Chỉ Dẫn Các Giải Pháp Công Nghệ Theo Lộ Trình Chuyển Đổi Số Theo Hướng Dẫn Mới Nhất 2021

Chuyển đổi số được xem là quá trình khá là phức tạp và phải kết hợp với nhiều bước nhằm đồng bộ hóa nguồn dữ liệu truyền thống lên máy chủ đám mây. Vì thế, cần những chỉ dẫn cũng như lập ra các giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, SmartOSC DX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra chỉ dẫn giải pháp công nghệ theo lộ trình chuyển đổi số bằng các hướng dẫn mới nhất năm 2021. 

Các giải pháp công nghệ theo từng giai đoạn của lộ trình chuyển đổi số

Lộ trình này được triển khai các giải pháp về công nghệ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên không bao gồm các doanh nghiệp thuộc khối sản xuất được minh hoạ. Trong đó, trọng tâm chính của các giải pháp được triển khai theo những giai đoạn như sau: 

Giai đoạn chuẩn bị

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số 

  • Thực hiện việc thu thập, phân tích và đánh giá về hiện trạng của môi trường, điều kiện của doanh nghiệp đó theo nhiều góc độ khác nhau gồm: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng, dữ liệu, lịch sử khách hàng, nguồn lực thực hiện, hệ thống dẫn thông tin, dữ liệu của đội ngũ nhân sự, văn hóa và mô hình quản trị; 
  • Thực hiện việc phân tích và xác định đúng hướng, tạo cơ hội, thách thức cho quá trình chuyển đổi số, áp dụng công nghệ, số hóa của đối tượng và quy trình, các điểm mạnh – điểm yếu nhằm thực hiện tốt điều này; 
  • Thiết lập mục tiêu, lộ trình cụ thể và chuẩn bị nguồn lực như: mục tiêu về khách hàng, doanh số, doanh thu, sản phẩm và các dịch vụ, kênh bán hàng… tùy thuộc vào mức độ số hóa, mức độ tự động hóa gồm các đối tượng và quy trình vận hành… được dự kiến nhằm tạo nên hệ quả cho việc cạnh tranh năng lực mới. 

Giai đoạn 1

  • Tập trung vào chuyển đổi số đối với mô hình kinh doanh, giúp nâng cao  sự trải nghiệm của khách hàng, mở rộng thị trường, tập khách hàng. Qua đó, làm tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Với trọng tâm đầu tư hệ thống sàn thương mại điện tử, tổng đài và những giải pháp quản trị “Quan hệ khách hàng” CRM, tiếp thị trực tuyến;
  • Doanh nghiệp cần triển khai đồng thời các giải pháp cơ bản, đáp ứng hoạt động quản trị doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của nhà nước đối với các nghiệp vụ đơn giản như: kế toán, khai báo bảo hiểm thường kỳ, khai báo thuế trực tuyến, xuất hóa đơn điện tử. 

Giai đoạn 2

  • Sau khi hoàn thành bước thứ nhất, chuẩn bị về mô hình quản trị, nhân sự. Bước tiếp theo sẽ triển khai tập trung vào việc chuyển đổi số cùng mô hình vận hành và môi trường làm việc, nhằm tối ưu, nâng cao năng lực quản trị. Trọng tâm chính của giai đoạn 2 là tập trung vào hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP gồm việc kết nối cùng chuỗi cung ứng, quản trị công việc và báo cáo;
  • Doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp đồng thời triển khai các nghiệp  vụ về bán hàng, tiếp thị, đặc biệt là tối ưu tìm kiếm và hệ thống báo cáo quản trị sao cho bổ trợ hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp khi xuất ra đơn hàng.

Giai đoạn 3

  • Tập trung vào kết nối với hệ thống kinh doanh và vận hành; tập trung nguồn lực dữ liệu, nhằm triển khai các hoạt động phân tích, nâng cấp hệ thống quan trọng với mục đích triển khai ở mức độ đơn giản trong giai đoạn 1 là hệ thống CRM – với mục đích nâng cấp chức năng cho bộ phận Marketing, chức năng tự động hóa, website thương mại điện tử chuyên nghiệp, triển khai đồng bộ mô hình kinh doanh kết hợp với hình thức trực tuyến và kênh vật lý “Online to Offline”, hệ thống tổng đài hay trung tâm liên lạc khách hàng và tối ưu hoạt động kinh doanh, vận hành bên trong nội bộ.
  • Đồng thời, tùy vào các trường hợp cũng như điều kiện khác nhau, doanh nghiệp có thể đầu tư, triển khai hệ thống công nghệ thông tin theo hướng chuyên sâu giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, an toàn và an ninh bảo mật, văn hóa doanh nghiệp như hệ thống quản lý khách hàng thân thiết, hệ thống chuyên sâu với các ứng dụng công nghệ cao như IoT, chuỗi khối, thực tế ảo, thực tế ảo tăng trưởng, hệ thống mạng xã hội nội bộ, ứng dụng di động dành cho nhân viên. 
Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số Là Gì Và Nó Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Với Doanh Nghiệp

Chú thích, mô tả ngắn gọn về một số giải pháp trọng tâm cho doanh nghiệp

Tham khảo một số chi phí triển khai các giải pháp quan trọng theo từng giai đoạn của lộ trình

Giai đoạn 1

  • Chi phí trên các sàn thương mại điện từ từ: 5% – 10% doanh thu, gồm một số sàn hiện nay đang bị hạn chế hoặc không thu phí, thay vào đó, họ sẽ thu phí từ các dịch vụ quảng bá,  quảng cáo trên các sàn; 
  • Chi phí cho việc Quảng cáo là: 10% ~ 35% doanh thu;
  • Chi phí thanh toán: 1% tới 2%
  • Chi phí giao nhận từ 15.00 ~ 50.000 VNĐ/đơn hàng
  • Chi phí cho việc thuê nhà cung cấp Việt Nam
  • Giải pháp quản lý bán hàng từ 1 triệu năm tới 10 triệu năm
  • Giải pháp CRM từ 5 năm tới gần 20 năm

Giai đoạn 2:

• Chi phí cho phần mềm ERP :

ERP quy mô nhỏ (thuê): 30 triệu/ năm tới gần 60 triệu/ năm;

ERP quy mô vừa (mua): 300 triệu tới gần 1,5 tỷ/ dự án;

ERP quy mô vừa, nước ngoài (mua): 800 triệu cho tới 2,5 tỷ/ dự án;

• Chi phí phần mềm quản trị Kênh PP (VN): ~ 300.000 VNĐ /nhân viên/ năm;

• Chi phí phần mềm VPĐT: 300.000/ nhân viên/ năm (thuê); 100 triệu ~ 500

triệu/ dự án (mua);

Bài viết liên quan:  Khái niệm chuyển đổi số có còn mới mẻ tại Việt Nam?

• Chi phí bảo mật (mức đơn giản):

Antivirus: 200.000 VNĐ/ người/ năm;

Chữ ký số: 800.000 ~ 1.500.000 VNĐ/ chữ ký/ năm;

Chứng thư số: 3 triệu ~ 20 triệu/ năm;

Giai đoạn 3:

• Chi phí tích hợp hệ thống: Đa dạng, theo thực tế và báo giá;

• Hệ thống CRM cao cấp (nâng cấp): 5 triệu ~ 10 triệu/ người/ năm (không

bao gồm chức năng marketing);

• Hệ thống Website TMĐT (nâng cấp): 500 triệu ~ 1.5 tỷ/ dự án;

• Chi phí các phần mềm báo cáo thông minh:

Mã nguồn mở: 300 triệu ~ 500 triệu triển khai;

Mã đóng (thuê): 7 triệu/ người/ năm ~ 150 triệu/ hệ thống/ năm;

Mã đóng (mua): 500 triệu ~ 1 tỷ/ dự án;

• Chi phí các phần mềm chuyên sâu: Đa dạng, theo thực tế và báo giá.

Đánh giá về mức độ có sẵn trên thị trường của các nhóm giải pháp

Một số nhà cung cấp tiêu biển trên thị trường hiện nay

Đánh giá về mức độ khách quan và tổng quan về ưu, nhược điểm và khuyến nghị khi sử dụng giải pháp nhà cung cấp trong nước hay quốc tế

Các giải pháp công nghệ được đề xuất theo từng giai đoạn của lộ trình chuyển đối số có liên quan sâu tới đặc thù ngành công nghệ chế biến và chế tạo.

Đối với 3 con đường nhằm phát triển chính của ngành sản xuất: Con đường thống trị trong những năm gần đây là tự động hóa ngành công nghiệp với nét đặc trưng của sản xuất sản phẩm mang giá trị gia tăng và lợi nhuận biên cao, tuy nhiên thâm dụng vốn lớn, dựa vào mức độ  tự động hóa cao, máy móc hiện đại. Con đường khác cũng đã lỗi thời khi dựa vào sản xuất thâm dụng lao động, sử dụng nhiều phương thức sản xuất đã lạc hậu nhằm sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng trung bình hoặc thấp, lợi nhuận biên thấp. Con đường thứ ba, đã có bước phát triển tiến tiến là xu thế sản xuất sản phẩm có giá trị tăng cao và mang lại lợi nhuận lớn, sản xuất linh hoạt và thu nhập với vốn sử dụng cao. 

Thực hiện quá trình chuyển đổi số công nghiệp, hay thực hành công nghệ 4.0 cần nhận diện được những điểm khác biệt lớn so với việc sản xuất truyền thống như: Quy trình sản xuất – chuyển từ cứng nhắc và thủ công sang sản xuất mau lẹ, tự động, Sản phẩm – chuyển từ tiêu chuẩn hóa sang cá nhân hóa và tùy biến, Quy mô nhà máy – nhà máy lớn với các vị trị tập trung sang nhà máy nhỏ sẵn sàng hoạt động và có dự tính cao, Thước đo thành công – chuyển từ chi phí thấp, hiệu suất cao với tỷ lệ thu nhập vốn sử dụng cao, Quan hệ khách hàng 0 chuyển từ thấp và gián tiếp sang hình thức trực tiếp. 

Giai đoạn chuẩn bị

Xác định tầm nhìn chiến lược

Doanh nghiệp cần chế biến, chế tạo nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số và nhắm vào khả năng tham gia cùng chuỗi giá trị, tính bền vững và khả năng phục hồi, loại bỏ lãng phí, tối ưu các chi phí cho từng giai đoạn và tăng giá trị gia tăng, hướng tới tạo giá trị mới

Bài viết liên quan:  Chuyển Đổi Số, Doanh Nghiệp Cần Cân Đối Ngân Sách Ra Sao?

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định hướng đi phù hợp với đặc thù trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với thời đại kinh tế số, tận dụng làn sóng và hiệu ứng lan tỏa là dòng thác cách mạng công nghiệp và xu hướng chuyển đổi số công nghiệp, kinh tế – xã hội. 

Điều này còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp với những đặc thù về điều kiện cụ thể của mình, đưa chiến lược phát triển và hoạt động thay đổi chiến lược, tuần tự song song và mang tính kết hợp:

  • Hiện đại hóa hoạt động doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động và làm tăng thêm giá trị
  • Áp dụng triết lý công nghệ 4.0, chuyển đổi số mô hình kinh doanh, sáng tạo với những giá trị mới. Đồng thời qua đó, mở rộng về 2 phía của đường cong cười, gồm bổ sung các hoạt động cho việc sản xuất cốt lõi mà doanh nghiệp đang có: đi ngược xu hướng nghiên cứu phát triển hoặc đi xuôi về hướng dịch vụ. 

Tạo mối quan hệ gần gũi với nhà cung cấp và vị trí khách hàng

Tập trung cùng nâng cao hiệu quả cho vấn đề quản trị và cân đối ra – vào, hàng – tiền. Giúp quản trị kho, quản trị quan hệ khách hàng. Qua đó, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và đem tới hiệu quả cao. 

Giai đoạn 2

Gia tăng hiệu suất vận hành tự thân

Với ưu tiên nhằm loại bỏ lãng phí và nhờ vào sự giám sát hiệu suất tổng thể của thiết bị; làm giảm thời gian đưa sản phẩm vào thị trường, sinh ra giá trị mới nhờ vào ảo hóa bước đầu đổi mới, sáng tạo và phát triển nền sản phẩm. 

Giai đoạn 3

Gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm

Chú trọng hơn khi giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tạo nên giá trị mới, làm tăng cường sự trải nghiệm đối với khách hàng, từng bước hiện thực hóa tùy biến đại trà. Nhằm đáp ứng các nhu cầu khi tham gia vào chuỗi: minh bạch, tốc độ, chất lượng và chủ động thích nghi với sự thay đổi của hệ thống, kích hoạt bởi doanh nghiệp dẫn đầu chuỗi hay môi trường bên ngoài.

Với những gì tìm hiểu và được tổng kết bởi SmartOSC DX, rất mong bài viết đã có những chia sẻ và đúc rút kinh nghiệm dành cho các doanh nghiệp trong thời đại mới. Mong rằng, trong tương lai gần nhất, doanh nghiệp sẽ đi lên và phát triển lớn mạnh cùng thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập của nền kinh tế toàn cầu, thì thị trường Việt Nam sẽ ngày càng được đa dạng, phù hợp và tương xứng với nhu cầu đặt ra của mỗi khách hàng. Rất vui nếu được cùng doanh nghiệp đồng hành trên con đường phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Chúc doanh nghiệp thành công.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY