nghĩa với việc kẻ chậm chân sẽ nhanh chóng bị đào thải nếu cứ giậm chân tại chỗ.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên, con người đã nhận ra được giá trị công nghệ tự động là một phương tiện tiến bộ, thúc đẩy hiệu quả và năng suất làm việc như dây chuyền lắp ráp tự động, máy tính, máy móc hơi nước. 

Tiếp đến giai đoạn 3.0 và 4.0, ngành công nghệ số diễn ra như một xu hướng đổi mới dần công nghiệp truyền thống. Cơ sở dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cùng các thuật ngữ công nghệ xuất hiện đã làm thay đổi toàn bộ cục diện và hình thành nên các mô hình: năng lượng, sản xuất, thành phố thông minh… Do đó, các chuyên gia nhận định, mục tiêu của Cách mạng công nghiệp 5.0 là giảm bớt quá nhiều sự chú trọng vào máy móc công nghệ, phát triển tương tác giữa con người và máy móc, tạo ra sự giao thoa cho trình độ chuyên môn, mở ra các lĩnh vực ngành nghề đột phá mới. Công nghệ 5.0 được dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2035 hoặc sớm hơn kéo theo sự ra đời của robot.

Thế nên công nghệ không ngừng phát triển, con người không chịu nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi và biết cách vận hành sẽ chẳng thể tiến xa trong tương lai và nhanh chóng đào thải khỏi cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt.

Doanh nghiệp nước ngoài nói gì về chuyển đổi số?

Chuyển đổi số trên thực tế giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất làm việc, sàng lọc trong việc tìm kiếm nguồn lực, những lỗ hổng của quy trình vận hành, chuyển đổi từ nhà máy sang mô hình sản xuất để cung cấp sản lượng hàng hóa nhiều hơn và con người sẽ đảm nhận vị trí mang lại giá trị tăng cao, hỗ trợ giám sát hệ thống dây chuyền máy móc làm việc.

Một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công trong từng lĩnh vực khác nhau

Nike 

Là thương hiệu quần áo và giày thể thao hàng đầu thế giới, công ty này cảm thấy cách vận hành công việc của họ quá lỗi thời, trì trệ và doanh thu sụt giảm. Ban lãnh đạo của Nike đã thực hiện chuyển đổi số thay đổi toàn bộ tư duy, chuỗi cung ứng và chú tâm vào kết nối khách hàng. Trái ngọt mà Nike nắm bắt được là từng chiến lược thương mại điện tử và tiếp thị số đạt doanh thu cao, nâng giá cổ phiếu của họ từ 55 đô la lên 88 đô la chỉ mất gần 2 năm khi họ áp dụng chuyển đổi số.

Home Depot

Doanh nghiệp Home Depot là doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị gia đình, xây dựng. Tuy công ty này đã rất thành công vào cuối năm 2017 nhưng họ đã quyết định áp dụng chuyển đổi số để mở rộng hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của Home Depot là nâng cao trải nghiệm mua sắm online và cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Họ thuê 1.000 chuyên gia công nghệ thông tin xây dựng các kênh phân phối, thu thập và sử dụng hiệu quả các dữ liệu của khách hàng giúp cải thiện dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. Kết quả trong vòng hai năm, giá trị cổ phiếu của Home Depot tăng từ 135 đô la lên 215 đô la, mức doanh thu họ tăng hơn 17 tỷ đô la.

Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Xu thế chuyển đổi số thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc tại Việt Nam

Năm 2020 tạo nên không ít khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng là quốc gia ít nhiều cũng chịu tác động này. Mặt khác, chính phủ không ngừng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi hình thức kinh doanh, cập nhật xu thế công nghệ số hóa và duy trì tăng trưởng bền vững lâu dài. Theo đánh giá của các công ty nước ngoài, Việt Nam quốc gia tiềm năng và có lượng mua sắm trực tuyến lớn, cập nhật công nghệ hiện đại nhanh. Thực tế, các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới chuyển đổi công nghệ số đều đáp ứng thách thức, cơ hội và phục hồi nhanh khi trải qua các cuộc khủng hoảng.

Các lĩnh vực ngành nghề tại Việt Nam như ngân hàng, xây dựng, logistic, y tế và nông nghiệp cũng đang trên đà cập nhật kỹ thuật số vào phương thức hoạt động. Đặc biệt phải kể đến hoạt động thương mại điện tử là bước đi rõ rệt nhất khi Việt Nam là nước giữ vị trí số 3, tăng trưởng 18% đạt 11,8 tỷ đồng ở khối  khu vực ASEAN trong năm 2020. Vùng đất vàng khiến nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc.

Mục tiêu chuyển đổi số và thực tế mà Việt Nam đã triển khai

Trải qua giai đoạn khởi động cho chương trình chuyển đổi số quốc gia, đến năm 2021 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2025 được các giới chuyên gia đánh giá là thời điểm để đưa ra các quyết định tốt nhất cho việc tăng tốc các hành động và pháp triển khai cụ thể đối với từng bộ ngành, lĩnh vực và các địa phương. Với các lĩnh vực chính trong chuyển đổi số quốc gia là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiên phong xây dựng được một chương trình về chuyển đổi số quốc gia được chính phủ phê duyệt cho chương trình đổi mới đất nước.

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Là Gì Và Những Lợi Ích Của Nó Đối Với Doanh Nghiệp

Trên cả nước hiện có khoảng 58.000 doanh nghiệp hoạt động công nghệ số, tạo ra hơn 1 triệu việc làm. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt mang tầm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và xã hội. Tích hợp chuyển đổi số làm xúc tiến thương mại như thiết lập mạng lưới hậu cần, mở rộng kinh doanh, hạn chế rủi ro phân tán hoạt động nội bộ và các dữ liệu quan trọng. 

Tổng Giám đốc Nanoco – Ông Lương Lực Văn cho biết: “Khi quyết định chuyển sang nền tảng lưu trữ đám mây, doanh nghiệp đã có một sự thay đổi lớn trong cách vận hành và quản lý. Tất cả thông tin chúng tôi chỉ cần được tập trung tại một chỗ, vừa dễ dàng tiếp cận công việc chỉ với cú nhấp chuột mà chỉ mất 20 giây.

Chuyển đổi số đã và đang là một quá trình thiết yếu cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hi vọng qua bài viết của SmartOSC DX về “ Chuyển đổi số trên thế giới và tại Việt Nam ” , bạn có thể tham khảo và nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số trên toàn thế giới đang diễn ra như thế nào. Từ đó, lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một hướng đi phù hợp nhất để không bị lạc hậu trong thời đại công nghệ này.

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline (+84) 24 710 8 1222 để được hỗ trợ bởi đội ngũ tư vấn viên 24/24 đã được đào tạo chuyên sâu về công nghệ số, mang đến giải pháp tối ưu nhất và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp bạn nâng tầm phát triển tương lai.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY