Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp

Chuyển đổi số là xu hướng của thời đại bây giờ, nhưng trong nó vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức cần lời giải đáp. Vì vậy, SmartOSC DX đã sưu tầm những câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số cho doanh nghiệp và giải đáp cho bạn đọc trong bài viết này để mọi người có thêm kiến thức, cũng như kỹ năng cho chuyển đối số

Chuyển đổi số là gì? 

Có khá nhiều định nghĩa về chuyển đổi số, nhưng nhìn chúng nó đều được hiểu là quy trình chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hiệu quả quản trị, tạo ra nhiều giá trị mới.

Các hoạt động chuyển đổi số bao gồm những quy trình nhỏ nhất đến những quy trình phức tạp như: số hóa dữ liệu, tối ưu quy trình kinh doanh, tự động hóa sản xuất, quản lý nhân viên, tích hợp trong các công cụ phân tích, tính toán cho đến chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo ra những dịch vụ/sản phẩm mới mà chỉ khi chuyển đổi số mới làm được.

Các yếu tố chính khi chuyển đổi số là gì? 

Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ để nâng cấp hệ thống hoạt động cho doanh nghiệp nên có thể kế thừa bất kỳ dạng công nghệ số nào, miễn là phù hợp với mục đích chuyển đổi mà doanh nghiệp hướng đến. Các phần mềm thường được sử dụng để chuyển đổi số bao gồm: ERP, hệ thống CRM, Big Data, IoT, điện toán đám mây, thương mại điện tử, các giải pháp quản lý khách hàng/nhân viên… Chuyển đổi số là sự kế thừa và sáng tạo, ứng dụng linh hoạt nên nó không bị giới hạn bởi bất kỳ dạng công nghệ nào. Đồng thời, chuyển đổi số sẽ dựa trên chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn chứ không phải việc nâng cấp hệ thống hiện tại của bộ phận công nghệ thông tin.

Chuyển đổi số có phải chỉ tập trung chủ yếu tại bộ phận công nghệ thông tin?

Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp khi tìm hiểu về chuyển đổi số thường mắc phải. Bởi chuyển đổi số cần phải kết nối các bộ phận lại với nhau chứ không thể chú trọng riêng vào bộ phận công nghệ thông tin. Sự kết hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin chính là con đường ngắn nhất để chuyển đổi số thành công. Thực tế, tại mọi tổ chức/doanh nghiệp, việc chuyển đổi số sẽ không thành công nếu chỉ thực hiện tại bộ phận công nghệ thông tin, mà nó phải đòi hỏi việc lập kế hoạch và có sự tham gia vào các chức năng chéo để thực hiện thành công.

Chuyển đổi số thường diễn ra trong bao nhiêu lâu, có những thay đổi gì về mặt nhân sự?

Một quy trình chuyển đổi số toàn diện sẽ mất khoảng từ 3 đến 5 năm và có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn nữa tùy thuộc vào cơ cấu, tiềm lực cũng như năng lực của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp đã có nền tảng công nghệ thông tin sẵn hoặc đã thực hiện một vài quá trình số hóa trước khi chuyển đổi thì có thể sẽ nhanh hơn. 

Bài viết liên quan:  Lộ Trình Chuyển Đổi Số Phổ Biến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Việt Nam

Chuyển đổi số chắc chắn sẽ làm thay đổi nhiều thứ, bao gồm cả nhân sự. Sự thay đổi này sẽ giúp nhân viên chuyển đổi cách làm việc từ thủ công sang ứng dụng nhiều công nghệ số hiện đại hơn giúp tinh gọn bộ máy, giảm bớt các công việc dư thừa.

Cần phải làm gì để chuyển đổi số thành công? 

Chiến lược và phương pháp là hai yếu tố chính quyết định sự thành công của chuyển đổi số. Trong chiến lược và phương pháp sẽ cần phải thay đổi về tư duy quản trị kinh doanh, chiến lược tổ chức quản trị mô hình hoạt động doanh nghiệp, đưa ra các sáng kiến về công nghệ. Đồng thời, cần có sự thay đổi về nguồn lực từ tư duy đến các thức làm việc để có thể tạo ra quy trình chuyển đổi số toàn diện, thành công.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị nhân lực như thế nào để triển khai chuyển đổi số?

Chuyển đổi số là hoạt động ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công việc, nhưng các thức thực hiện nó ở mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Vì vậy, khối lượng công việc khi triển khai chuyển đổi số cũng khác nhau.Nên vấn đề chuẩn bị nhân lực cho chuyển đổi số nhìn chung sẽ dựa trên vài yếu tố chính như: khối lượng công việc, lộ trình, quy mô chuyển đổi và từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ sở chuẩn bị nhân lực theo 3 hướng: thuê, tự thực hiện, kết hợp. Với doanh nghiệp lớn, nguồn lực tài chính mạnh nên thuê luôn một ekip thực hiện hay thuê doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi hỗ trợ. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thuê cố vấn và sau đó tự tuyển dụng và đào tạo nhân sự để thực hiện.

Nếu muốn chuyển đổi trong thời gian ngắn, doanh nghiệp có thể thực hiện song song việc triển khai và tư vấn, tuyển dụng/đào tạo nhân sự để tiếp quản. Khi bắt đầu quá trình chuyển đổi, cần ít nhất một nhà lãnh đạo và chuyển viên phụ trách thực hiện lên kế hoạch. Dần dần, sẽ lấy thêm nhân sự ở các phòng ban để cùng nhau hoạt động nhằm giúp cho quá trình chuyển đổi trở nên có hệ thống liên kết với nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tuyển chọn những nhân viên cốt cán cho hoạt động chuyển đổi thật kỹ bởi nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, trình độ chuyên môn cao và những nhân viên đó phải gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Có phải chuyển đổi số không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính yếu?

Đây là một quan điểm vô cùng sai lầm. Sự thật, bất cứ doanh nghiệp nào không ứng dụng công nghệ số, không bắt kịp xu hướng thị trường đều trở nên lỗi thời. Tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp mà ứng dụng công nghệ cũng có những sản phẩm phù hợp. Đối với các công ty có quy mô khác nhau thì việc lập kế hoạch chuyển đổi số cũng khác nhau. Thêm vào đó, đầu năm 2021 Việt Nam đã công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, 12 nền tảng số Made in Vietnam đã được “mở hàng”.  “Nhằm mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế – xã hội, vừa phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, năm 2021, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam triển khai sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các nền tảng số xuất sắc Made in Vietnam. Chương trình sẽ được triển khai xuyên suốt cả năm 2021 một cách hệ thống, bài bản, có đánh giá hàng tháng, hàng quý để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp” – Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết.

Xác định các phần mềm, ứng dụng công nghệ chính là yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số nền Bộ TT&TT đã lựa chọn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 nền tảng số Made in Viet Nam. Cụ thể gồm: Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP; Nền tảng quảng cáo, tiếp thị trực tuyến Novaon Influencer; Nền tảng phân phối hàng hóa Gia1; Nền tảng thanh toán trực tuyến VnPay và Momo; Nền tảng chăm sóc khách hàng StringeX; Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office; Nền tảng nhà hàng, cửa hàng BlueFly; Nền tảng khách sạn, điểm vui chơi EZCloud; Nền tảng an toàn, an ninh mạng CyRadar; Nền tảng tư vấn Consultant Anywhere; Nền tảng tuyển dụng Vietnamworks.

Các phần mềm mã nguồn mở có đảm bảo tính an toàn không? 

Các phần mềm mã nguồn mở khá phổ biến trên thị trường, trong các phần mềm mã nguồn đóng vẫn có các đoạn từ phần mềm mã nguồn mở. Khi sử dụng phần mềm có mã nguồn mở người dùng sẽ phải chịu nhiều rủi ro như: ai cũng có thể truy cập vào, vấn đề bảo mật không cao, dễ bị đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, mã nguồn mở cũng không đáng sợ như lời đồn doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng chỉ cần tìm đến những nhà cung cấp uy tín, dùng các phiên bản mã nguồn mở đã được phát hành đủ lâu (6 tháng đến 1 năm), tham khảo thêm nhiều ý kiến của các chuyên gia thì vấn đề an toàn, bảo mật hệ thống vẫn được đảm bảo.

Tầm quan trọng của chính sách bảo mật là gì? 

Với nhiều lợi ích từ các thiết bị tự động hóa, tối ưu hóa tăng hiệu quả cho công việc, thì chúng cũng mang lại nhiều rủi ro về an toàn, an ninh mạng cho doanh nghiệp nếu không quản lý đúng cách. Nhiều báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng, những tội phạm trên không gian mạng chúng không chỉ tấn công vào hệ thống công nghệ thông tin mà còn nhắm vào công nghệ vận hành/nghiệp vụ, đây là hệ thống bảo vệ cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Việc tích hợp hệ thống phần mềm cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau có khó khăn không, chi phí có lớn không? 

Tích hợp hệ thống phần mềm cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau không phải điều dễ dàng bởi chúng đòi hỏi sự tương thích với nhau và với cả mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Theo xu hướng, nhu cầu sử dụng của người dùng các nhà cung cấp đang dần tích hợp những phần mềm công nghệ với nhau tạo sự tiện lợi cho người sử dụng, mà lại tối ưu chi phí. Điển hình như nhà cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp SmartOSC DX, ở đây chúng tôi cung cấp mọi giải pháp có thể kết nối với nhau dễ dàng, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh chức năng sao cho phù hợp với mô hình hoạt động. Một số phần mềm tiêu biểu trong hệ sinh thái Zoho như: Zoho People, Zoho People Plus, Zoho CRM, Zoho Recruit, Zoho Project… 

Doanh nghiệp nên sử dụng công cụ nào để phân tích dữ liệu của mình?

Các công cụ trực quan hóa sẽ là thứ mà doanh nghiệp cần để chuyển đổi dữ liệu thô sang dạng hình ảnh hỗ trợ đưa ra những quyết định khách quan, dễ dàng hơn. Thêm vào đó, trực quan hóa dữ liệu còn cho phép xử lý nhiều dạng dữ liệu cùng lúc, áp dụng được với nhiều bộ lọc khác nhau giúp tạo ra sự tương tác giữa các tệp dữ liệu, có thể nhanh chóng điều chỉnh kết quả.

Doanh nghiệp có nên triển khai hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây hay không hay chỉ nên thuê máy chủ cloud, đặt máy chủ trong các trung tâm dữ liệu? 

Về vấn đề này, doanh nghiệp thường sẽ được tư vấn là nên triển khai hệ thống trên các nền tảng điện toán đám mây vì nó sẽ giúp mở rộng khả năng xử lý linh hoạt, tối ưu chi phí. Ví dụ, hàng ngày doanh nghiệp chỉ có vài trăm đơn hàng, nhưng khi đến mùa sale, ngày khuyến mãi… số lượng đơn hàng có thể lên đến hàng trăm nghìn đơn, và đòi hỏi năng lực tính toán phải nâng cao, hạ tầng máy chủ phải nâng cấp. Vì vậy, nếu muốn triển khai hay làm ngay từ đầu. Còn về phương án thuê máy chủ trên nền điện toán đám mây thường dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể thuê quy mô nhỏ rồi tăng dần lên vừa không áp lực về tài chính mà vẫn đáp ứng hiệu quả công việc. Thêm vào đó, nền tảng điện toán đám mây có mức độ sẵn sàng cao, hệ thống bảo mật nghiêm ngặt và không bị các tác động vật lý gây mất dữ liệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh về đường truyền và dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) để đảm bảo hoạt động kết nối an toàn, liền mạch. Hiện nay, công nghệ đường truyền đã trở nên rất phổ biến và đa dạng nên doanh nghiệp không cần lo lắng về việc công nghệ đường truyền có phù hợp với doanh nghiệp không? Đồng thời, chi phí chi trả cho chúng cũng khá rẻ.

Bài viết liên quan:  5 Lợi Ích Của Chuyển Đổi Số Với Doanh Nghiệp

SmartOSC DX đã sưu tầm những câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số cho doanh nghiệp và giải đáp chúng trong bài viết trên. Hy vọng, bạn đọc cũng như các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về chuyển đổi số, đúc kết ra quy trình chuyển đổi số hoàn hảo cho doanh nghiệp mình. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: (+84) 24 710 8 1222  để được tư vấn, giải đáp thêm các vấn đề trong chuyển đổi số. Hoặc follow SmartOSC DX để cập nhật các xu hướng quản trị doanh nghiệp 4.0 mới nhất.

Đăng ký nhận ưu đãi MIỄN PHÍ tư vấn và 05 user accounts tại: https://dx.smartosc.com/uu-dai-chuyen-doi-so/




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY