Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Ngày nay, trong suy nghĩ của rất nhiều người, dịch vụ Logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một. Bởi lẽ, chúng có những đặc điểm khá giống nhau. Tuy nhiên, dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics lại có những sự khác biệt về cả quy mô và bản chất. Vậy sự khác biệt đó là gì? Theo đó, bài viết dưới đây SmartOSC DX sẽ đề cập đến sự khác biệt của hai loại hình này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay!

Logistics là gì?

Logistics là việc xây dựng kế hoạch, đưa ra giải pháp và kiểm soát sự chuyển dịch của hàng hóa. Bao gồm cả thông tin đầu vào, ví dụ như nguyên vật liệu, nhiên liệu và sản phẩm cuối cùng ở đầu ra. Nói cách khác, logistics là việc tham gia vào quá trình chuyển dịch của hàng hóa từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ.

Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Theo đó, một số hoạt động của logistic là:

  • Kho bãi, xếp dỡ container (Côngtenơ)
  • Dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa
  • Dịch vụ đại lý vận chuyển hàng hóa
  • Vận tải hàng không, đường biển, đường bộ, đa phương thức…
  • Phân tích và kiểm định kỹ thuật…

Dịch vụ vận chuyển là gì?

Dịch vụ vận chuyển là hoạt động bên trung gian nhận vận chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm giao, mục đích để phục vụ hoạt động luân chuyển, lưu thông giữa các bên. 

Bài viết liên quan:  Phần mềm quản lý kho Logistics tập trung dữ liệu

Hoạt động vận chuyển hàng có thể là từ cảng tới cảng (đường thủy), cũng có thể vận chuyển hàng bằng container (từ bãi container tới bãi container) hoặc kết hợp đa phương thức. Nếu là vận chuyển đa phương thức thì ngoài chặng đường biển, đường bộ còn có thể có cả những chặng đường hàng không.

Điểm khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Mặc dù đều là dịch vụ mang tính vận chuyển, di dời hàng hóa từ người (nơi) gửi đến người (nơi) nhận. Tuy nhiên, hai loại dịch vụ này cũng có những điểm khác biệt sau:

Điều kiện kinh doanh

Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Xét trên tiêu chí về điều kiện kinh doanh, logistics có những điểm chặt chẽ hơn. Cụ thể:

  • Dịch vụ logistics: Doanh nghiệp, thương nhân hoạt động trong lĩnh vực logistics cần đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể là Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều 234).
  • Dịch vụ vận chuyển: Mang tính chất như giao kết hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán. Theo đó chỉ cần đáp ứng điều kiện trên hợp đồng mà hai bên thỏa thuận với nhau để thực hiện.

Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa

Thứ nhất, với dịch vụ logistics 

Quyền cầm giữ và định đoạt được quy định đầy đủ trong Luật Thương mại Việt nam 2005, được tóm tắt qua năm ý chính dưới đây:

Bài viết liên quan:  Phần mềm quản lý vận chuyển hàng hóa: loại bỏ thao tác thủ công kém hiệu quả

1 – Có quyền cầm giữ hàng hóa nhưng phải có văn bản để thông báo đến khách hàng.

2 – Về quyền định đoạt: Sau 45 ngày thông báo, doanh nghiệp logistics có quyền định đoạt. Ví dụ nếu hàng hóa bị hư hỏng, doanh nghiệp có quyền quyết định phương án xử lý (ngay khi khoản nợ của khách hàng đến hạn).

3 – Cần thông báo cho khách hàng trước khi định đoạt hàng hóa.

4 – Khách hàng chịu chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa.

5 – Số tiền từ việc định đoạt được sử dụng để thanh toán khoản nợ của khách hàng. Số tiền dư sau chi trả được hoàn trả lại khách hàng.

Sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics

Thứ hai, với dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Thường bị ràng buộc theo hợp đồng ký kết. Tuy nhiên cần thỏa mãn quy định riêng với việc cầm giữ và định hoạt hàng hóa. 

Cụ thể là: Trong quá trình vận chuyển, nếu đang trong thời gian đợi hoặc giữ hàng, một trong các bên có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Mục đích đảm bảo về cả chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Trên đây là những chia sẻ về sự khác biệt giữa dịch vụ logistics và vận chuyển hàng hóa. Theo đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa là một phần không thể thiếu của dịch vụ logistics. Tuy nhiên, dịch vụ vận chuyển không bao gồm logistics mà chỉ là một mắt xích rất quan trọng trong logistics, giúp hàng hóa vận chuyển đến tay khách hàng. 

Bài viết liên quan:  Các bước xử lý đơn hàng trong logistics

Hiện nay việc ứng dụng chuyển đổi số logistics cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển và mang đến những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển toàn diện của cả hai phương thức trên. Nếu doanh nghiệp muốn biết thêm thông tin chi tiết về chuyển đối số cùng logistics, vui lòng liên hệ SmartOSC DX để được tư vấn nhé!. 




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY