Chuyển Đổi Số Và Những Thách Thức Đặt Ra

Trong những năm gần đây, khái niệm về chuyển đổi số đang dần trở nên phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Chuyển đổi đã và đang mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp phát triển kể cả trong mùa dịch bệnh hoành hành. Chuyển đổi số còn nâng tầm doanh nghiệp lên tầm quốc tế. Các sản phẩm và dịch vụ liên tục được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp nào muốn chuyển đổi số cũng thành công. Vậy, những thách thức được đặt ra cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi số là gì? Hôm nay SmartOSC DX sẽ giới thiệu cho các bạn chủ đề về “Chuyển đổi số và những thách thức đặt ra”.

Những thách thức đặt ra trong giai đoạn chuyển đổi số

Mục tiêu và kế hoạch

Trước khi doanh nghiệp của bạn thực hiện chuyển đổi số, bạn và ban lãnh đạo phải đề ra được một kế hoạch cụ thể và mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp khi bước vào thời kỳ mới. Mọi công việc vận hành doanh nghiệp và chuyển đổi số phải luôn được đồng bộ. Nhờ các mục tiêu và kế hoạch được đặt ra hiệu quả, doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cũng có thể đi theo đường lối giống doanh nghiệp của bạn, vì vậy bất kỳ lúc nào, doanh nghiệp của bạn cũng phải giữ được tinh thần hăng hái và làm việc hiệu quả trong công việc.

Kiến thức

Kiến thức đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Các kiến thức về công nghệ mới, ứng dụng mới luôn luôn được cập nhật và phát triển mỗi ngày. Chính vì điều này, các doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật kiến thức để kịp thời điều chỉnh và áp dụng cho doanh nghiệp của mình, không để doanh nghiệp bị mù mịt về các công nghệ và ứng dụng hiện đại trong ngành nghề của mình, đồng thời không để đối thủ gia tăng khoảng cách cho doanh nghiệp.

Chưa hiểu đúng nhu cầu của khách hàng

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp chạy đua phát triển công nghệ và sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, liên tục tung ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhưng lại không thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Trong thời kỳ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể được mở rộng ra một thị trường rộng và lớn hơn. Với sự mở rộng này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.  Nếu doanh nghiệp không hiểu nhu cầu của khách hàng, khả năng cao là sẽ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới không phù hợp với thị hiếu của thị trường dẫn đến những khoản chi phí và thất thoát không đáng có. Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải nghiên cứu và đưa ra các phương pháp phản ứng phù hợp cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp khi tung ra thị trường mới này.

Nguồn nhân lực

Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, một số lớn nguồn nhân lực sẽ cần được bổ sung cho nhiều vị trí khác nhau. Việc này yêu cầu một số lượng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, đáp ứng được các lượng kiến thức cần thiết để vận hành doanh nghiệp. Đồng thời, với các yêu cầu về nguồn nhân lực đó, doanh nghiệp cũng có thể sẽ phải thanh lọc một phần lực lượng nhân sự tại doanh nghiệp. Các nhân sự này có thể do không đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, bằng cấp và trình độ chuyên môn có thể dẫn đến các quy trình, công việc sau khi chuyển đổi số không thể vận hành theo mong muốn của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các nguồn nhân lực trong xã hội được đào tạo bài bản và qua nhiều trường lớp, có nhiều bằng cấp, hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp.

Bảo mật

Bảo mật có thể được xem là một trong những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp chùn bước nhất. Với xu hướng chuyển đổi số rầm rộ hiện nay, rất nhiều phần mềm và công nghệ được sáng tạo để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật thông tin cho doanh nghiệp khi sử dụng các phần mềm và công nghệ này lại khiến cho ban lãnh đạo của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì không thể tìm hiểu được sản phẩm nào, phần mềm của đơn vị nào đáp ứng được các tiêu chuẩn về bảo mật mà doanh nghiệp mong muốn, dẫn đến sự đắn đo cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp khi quyết định thực hiện chuyển đổi số. Vì vậy, trước khi thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp, ban lãnh đạo có thể tìm hiểu về các đơn vị cung cấp giải pháp về chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp của mình được hỗ trợ tốt hơn khi bắt đầu chuyển đổi.

Mối quan hệ

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhân viên cũng có thể trở thành một trong những thách thức cho doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số. Khi doanh nghiệp bước vào thời kì chuyển đổi số, một số quy trình và công việc có thể bị tinh giản, các thông tin về chuỗi cung ứng có thể được quản lý một cách thống nhất hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp không thể đưa ra được các giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp đối tác hoặc cho các nhân viên của mình sẽ có thể khiến họ mất đi lòng tin về sự hợp tác của đôi bên khi chuyển đổi số được áp dụng cho doanh nghiệp.

Tạm kết:

Đối với nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số là một cơ hội lớn giúp doanh nghiệp có thể phát triển và vươn ra tầm thế giới, mở rộng thị trường và sức ảnh hưởng. Nhưng các thách thức đi kèm khi chuyển đổi số có thể sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Bài viết liên quan:  Những Lý Do Nào Khiến Doanh Nghiệp Vẫn Chưa Chuyển Đổi Dữ Liệu?

Hy vọng qua bài viết về “Chuyển đổi số và những thách thức đặt ra” của SmartOSC DX sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo được các thách thức tiềm tàng khi doanh nghiệp của mình thực hiện chuyển đổi số trong thời gian sắp tới.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY