Những Sai Lầm Trong Đánh Giá Hiệu Suất Làm Việc Nhà Quản Lý Cần Tránh

Đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên luôn là công việc khó khăn, cần sự minh bạch và có chọn lọc. Chỉ cần một sai lầm nỏ đến từ phía người quản lý trong việc đánh giá sẽ dẫn tới những bất công và bất mãn trong nội bộ nhân viên của toàn doanh nghiệp. Cá nhân nào đáng được tuyên dương, cá nhân nào làm việc không hiệu quả đáng khiển trách, làm thế nào để nhân viên của mình tâm phục khẩu phục với những đánh giá được đưa ra? 

Đây được xem là câu hỏi khó có thể lý giải được. Việc đánh giá nhân viên không chính xác dẫn tới những bất công, thiếu minh bạch, khiến cho nhiều nhân viên bất  bình và rời bỏ doanh nghiệp. Vậy là một nhà quản lý bạn cần làm gì? Cùng SmartOSC DX điểm lại những sai lầm trong đánh giá hiệu suất làm việc nhà quản lý cần tránh là gì nhé!

3 sai lầm trong cách đánh giá nhân viên của người quản lý

Sai lầm 1: Đánh giá nhân viên theo một chiều

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tiến hành đánh giá nhân viên theo cách thức đơn giản như: người quản lý trực tiếp theo dõi kết quả làm việc của nhân viên và cho ra đánh giá về hiệu suất làm việc của họ. Tuy nhiên, những đánh giá này thường mang tính một chiếu, chủ quan, khó tránh được sự sai sót trong đáng có. Từ đó, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn quan điểm, bất đồng ý kiến giữa người quản lý và nhân viên. 

Đặt vào tình huống này, nhà quản lý không nên chỉ nhất nhất tin vào kết quả mà còn kết hợp với việc đánh giá khách quan, đặt mình vào vị trí của nhân viên để có cách nhìn tổng quát và toàn diện hơn. Đừng kết thúc việc đánh giá hiệu suất của nhân viên trong sự bất cần, không đồng tình mà hãy để nhân viên của mình tham gia và cuộc đánh giá bình chọn nhân viên, sử dụng nhiều kênh giúp cho người quản lý có cái nhìn toàn diện, nhân viên thỏa mãn với kết quả và chấp thuận với mức lương thưởng đã được đề bạt thông qua ý kiến, biểu quyết từ phía đông nhân viên còn lại. 

Sai lầm thứ 2: Không nắm chắc nhân viên của mình đang làm gì

Trong một số trường hợp, quản lý đặt ra câu hỏi rằng “Chiến dịch này bắt đầu từ khi nào?” “Tiến độ công việc đã được tiến hành ra sao, trong báo cáo không được đề cập tới?. Nếu bạn là một người quản lý đang mắc phải những vấn đề như vậy, thì bạn đang thực sự thiếu tính chủ động trong việc quản lý công việc của nhân viên mình. Và dĩ nhiên, một hệ lụy xảy ra khi bản đánh giá kết quả của nhân viên được nhìn theo cách phiến diện. 

Nếu chỉ căn cứ vào bản báo cáo của nhân viên, người quản lý sẽ không thể nào theo dõi được tiến độ để thực hiện công việc cũng như cơ sở để lập bản kế hoạch trong thời gian mới. Và trên thực tế hiện nay. một bản báo cáo không chỉ được thể hiện trên mặt chữ mà còn cần phải nêu ra những thông tin như “quá trình để hoàn thiện kế hoạch” hoặc “đang test” “gặp phải sự cố”. Và nhà quản lý sẽ đánh giá được chuẩn xác nhất kết quả làm việc của nhân viên trong công ty mình. 

Sai lầm thứ 3: Thiếu các tiêu chí đánh giá minh bạch

Mơ hồ trong việc thành lập các tiêu chí đánh giá có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất giữa quan điểm của nhà quản lý với nhân viên của mình. Và dĩ nhiên, độ chính xác của việc đánh giá này không chỉ dừng lại ở con số nhỏ. 

Một số lỗi cơ bản vẫn thường hay gặp khi đánh giá cụ thể như:

  • Hiệu ứng hào quang: Phương pháp này giúp đánh giá tổng thể hơn một cá nhân tốt hay xấu chỉ từ vài yếu tố tốt xấu riêng lẻ. Ví dụ, nhân viên này có khả năng với thiết kế vượt trội, nhà quản lý mặc định cho rằng mọi khâu kỹ thuật của người này đều rất xuất sắc. 
  • Hiệu ứng tương phản: Với xu hướng đánh giá này so sánh với người khác dù cho những người này khác nhau ở nhiệm vụ, công việc hiện tại
  • Lỗi thiên kiến – thiên vị: Với xu hướng này là lúc người quản lý nhìn vào ưu điểm bằng mắt cho qua những nhược điểm xấu của nhân viên. Lỗi này được xem là khá phổ biến khi nhân viên này có mối quan hệ mật thiết đối với người quản lý nhân sự như: người thân hay bạn bè…
  • Lỗi phân biệt đối xử: Lỗi này cũng khá phổ biến khi người quản lý đó có thành kiến và chỉ trích những cá nhân có giới tính khác biệt, tuổi, quê quán hay cách ăn mặc mà quản lý không thích. 

Trên đây là 3 sai lầm như con dao vô hình khiến cho việc đánh giá về hiệu suất nhân viên không còn chuẩn xác, trái lại còn làm xuất hiện tình trạng nội bộ mâu thuẫn. Là một nhà quản lý chuyên nghiệp, bạn cần sự khéo léo đánh giá để mang lại tính công bằng minh bạch cho nhân viên cũng như cho chính người lao động. 

Bài viết liên quan:  7 Cách Tăng Sự Gắn Kết Thành Viên Trong Team Mọi Leader Cần Biết

Zoho People Plus là phần mềm giúp quản lý nhân sự cao cấp và tích hợp đầy đủ những tính năng nhằm đánh giá nhân viên chính xác. Đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi khi bạn cần tư vấn và giải đáp những thắc mắc về phần mềm quản lý nhân sự hiện nay nhé! 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY