Lộ Trình Chuyển Đổi Số Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam

Với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, vấn đề chuyển đổi số là điều khá đơn giản bởi họ có tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới hoạt động rộng khắp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là vấn đề lớn vì họ cũng không mạnh về tài chính, kiến thức về công nghệ chuyển đổi số cũng không được chuyên sâu. Vì vậy, SmartOSC DX sẽ chia sẻ lộ trình chuyển đổi số phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bài viết này.

Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp mà các giai đoạn thực hiện có thể thực hiện cùng lúc hoặc từng bước một.

Xác định mục tiêu chiến lược

Có 3 điều doanh nghiệp cần làm rõ tại công đoạn này:

  • Xác định mục tiêu chiến lược song song với xây dựng tầm nhìn chung cho quá trình chuyển đổi số.
  • Phải tích hợp kế hoạch chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.
  • Xác định kiến trúc tổng thể của doanh nghiệp (enterprise architecture).

Để thực hiện tốt những quy trình trên, doanh nghiệp cần xác định tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn để khi áp dụng chiến lược chuyển đổi số không phát sinh vấn đề. Không nên tách riêng hoạt động chuyển đổi với hoạt động chung của doanh nghiệp, bởi vốn dĩ chuyển đổi là để nâng cấp hiệu quả công việc. Vì vậy, xác định kiến trúc tổng thể là điều cực kỳ quan trọng nó giúp việc lên kế hoạch, thiết kế mô hình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và hiện thực hóa cơ cấu tổ chức, liên kết các quy trình làm việc, tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp.

Tiến hành chuyển đổi số

Trong hoạt động chuyển đổi số này có ba giai đoạn trọng tâm, tạo ra sức bật nhanh chóng khi chuyển đổi.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Vì đặc thù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm lực tài chính không vững nên giai đoạn đầu khi chuyển đổi số cần tập chung vào chuyển đổi mô hình kinh doanh nghiệp nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đã đầu tư cho các phần mềm công nghệ. Những hoạt động sẽ tạo ra nhiều giá trị lớn khi ứng dụng công nghệ như: chăm sóc khách hàng, tạo ra nhiều dịch vụ/sản phẩm mới gia tăng trải nghiệm cho họ, đầu tư vào các sàn thương mại điện tử, mở rộng kênh phân phối, tự động hóa Marketing… 

Song song với nhiều hoạt động đầu tư vào chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm của họ thì cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ cao cho chuỗi cung ứng bao gồm: dây chuyền sản xuất, quản lý các vấn đề về xuất hàng/nhập hàng/hàng tồn kho… giúp nhà quản lý nắm rõ mọi quy trình hoạt động, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tối ưu chi phí đồng thời đảm bảo số lượng hàng hóa xuất ra đáp ứng đúng – đủ nhu cầu người tiêu dùng. Ứng dụng công nghệ số ngay khi thực hiện chuyển đổi sẽ khiến chuỗi cung ứng liền mạch, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng với chi phí hợp lý và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý: kế toán, tài chính là điều cần thiết. Bởi chúng liên quan trực tiếp đến các vấn đề chi phí, tiền bạc của doanh nghiệp. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu chung bằng việc áp dụng phần mềm công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch về tài chính, thiết lập cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh (khách hàng, doanh thu), hay lợi nhuận, lãi ròng… Đây sẽ là nền móng vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các bước chuyển đổi số tiếp theo.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh không thể thiếu việc nâng cấp bảo mật thông tin khi hiện nay có rất nhiều vấn đề như: bị kẻ xấu xâm nhập hệ thống mạng doanh nghiệp, dữ liệu bị rò rỉ, thậm chí là nhân viên phát tán thông tin khách hàng ra ngoài… Nên tạo ra một hệ thống bảo mật dữ liệu đủ mạnh là điều doanh nghiệp cần ghi nhớ khi tiến hành chuyển đổi số. 

Chuyển đổi số mô hình quản trị

  • Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo.
Bài viết liên quan:  Các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam

Khi đã đạt được những tăng trưởng nhất định về doanh thu, thu thập được nguồn khách hàng trung thành lớn, doanh nghiệp cần đổi mới toàn bộ mô hình quản trị. Nhìn chung, đa số doanh nghiệp Việt vẫn đang quản lý theo hình thức truyền thống, thường chỉ dừng lại ở mức số hóa chứ chưa triển khai được chuyển đổi số trong mô hình quản trị. Cần chuyển đổi từ cơ cấu tổ chức, dữ liệu, con người, hệ thống công nghệ thông tin… để làm nền tảng cho các giai đoạn sau khó khăn và phức tạp hơn. Nếu chuyển đổi mô hình quản trị thành công sẽ giúp doanh nghiệp định hướng hướng đi của mình trong nhiều năm, kích thích tăng trưởng bền vững.

  •  Chuyển đổi số mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu.

Sau khi hoàn thiện mô hình quản trị ở bước trên thì đến công đoạn này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho việc số hoá các quy trình quản trị nhân sự, quản lý hoạt động sản xuất, lập kế hoạch… Các giải pháp quản lý trên thị trường cho phép doanh nghiệp quản lý khối dữ liệu khổng lồ, tối ưu hóa dữ liệu, giảm tải nhiều hoạt động không cần thiết. Bên cạnh đó, xây dựng thông tin một cách khoa học, cập nhật hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên đến nhà quản trị. Một vài phần mềm quản lý phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay như: Zoho CRM, CRM VIET, Zoho People, Getfly… 

Kết nối kinh doanh và quản trị đồng thời đổi mới sáng tạo 

Sau khi chuyển đổi hai mô hình ở hai giai đoạn trên thì doanh nghiệp đừng quên gắn kết chúng lại nhằm tạo thành hệ thống thông tin xuyên suốt, sử dụng một nguồn cơ sở dữ liệu chung cho toàn doanh nghiệp để dễ dàng quản lý. Sở hữu hệ thống hoạt động liên kết với nhau sẽ giúp lãnh đạo chủ động trong vấn đề theo dõi, quản lý, phản ứng kịp thời trước các vấn đề phát sinh. Điều này sẽ tạo ra lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, đứng vững trước nhiều thách thức của thị trường và không bị tổn thất về tài chính.

Doanh nghiệp không nên lơ là khi ở giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh đã nâng cấp bảo mật thông tin. Tại giai đoạn này, ứng dụng công nghệ số để bảo vệ thông tin doanh nghiệp, thông tin khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không chủ động thắt chặt hệ thống bảo mật dẫn đến rò rỉ thông tin sẽ khiến uy tín doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng và khách hàng cùng sẽ rời bỏ.

Bài viết liên quan:  5 Thách Thức Khi Thực Hiện Chuyển Đổi Số Và Cách Vượt Qua

Chuyển đổi số ngoài việc tái tạo lại hoạt động trong doanh nghiệp trở nên hiện đại, hiệu quả hơn thì nhà lãnh đạo cần vận dụng chúng tạo ra nhiều sáng kiến mới mẻ, độc đáo nhằm thiết lập chu trình phát triển hơn cho doanh nghiệp. Vì đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp đã đi vào ổn định và đang trên đã chịu nhiều biến động của thị trường nên không nhanh chóng đổi mới sáng tạo thì mọi nỗ lực chuyển đổi số sẽ mất trắng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn ứng dụng chuyển đổi số vào việc tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ độc đáo chưa có trên thị trường tạo cảm giác mới lạ cho người dùng hay liên tục nâng cấp hệ thống kinh doanh, thiết lập kế hoạch bảo trì thiết bị để hoạt động sản xuất luôn diễn ra.

Lộ trình chuyển đổi số phổ biến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đã được chia sẻ ở bài viết trên. Nếu cần tư vấn trực tiếp về cách chuyển đổi số sao cho tối ưu nhất, doanh nghiệp có thể liên hệ với SmartOSC DX qua số: (+84) 24 710 8 1222 để được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chuyển đổi tư vấn




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY