Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Của 2 Mô Hình Kinh Doanh B2B và B2C

Điểm khác nhau giữa 2 mô hình kinh doanh B2B và B2C như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp, nhiều người hẳn vẫn còn thắc mắc vì chưa nắm rõ được khái niệm và sự khác nhau của chúng. Doanh nghiệp B2B và doanh nghiệp B2C có thị trường như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết Sự Khác Nhau Của 2 Mô Hình Kinh Doanh B2B và B2CSmartOSC DX chia sẻ dưới đây để có cái nhìn tổng thể và rõ ràng hơn nhé.

Khái niệm 2 mô hình B2B và B2C

B2B là gì? 

Đây là từ viết tắt của Business to Business (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) – đây là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp với nhau. Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp A được bán và hợp tác với doanh nghiệp B. Trong đó, doanh nghiệp B có thể không phải là điểm cuối của sản phẩm, dịch vụ của doanh  nghiệp A.

Ví dụ, Apple cấp cho Thế giới di động quyền đại lý tiêu thụ các sản phẩm của Apple, và Thế giới di động nhập về bán cho người tiêu dùng thì được gọi là hợp tác B2B giữa Apple và Thế giới di động.

B2C là gì? 

Khái niệm này được viết tắt từ Business to Customer (doanh nghiệp đến khách hàng). Đây là mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hướng đến đối tượng là các khách hàng tiêu dùng, những người cuối cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ dành cho bản thân hoặc gia đình.

Ví dụ, Thế giới di động bán hàng cho các khách đến cửa hàng của họ xem và tham khảo các sản phẩm tại cửa hàng.

Điểm khác nhau giữa B2B và B2C

Sau khi đã nắm bắt được những khái niệm B2B là gì cũng như B2C là gì, giữa 2 mô hình kinh doanh này còn những điểm khác biệt chính nào?

Đối tượng quyết định mua hàng

Đối tượng quyết định sự mua hàng của B2B là các bộ phận cấp cao, lãnh đạo của doanh nghiệp. Họ sẽ xem xét, tham khảo về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm từ đề xuất của bộ phận mua hàng của công ty họ. Từ đó, họ chọn ra các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí đề ra để hợp tác. Sản phẩm, dịch vụ mà B2B giao dịch chưa phải là đối tượng sử dụng cuối cùng.

Trong khi đó, đối tượng quyết định mua hàng B2C lại là các khách hàng mua lẻ, những người có thể mua sản phẩm cuối cùng về phục vụ cho gia đình, bản thân, hoặc đơn vị mua hàng tiêu hao của một doanh nghiệp nào đó, nên thời gian mua hàng cũng nhanh hơn nhiều. Đồng thời, họ cũng chính là đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp. Đây là điều cơ bản nhất trong các điểm khác nhau giữa B2B và B2C.

Cách tiếp cận Marketing và quảng cáo

Đối với B2C, các khách hàng thường lựa chọn và quyết định nhanh chóng, họ sẽ lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và túi tiền, nên các doanh nghiệp thường ưu tiên vào tính sáng tạo và chiến dịch PR, truyền thông.

Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu Về Số Hóa Và Ảnh Hưởng Tích Cực Của Số Hóa Với Doanh Nghiệp

Ngược lại, với B2B, các doanh nghiệp khi đưa ra quyết định mua hàng, thường rất đắn đo, họ lựa chọn và sàng lọc kỹ càng về giá cả, chất lượng, năng suất, hậu mãi,… tất cả các yếu tố có thể đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp chào hàng sẽ chú trọng vào chất lượng sản phẩm và hậu mãi và giá cả để dễ dàng kết nối với các doanh nghiệp khác.

Thời gian giao dịch, hợp tác

Đây là một trong những sự khác biệt giữa B2B và B2C ít được chú ý nhất nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trong giao dịch của B2C, các giao dịch thường được quyết định nhanh chóng, ngắn hạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt được sự quan tâm của khách hàng tốt hơn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chốt được nhiều giao dịch.

Trong giao dịch của B2B, các giao dịch lại xảy ra khá lâu, doanh nghiệp của bạn cần phải xây dựng mối quan hệ, khả năng tiếp thị trong thời gian dài. Không ngừng chào hàng hay chào thầu. Doanh nghiệp B2B yêu cầu tính kiên nhẫn đối với đội ngũ sale của mình, không những training về kỹ năng bán hàng mà còn phải training về kỹ năng mềm. 

Giá niêm yết

Giá bán của B2C là giá bán cuối cùng mà doanh nghiệp muốn bán đến tay khách hàng. Thỉnh thoảng, doanh nghiệp có thể tạo các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy khả năng mua hàng và thanh lý hàng tồn kho.

Bài viết liên quan:  3 Chiến Lược Giúp Tối Ưu Tiềm Năng Chiến Dịch Email Marketing

Với giá bán B2B, giá niêm yết chưa phải là giá cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ còn trao đổi và thỏa thuận lại giá cả tương ứng với khả năng hợp tác lâu dài và số lượng mà bên có nhu cầu mua mong muốn, chưa kể doanh nghiệp chào hàng còn phải tính tới chiết khấu cho đơn vị mua hàng hay bộ phận mua hàng của doanh nghiệp có nhu cầu mua.

Thời gian hợp tác dài hạn và số lượng hàng muốn nhập lớn thì doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ có thể đưa cho doanh nghiệp có nhu cầu một cái giá tốt hơn giá niêm yết. Các chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp B2B chắc chắn sẽ không thể bỏ sót  các bước quan trọng trong khâu đàm phán giá này, và đó cũng là một trong các điểm khác nhau giữa B2B và B2C quan trọng nhất.

B2B và B2C là mô hình rộng lớn. Các điểm khác nhau của B2B và B2C là rất nhiều, hy vọng qua bài chia sẻ của SmartOSC DX, các bạn có thể xác định được các điểm khác biệt của B2B và B2C. Từ đó, lựa chọn cho mình các phương pháp kinh doanh phù hợp hay các phương án training cho nhân viên của mình.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY