Cơ Hội Và Thách Thức Trong Công Cuộc Chuyển Đổi Số Tại Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại đang phải đối đầu với những thách thức đến từ quá trình hội nhập và đại dịch Covid-19. Theo báo cáo từ Cisco, những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam áp dụng quy trình số hóa sẽ mang lại gần 30 tỷ USD vào GDP vào năm 2024. Tuy nhiên 80% máy móc của doanh nghiệp Việt được nhập khẩu công nghệ cũ từ nước ngoài nên vẫn gặp nhiều rào cản trong công cuộc chuyển đổi số. Vậy hãy cùng bài viết tìm hiểu về những cơ hội và thách thức trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam qua bài viết sau đây của SmartOSC DX

Bối cảnh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam 

Năm 2021 là giai đoạn quốc gia khởi động chuyển đổi số và được dự đoán sẽ tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong 5 năm tiếp theo. Theo giới chuyên gia nhận định, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể triển khai đến từng ban ngành, lĩnh vực và địa phương. 

  • Đối với doanh nghiệp, công nghệ mới sẽ giúp áp dụng máy móc, robot vào quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm tốt hơn trong thời gian ngắn hơn. Dẫn đến việc gia tăng về doanh thu, nâng cao ưu thế cạnh tranh, tạo nền tảng cải thiện năng suất chất lượng lao động. 

Đối với quốc gia, chuyển đổi số giúp tạo ra nhiều việc làm hơn, sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực hiện có, cải thiện nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống nhân dân như giao thông, y tế, xây dựng, tài chính… 

Những cơ hội cho Việt Nam khi thực hiện chuyển đổi số

Tuy Việt Nam đi sau về kinh tế số so với khối các nước trong ASEAN nhưng chúng ta cũng có những lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực cụ thể là:

  • Dân số lớn cung ứng nguồn lao động dồi dào cho một thị trường lớn và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh mới. 
  • Dân trí cao với nguồn lao động tri thức với sự đầu tư về mặt giáo dục và những thành tích trong giáo dục mà Việt Nam đạt được tạo một nền tảng cơ bản trong việc nghiên cứu và phát triển, bắt xu hướng rất nhanh với những công nghệ mới. 
  • Cơ sở hạ tầng tuyệt vời với viễn thông hay mạng Internet tốc độ cao phủ rộng trên toàn quốc gia. Việt Nam lọt vào top những quốc gia có tốc độ phát triển Internet cao nhất trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với 99,7% dân số tiếp cận được sóng di động và hơn 50% hộ gia đình tiếp cận Internet. 
Bài viết liên quan:  Phân Biệt Giữa Số Hóa Và Chuyển Đổi Số

Những thách thức trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam

Thách thức ở toàn cảnh kinh tế quốc gia

Song song với cơ hội, những thách thức và rủi ro sẽ luôn tiềm ẩn trong quy trình chuyển đổi số. Với Việt Nam sau 30 năm đổi mới và phát triển, đất nước chúng ta đã đạt nhiều thành tự quan trọng với tốc độ tăng trưởng ngang hàng với những cường quốc Châu Á. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao và là một điểm đến hấp dẫn với những nhà đầu tư nước ngoài. 

Tuy nhiên, những trở ngại của chúng ta có thể kể đến như chi phí lao động ngày càng cao so với những nước kém phát triển hơn, mức độ già hóa dân số tăng, năng suất lao động chưa nổi trội so với những nước trong khu vực…

Nếu muốn phát triển, Việt Nam cần đặt chuyển đổi số trong tình trạng cấp bách dựa trên những lợi ích mà nó có thể mang lại. Chuyển đổi số sẽ tác động mạnh mẽ đến GDP, năng suất lao động và cơ cấu việc làm. 

Thêm vào đó, việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong phần cứng, phần mềm hay robot sẽ thay thế con người ở nhiều công việc sẽ tác động đến thị trường lao động khá lớn. Theo Cisco, sự thiếu hụt kỹ năng về công nghệ thông tin sẽ tạo ra 6,6 triệu nhân lực dư thừa ở các nước ASEAN. 

Thách thức từ góc nhìn của doanh nghiệp 

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay, những chỉ số nghiên cứu cho thấy tình hình triển khai chuyển đổi số trong doanh nghiệp là khá khiêm tốc. Những rào cản có thể kể đến như chi phí triển khai cao, hạ tầng công nghệ hạn chế, chưa có quy trình kinh doanh rõ ràng…

Bài viết liên quan:  Xây dựng mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp: hướng đi đúng đắn và bền vững

Nhiều chuyên gia cho rằng những doanh nghiệp nhỏ chưa trang bị đủ kiến thức về công nghệ số trong bộ phận, những quy tắc công ty không phù hợp với số hóa, những quan niệm sai lầm thiếu sự hiểu biết của cấp lãnh đạo, cấp quản lý…

Theo những chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần quyết liệt hơn nữa để vượt qua những khó khăn từ việc hội nhập hay dịch bệnh hoành hành, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt nỗ lực thay đổi và thích ứng. 

Dẫu biết Việt Nam vẫn là nước đang phát triển và bắt đầu số hóa muộn, nhưng nền kinh tế Việt Nam luôn có cơ hội và tiềm năng để ứng dụng những công nghệ mới. Để triển khai chuyển đổi số hiệu quả, nhà nước hay doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của con người, của nhân viên thông qua chương trình đào tạo, thay đổi cách vận hành lãnh đạo và quản lý công việc trong nội bộ tổ chức. Chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ và máy móc mà cần có sự phối hợp của con người để tạo ra sự đột phá trong sự phát triển về kinh tế. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY