COVID Không Bao Giờ Là Nỗi Sợ Nếu Doanh Nghiệp Sở Hữu Giải Pháp Văn Phòng Điện Tử
Đã sang năm thứ 3 kể từ khi ca nhiễm Covid – 19 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Các hoạt động thuộc mọi lĩnh vực từ: văn hóa, giáo dục, xã hội,… đặc biệt là kinh tế đều bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Do không thể đến cơ quan làm việc do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp trở nên kiệt quệ, tạm ngừng kinh doanh, thậm chí bị phá sản. Trước tình hình đó, doanh nghiệp Việt Nam phải có những giải pháp để cải thiện tình hình này. Và COVID sẽ không bao giờ là nỗi sợ nếu doanh nghiệp sở hữu giải pháp văn phòng điện tử. Cùng SmartOSC DX tìm hiểu về giải pháp này qua bài viết dưới đây!
Hậu Covid, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm tại Việt Nam và thế giới vẫn đang ngày một tăng lên. Tuy chưa thể nói được khi nào đại dịch sẽ chấm dứt trên toàn cầu nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao và phục hồi được mức tăng trưởng như thời kỳ trước khi Covid – 19 xuất hiện, các doanh nghiệp cần chuẩn bị thật chu đáo vì hậu Covid sẽ là một bối cảnh hoàn toàn khác. Vì vậy, hậu Covid, doanh nghiệp cần chú ý một vài điểm sau:
Thứ nhất, chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt
Theo bà Đào Thị Thiên Hương, Phó Tổng Giám đốc EY Việt Nam, Phụ trách Tư vấn Chiến lược khi trao đổi với tờ báo Đầu tư có nêu ra quan điểm: “Xem xét lại chiến lược và mô hình kinh doanh, cũng như xác định vị thế thị trường là điều doanh nghiệp cần ưu tiên để phát triển trong dài hạn,…”
Quả thật, trước bối cảnh “bình thường mới” – có rất nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ trước Covid và trong khi Covid, nên doanh nghiệp rất cần chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để phù hợp với thời cảnh, tăng cường sức bền và tính linh hoạt cho doanh nghiệp của mình.
Trước hết, ta cùng nói về vấn đề mô hình kinh doanh. Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận xu hướng tiêu dùng hiện tại là mua sắm trực tuyến, đòi hỏi phải thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới. Theo đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ lợi thế cũng như yếu điểm của doanh nghiệp mình, tận dụng nó một cách sáng tạo, áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, thực hiện chuyển đổi số để cho ra những sản phẩm, dịch vụ mới, thông minh hóa quản trị và quy trình sản xuất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và khả năng tương tác với các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp đối tác.
►►► Bộ giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp Sản Xuất: Phần Mềm Logistics, Hệ Thống MES, Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự, Phần Mềm CRM, Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng, Hệ Thống Văn Phòng Điện Tử
Để bắt kịp xu hướng của xã hội thời kỳ hậu Covid, doanh nghiệp cần trở lại với một diện mạo mới, một mô hình kinh doanh mới sáng tạo hơn để có thể phát triển bền vững, đủ sức chống chọi với dịch bệnh nguy hiểm.
Một ví dụ điển hình cho việc chuyển dịch mô hình kinh doanh là từ trực tiếp sang trực tuyến. Bà Xuân Hải – giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan ở Hà Nội cho biết: trước khi dịch bệnh bùng phát, công ty bà chủ yếu thu lợi nhuận từ việc bán hàng trực tiếp. Nhưng khi dịch bệnh kéo dài, bà quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, bắt đầu chuyển sang bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử cả trong và ngoài nước. Nhờ đó, doanh thu của công ty không hề bị suy giảm mà còn tăng gấp 2 ban đầu. Từ đây, ta có thể thấy được lợi ích của việc chuyển đổi mô hình kinh doanh thời kỳ hậu Covid.
Đi đôi với chuyển dịch mô hình kinh doanh là chuyển dịch chi phí chi tiêu của doanh nghiệp. Chẳng hạn như trước đây, doanh nghiệp cần chi phí để thuê văn phòng, cải thiện cơ sở vật chất thì trong bối cảnh Covid – 19, nhân viên không thể đến chỗ làm nên doanh nghiệp có thể cắt bỏ chi phí này. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đầu tư chi phí vào các phần mềm, nền tảng tự động hóa, công nghệ giúp nhân viên làm việc từ xa, đầu tư phát triển văn phòng điện tử hiện đại.
Để biết được cần chuyển dịch chi phí như thế nào là hợp lý, đúng đắn, doanh nghiệp cần quản lý thanh khoản, cân đối dòng tiền, cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết và theo dõi chặt chẽ công nợ. Đồng thời, cần cơ cấu lại sản phẩm và chính sách giá, rà soát lại công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng,…
Thứ hai, ba chiến lược chính góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ khủng hoảng
Trước sự tàn phá khốc liệt của đại dịch Covid – 19, chắc chắn sẽ có không ít những doanh nghiệp bị khủng hoảng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đứng lên từ khủng hoảng? Cùng SmartOSC DX phân tích 3 chiến lược sau đây:
Chiến lược thứ nhất, xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng
Như đã nêu ở trên, chi phí của doanh nghiệp cần phải chuyển dịch, giảm bớt chi phí vào những hoạt động không cần thiết, tập trung chi tiêu cho các phần mềm tự động hóa để tập trung vào các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Để thực hiện tốt chiến lược này, các công ty, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi:
- Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý?
- Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19?
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với giải pháp giá trị đó so với doanh nghiệp cạnh tranh là gì?
- Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?
Chiến lược thứ hai, tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển
Đi đôi với việc xác định lại chi phí cho doanh nghiệp phù hợp với yếu tố thúc đẩy tăng trưởng là việc tinh gọn lại quy trình. Điều này sẽ giúp rút ngắn các khâu không quan trọng mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ đó cũng góp phần giảm thiểu chi phí không cần thiết.
Sau một thời gian đình trệ vì dịch bệnh Covid – 19, đã đến lúc các doanh nghiệp bắt tay lại vào việc đầu tư để phát triển. Đó là việc đầu tư vào những công nghệ tiên tiến, vào phần mềm tự động hóa hiện đại,… Tất cả góp phần phục hồi công ty, đưa công ty phát triển sang một trang mới.
Chiến lược thứ ba, đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành mới
Khi đã giản lược một số quy trình và đầu tư vào những phần mềm, trang thiết bị mới thì chắc chắn ta phải đào tạo lại nhân viên sao để có thể quen với cách vận hành mới của công ty, doanh nghiệp. Trước tiên, doanh nghiệp phải thay đổi nhận thức của nhân viên, giúp nhân viên có định hướng đúng đắn về công ty. Sau đó, đào tạo họ với các kỹ năng, nghiệp vụ mới rồi cuối cùng đánh giá nhân viên để giúp họ nhận ra điểm nào tốt cần phát huy và điểm nào sai cần loại bỏ.
Giải pháp văn phòng điện tử của SmartOSC DX
Giải pháp văn phòng điện tử của SmartOSC DX là việc vận hành mọi quy trình, công việc, thông tin một cách thống nhất, nhanh chóng và bảo mật qua các kênh quy trình nội bộ trực tuyến với việc tự động hóa quy trình nội bộ từ đó xử lý các yêu cầu không cần giấy tờ, mọi công văn, giấy tờ, báo cáo đều được khởi tạo, phê duyệt và lưu trữ trên một nền tảng tập trung trực tuyến, giúp nhà lãnh đạo dễ dàng giải quyết các công việc mọi lúc mọi nơi ngay cả khi làm việc tại nhà.
Các doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp văn phòng điện tử của SmartOSC DX vì đây là một đơn vị có 15 năm kinh nghiệm tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu như Daikin, ASUS, COURTS, Ricoh, Toshiba, Lotte, Baemin…, cung cấp các giải pháp CĐS quản trị doanh nghiệp như: HRM, CRM, E-Office, Recruit, RPA…. SmartOSC DX sẽ đưa ra giải pháp tuỳ chỉnh linh hoạt cho từng Doanh nghiệp, giải quyết được những bài toán phức tạp nhất và vẫn đảm bảo thông tin ở mức độ cao nhất, đặc biệt sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình.
Để nhận được thông tin chi tiết và sự hỗ trợ đến từ SmartOSC DX, vui lòng liên hệ theo hotline (+84) 24 710 8 1222, SmartOSC DX luôn sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ.
SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số
binance
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/ka-GE/register-person?ref=IJFGOAID