Các Bước Đồng Bộ Hóa Thông Tin Giữa Cửa Hàng Online Và Offline

Trong kinh doanh, việc đồng bộ hóa thông tin giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng tại cửa hàng vô cùng quan trọng. Khi các dữ liệu được nhất quán, sẽ rút ngắn các thao tác thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Trong thời đại công nghệ phát triển, sự tiện lợi và nhanh chóng chính là ưu tiên hàng đầu giúp các doanh nghiệp tiến xa và phát triển. Đối với một số ngành nghề bắt buộc bán hàng truyền thống xen kẽ việc bán hàng trực tuyến cần có những hướng đi để đồng bộ dữ liệu của cả hai phương thức bán hàng này. Vì khách hàng offline có thể trở thành khách hàng tiềm năng online và ngược lại. Chung quy mục đích đồng bộ hóa thông tin để tăng tính hiệu quả trong quá trình vận hành doanh nghiệp, phục vụ khách hàng. Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu ngay các bước, giúp bạn đồng bộ hóa thông tin giữa online và offline ngay sau đây.

Bước 1: Liệt kê tất cả các cơ sở dữ liệu cần có

Trước khi tiến hành đồng bộ hóa dữ liệu trực tuyến và truyền thống, bạn cần hiểu rõ đâu là những dữ liệu cần có, dữ liệu cần đồng bộ. Các thông tin đồng bộ có thể kể đến như:

  • Đơn đặt hàng từ khách hàng
  • Thông tin khách hàng
  • Doanh thu doanh nghiệp theo ngày, tháng, quý, năm…
  • Thông tin nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên giao nhận
  • Các thông tin về sản phẩm: dữ liệu hàng tồn kho, hàng hết hạn, hàng nhập kho, số lượng, size, giá cả…
Bài viết liên quan:  Làm Thế Nào Để Đàm Phán Lương Hiệu Quả?

Việc bán hàng online phải được liên kết và thống nhất chặt chẽ đối với cửa hàng offline, không chỉ giúp cho đơn vị của bạn vận hành trơn tru, mà còn cải thiện được trải nghiệm khách hàng. Không thể xảy ra tình trạng giá ở cửa hàng trực tuyến là giá, nhưng giá tại cửa hàng offline lại là giá khác. Sự thiếu đồng bộ hóa thông tin cũng làm cho doanh nghiệp bạn trong mắt khách hàng trở nên thiếu chuyên nghiệp hơn, ảnh hưởng lớn đến doanh thu bán hàng.

Bước 2: Chọn lọc các đầu mục trọng tâm

Trong một doanh nghiệp, có rất nhiều thông tin, cơ sở dữ liệu khác nhau. Một nhà lãnh đạo tốt cần tìm ra được những vấn đề trọng tâm để đồng bộ dữ liệu, không áp dụng quá nhiều cơ sở dữ liệu tránh việc phân tán sự tập trung của nhân viên. 

Ví dụ, trên một hệ thống thông tin về sản phẩm, những sản phẩm bạn cần đồng bộ cả hai nền tảng offline và online bao gồm: giá bán sản phẩm, kích cỡ sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chất liệu hoặc có thể là tên thương hiệu, đó là những thông tin trọng tâm. Mặc khác, bạn không cần phải đồng bộ dữ liệu thông tin về giá gốc, giá nhập của sản phẩm đó cho tất cả nhân viên, hoặc cả quy trình sản xuất là những điều thừa thãi, không cần thiết. 

Bước 3: Thống nhất và xây dựng quy trình chung giữa online và offline

Khi có những dữ liệu cơ bản từ cửa hàng online và offline, bạn cần tạo lập được một quy trình chung, như một thể thống nhất hoàn chỉnh. Khi có được bảng xây dựng chỉnh chu, các công việc thủ công sẽ được giảm thiểu, dần dà doanh nghiệp bạn sẽ vận hành theo đúng quy trình dựa vào cơ sở dữ liệu có sẵn.

Bài viết liên quan:  Scrum Là Gì? Tổng Quan Về Scrum Mà Doanh Nghiệp Cần Biết

Một khách hàng truy cập vào website hoặc fanpage của bạn, đó là gian hàng trực tuyến nhưng nếu mỗi lần vào hỏi về sản phẩm, nhận được những câu trả lời khác nhau về thông tin như giá bán, chất liệu, cho thấy thiếu sự chuyên nghiệp và đồng bộ của công ty bạn rõ rệt. Muốn xây dựng một công ty lớn, bắt buộc phải đưa mọi thứ đi đúng quỹ đạo, với quy trình cụ thể được hoàn thiện, chỉnh sửa theo từng ngành hàng, sản phẩm khác nhau. 

Bạn có thể xây riêng các quy trình theo nhóm sản phẩm khác nhau, hoặc có thể tạo riêng quy trình cơ bản chung, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hướng kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải có quy trình, vì quy trình chính là hệ quy chiếu giúp bạn đánh giá và theo dõi toàn bộ quá trình doanh nghiệp phát triển.

Bước 4: Cải tiến đồng bộ hóa bằng các ứng dụng, phần mềm giúp bạn quản trị dữ liệu tốt hơn

Với tốc độ cải tiến của công nghệ, ngoài việc đồng bộ dữ liệu thủ công, còn có cách thức hiện đại hơn với thời gian và chi phí hợp lý cho mọi doanh nghiệp từ khởi nghiệp, vừa và nhỏ đến những doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa ngành cũng sử dụng, đó chính là phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu, hay còn gọi là mô hình CRM. Mô hình này giúp  cho doanh nghiệp bạn thu lợi cực kỳ lớn, đặc biệt là việc thống kê, quản lý và đồng bộ hóa thông tin giữa cửa hàng online và offline. 

Đây là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp bạn: 

  • Chức năng quản lý data khách hàng tiện lợi
  • Tự động hóa quy trình bán hàng
  • Tự động hóa tiếp thị doanh nghiệp
  • Triển khai và quản lý toàn diện khách hàng
  • Đồng bộ hóa các thông tin, hoạt động toàn doanh nghiệp
Bài viết liên quan:  Phân Biệt Lương Gross Và Lương Net - Loại Nào Cho Người Lao Động?

Việc áp dụng mô hình CRM trong quản lý và đồng bộ thông tin cửa hàng online và offline là việc làm thông minh, giúp tối ưu hóa tất cả quy trình thực hiện, mang lại cho doanh nghiệp bạn lợi thế cạnh tranh lớn về sự chuyên nghiệp, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Đồng bộ hóa thông tin giữa các cửa hàng đặc biệt là online và offline vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần có một quy trình với những bước chuẩn giúp bạn trở thành lớn mạnh, với cơ chế vận hành chuyên nghiệp, thiết thực. Hi vọng qua những thông tin có thể giúp doanh nghiệp bạn tạo lập được quy trình chuẩn cho doanh nghiệp mình. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY