Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Chuyển Đổi Số Và Số Hóa

Những thuật ngữ về chuyển đổi số hay số hóa chưa được hiểu đúng bởi những nhà cung cấp dịch vụ đưa ra những định nghĩa không rõ ràng và bị sử dụng sai để tiếp thị. Các chuyên gia cũng sử dụng hai thuật ngữ này theo các cách khác nhau. Đối với một số người, sự khác biệt này có thể không quan trọng, nhưng đối với các công ty lớn cần đưa ra những chiến lược chính xác, các thuật ngữ này vô cùng quan trọng. Do đó, việc các nhà quản lý hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa chuyển đổi số và số hóa là vô cùng quan trọng. 

Vậy số hóa là gì?

Về mặt chuyên môn, số hóa là quá trình chuyển đổi các tín hiệu analog sang digital (bit và byte). Những dữ liệu đầu vào có thể là video, hình ảnh… Tuy nhiên, các sản phẩm tồn tại dưới dạng vật lý thì thường được tái tạo lại để truyền tải nội dung bằng kỹ thuật số. 

Ngày nay, chúng ta sử dụng internet để tìm thông tin, chụp ảnh bằng điện thoại thông minh và gửi email từ máy tính xách tay của mình. Đây là số hóa.

Số hóa đã làm cho việc giao tiếp nhanh hơn và dễ dàng hơn và mở ra các kênh mới cập nhật thông tin theo thời gian thực. Trong các lĩnh vực công nghiệp, số hóa liên quan đến việc áp dụng các công nghệ mới vào các mô hình kinh doanh hiện có để làm cho chúng hoạt động tốt hơn.

Sử dụng số hóa trong các bối cảnh khác nhau

Số hóa nội dung 

Trong kinh doanh hàng ngày, số hóa là việc số hóa những tài liệu như hóa đơn, tài liệu lưu trữ, sản phẩm và sử dụng chúng để xử lý, lưu trữ hoặc chia sẻ. Ví dụ, các chương trình nhận dạng hình ảnh có thể được sử dụng để đọc nội dung từ các biểu mẫu và thu nhận nó vào hệ thống. Đây là một trong những lợi ích khi các doanh nghiệp có thể số hóa những tài liệu và nội dung sang dạng kỹ thuật số. 

Tự động hóa nhờ số hóa

Số hóa cũng thường được hiểu với định nghĩa tự động hóa. Do đó, các quy trình có thể được tự động hóa để lưu các bước công việc hay các công ty sử dụng thuật ngữ số hóa khi họ muốn tự động hóa quy trình làm việc của mình. 

Ví dụ về một quy trình tự động như khi đơn hàng được tạo, hóa đơn được gửi và liên hệ với nhà kho để chuẩn bị vận chuyển. Mỗi nhân viên sẽ tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành một quy trình thủ công này. Với việc áp dụng số hóa, cả quy trình sẽ chỉ thực hiện trong vài thao tác. Nhờ lợi ích của số hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, nhân viên có thể có thêm thời gian để học hỏi, giải quyết những công việc khác quan trọng hơn. 

Kinh doanh trên môi trường kỹ thuật số

Những doanh nghiệp đang có xu hướng số hóa mô hình kinh doanh trên toàn bộ công ty đều dựa trên những lợi ích từ công nghệ kỹ thuật số phát triển. Việc liên tục thích ứng với công nghệ mới sẽ giúp những mô hình kinh doanh thích ứng với những quy trình làm việc hiệu quả và đảm bảo mọi nhân viên có thể xây dựng mạng lưới để trao đổi thông tin ngày càng dễ dàng hơn. 

Và khái niệm về chuyển đổi số

Khi nhắc đến chuyển đổi số, chúng ta thường chỉ nhìn về khía cạnh kinh doanh và quy trình của chúng, nhưng khái niệm về nó thường không chỉ đơn giản về việc thích nghi với những công nghệ số mà còn xa hơn thế nữa. Trong chuyển đổi số, các giải pháp hoặc vấn đề sẽ đều được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công nghệ. 

Bài viết liên quan:  Công Cụ Đánh Giá Mức Độ Sẵn Sàng Trong Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Chẳng hạn như việc đưa giấy tờ vào số hóa không chỉ là đưa nó vào xử lý mà còn phải xem xét liệu quy trình đó có cần thiết hoặc liệu nó có thực sự đơn giản hơn khi áp dụng công nghệ mới hay không. 

Chuyển đổi số chỉ đơn giản là giải quyết các vấn đề bằng các phương tiện kỹ thuật tốt nhất có thể. Ở một mức độ nhất định, điều này cũng có thể áp dụng trong các khía cạnh trong công việc như “phương pháp làm việc agile”, “tư duy thiết kế”, “brainstorming” và những cách làm việc mới khác. Bởi vì nhân sự cần có một cái nhìn khác biệt về các vấn đề trong doanh nghiệp.

Bạn phải hiểu răng chuyển đổi số không bao giờ bắt nguồn từ công nghệ, mà nó phải nảy ra khi doanh nghiệp muốn giải quyết một vấn đề hoặc cung cấp một cách tiếp cận mới cho khách hàng. Giải pháp lấy khách hàng làm trung tâm luôn là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số chứ không phải yếu tố công nghệ. 

Sự khác nhau giữa chuyển đổi số và số hóa

Hiểu đơn giản, số hóa là việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh hiện tại. Còn chuyển đổi số là thực hiện mọi thứ theo một cách mới, kỹ thuật số. Chuyển đổi số là một thuật ngữ được hiểu và sử dụng rộng hơn so với số hóa. 

Số hóa là một phần của quá trình chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số sẽ bao gồm các khía cạnh của doanh nghiệp như sự nhận biết và các điểm chạm khách hàng, chiến lược tăng trưởng, ứng dụng di động, số hóa quy trình, hỗ trợ nâng cao hiệu suất nhân viên, tạo lập mô hình kinh doanh mới… 

Bài viết liên quan:  Các Doanh Nghiệp Áp Dụng Chuyển Đổi Số Như Thế Nào?

Chuyển đổi số và số hóa không phải là một sự thay đổi ngày một ngày hai, mà nó là một quá trình liên tục. Việc chuyển đổi sẽ mang lại cho doanh nghiệp những mô hình kinh doanh mới và thay đổi cách thức kinh doanh để mang lại hiệu quả tốt hơn. Nó sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một quãng đường dài hướng tới việc làm hài lòng khách hàng, đó cũng là mục đích cuối cùng của kinh doanh. SmartOSC DX hy vọng với những chia sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Chúc bạn thành công!




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY