7 Ví Dụ Về Chuyển Đổi Số Trong Các Lĩnh Vực

Chuyển đổi số giờ đây như một hoạt động bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bới chúng chính là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển trên thị trường đầy biến động này. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về chuyển đổi số, trong bài viết này SmartOSC DX sẽ đưa ra 7 ví dụ về chuyển đổi số trong các lĩnh vực/ngành hàng để chúng ta có thể nắm rõ hoạt động chuyển đổi này tại từng lĩnh vực.

Chuyển đổi số trong bán hàng (Sales)

Chuyển đổi số mang lại cho ngành Sales số lượng lớn thông tin quan trọng về hành vi người tiêu dùng bằng cách làm rõ điểm chạm đầu tiên trong suốt hành trình mua hàng. Bên cạnh đó, công nghệ số đã gắn kết đội ngũ Marketing và phòng Sales vốn bị tách rời từ lâu giúp bộ máy quảng cáo – tiếp thị chạy hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Tác động của chuyển đổi số với ngành bán hàng

  • Nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận

Cho phép nhân viên truy cập nguồn dữ liệu khách hàng sẽ thu về nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Ví dụ: với phần mềm quản lý quan hệ khách hàng – Zoho CRM, bộ phận Marketing và bộ phận bán hàng có thể cùng nhau chia sẻ thông tin trên hệ thống hay khi dữ liệu bán hàng được cập nhật vào nền tảng thì hệ thống sẽ thông báo cập nhật cho toàn doanh nghiệp để bất cứ phòng ban nào cũng nắm rõ hoạt động bán hàng giúp tạo ra những chiến lược có tính liên kết đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh đó, AI đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận vì chúng giúp bạn tự động hóa và rút ngắn các quy trình. Nếu không chuyển đổi số, sẽ thật khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm insight khách hàng nhưng một khi đã chuyển đổi áp dụng trí tuệ nhân tạo hoạt động tìm sự thật ngầm hiểu đó lại trở nên dễ dàng vì AI sẽ tự động phân tích dữ liệu hành vi khách hàng đã thu thập, phân tích các hoạt động dẫn tới bước chốt đơn của khách… để cho ra bản báo cáo chi tiết về khách hàng giúp xác định tính hiệu quả của các chiến lược.

  • Mạng xã hội – hòn đảo vàng cho chuyển đổi số

Mạng xã hội là thứ đã trở nên quen thuộc với chúng ta từ rất nhiều năm qua, đây không chỉ là nơi giải trí của nhiều người mà nó còn được coi là địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp truyền thông về thương hiệu và sản phẩm của mình tới gần nhất với khách hàng. Bởi theo một khảo sát của Pricewaterhouse Coopers cho thấy có đến 78% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội trong quá trình mua hàng của họ và gần một nửa người tiêu chùng cho thấy những bình luận, đánh giá hay nhận xét trên mạng xã hội tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ.

Bài viết liên quan:  Những Khía Cạnh Nào Của Doanh Nghiệp Cần Được Chuyển Đổi Số

Cách thức chuyển đổi số này giúp người bán hàng với khách hàng có nhiều cơ hội kết nối hơn, dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp sẽ không bị lãng phí tài nguyên đáng giá là các trang mạng xã hội này.

Chuyển đổi số trong Marketing

Mục đích của chuyển đổi số trong Marketing là tiếp cận nhiều khách hàng trong thời gian ngắn với chi phí bỏ ra ít hơn

Sự chuyển đổi từ mô hình Marketing truyền thống sang Digital Marketing đã đem lại cho doanh nghiệp 2 hiệu quả chính: tiếp cận người tiêu dùng trên nền tảng số sẽ dễ hơn, rẻ hơn so với các hình thức tiếp cận qua báo in, radio, banner… Ví dụ: thư điện tử chắc chắn rẻ hơn nhiều so với chiến dịch thư thông thường. Tiếp đó, Digital Marketing giúp doanh nghiệp theo dõi từng phân khúc khách hàng cụ thể, đưa ra những phân tích chính xác về hành vi hay thái độ, nhu cầu của từng phân khúc bằng các giải pháp công nghệ tân tiên mà trước đây không thể thực hiện được.

Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ

Mục đích của chuyển đổi số trong nghành dịch vụ là giúp doanh nghiệp tiếp cận đa dạng tệp khách hàng qua nhiều kênh bán hàng khác nhau và tạo ra các trải nghiệm mới lạ mang đến cho khách.

Mạng xã hội là nơi chăm sóc khách hàng mới: Nắm bắt được mọi phản hồi, ý kiến của khách hàng trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng là lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp. Các công cụ này sẽ tích hợp vào các mạng xã hội và quy trình chăm sóc khách hàng bắt đầu được tự động hóa. Ví dụ: bạn sử dụng sản phẩm Zoho CRM của SmartOSC DX, phần mềm có thể giúp doanh nghiệp quản lý, kết nối các phòng ban từ Marketing đến bán hàng và chăm sóc khách hàng tạo ra một trải nghiệm liền mạch đối với khách hàng trên mạng xã hội giúp quy trình quảng cáo – tư vấn bán hàng – sau bán hàng được liên kết chặt chẽ với nhau.

Bài viết liên quan:  Xu Hướng Chuyển Đổi Số Tập Trung Vào Trải Nghiệm Khách Hàng

Tự động hóa phục vụ đã tạo nên hệ thống FQA, sẽ có một loạt thông tin được doanh nghiệp thiết lập trên web, khi không hiểu khách hàng chỉ cần dò tìm câu trả lời. Bên cạnh hệ thống FQA, chatbot lại nâng cấp tính tự phục vụ lên một tầm cao mới, vì ở đây khách hàng chỉ cần hỏi và Chatbot dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp trong FQA để đưa ra cầu trả lời chính xác nhất. Ví dụ : Microsoft Support trên Window.

Chuyển đổi số trong ngân hàng

Chuyển đổi số đã giúp các hoạt động từ giao dịch đến chăm sóc khách hàng của ngành ngân hàng được nâng cấp, phát triển hơn rất nhiều. Thay vì phải đến tận nơi làm thẻ ngân hàng, hay làm sổ tiết kiệm thì này đã được chuyển đổi sang hình thức online tạo sự thuận tiện cho cả người dùng lẫn doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiện tại đã và đang có rất nhiều dịch vụ thanh toán không cần tiền mặt. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán qua web, app hay quẹt thẻ, quét mã QR… Đây là một minh chức cho việc chuyển đổi số đã giúp ngành ngân hàng chuyển mình, tạo ra nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng để thu về lợi nhuận khủng.

Chuyển đổi số trong bán lẻ

Chuyển đổi số đã thay đổi cục diện trong ngành bán lẻ, chúng đã đem lại cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp nhiều trải nghiệm mới đến từ công nghệ.

Cụ thể, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng thương mại điện từ để xây dựng kênh bán hàng cho mình, và mọi thứ từ voucher, thanh toán, ưu đãi, đến các hệ thống phân tích bán lẻ đều được áp dụng dễ dàng nhằm tối ưu lợi nhuận thu về.

Khi khách hàng thực hiện các giao dịch online, mọi hành vi của của họ sẽ được lưu lại, chuyển về hệ thống bằng các giải pháp quản lý bán hàng (CRM) giúp doanh nghiệp nắm rõ hành trình mua hàng của khách hàng, từ đó phân tích lấy chúng làm căn cứ thiết lập nên những chiến dịch tiếp thị thu hút người tiêu dùng.

Đặc biệt, nên nền tảng thương mại điện tử, những lần khách hàng truy cập vào một món đồ nào đó, hay từ khóa mà họ dùng để tìm kiếm sẽ được lưu lại toàn bộ nhờ tính năng tự động hóa cá nhân. Sau đó, chúng sẽ đẩy những món hàng phù hợp với khách hàng dựa theo lịch sử mua/xem sản phẩm của khách hàng.

Bài viết liên quan:  Hiện Trạng Của Quá Trình Chuyển Đổi Số Trong Ngành Giáo Dục

Ví dụ: Tính năng quản lý bán hàng của phần mềm Zoho CRM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý kho, quản lý hàng tồn, dự đoán tiêu thụ… khiến cho quy trình tối ưu hóa cá nhân được nâng cao mạnh mẽ. 

Chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm 

Tác động của chuyển đổi số lên ngành bảo hiểm là điều cần thiết để giúp cho ngành hàng này trở nên năng động, đến gần hơn với công chúng. Nhờ sự phát triển của công nghệ mà hệ thống FAQ dựa trên web và ứng dụng đã giúp khách hàng dễ dàng so sánh những doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm với nhau mà không cần tốn thời gian để từng địa điểm để tìm hiểu.

Bên cạnh đó, IoT dường như là một phần quan trọng trong việc cải tổ ngành công nghiệp này. Các cảm biến của chúng giúp những doanh nghiệp bảo hiểm có quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng để có thể đưa ra các dự báo của ngành cùng với các yêu cầu đánh giá.

Bảo hiểm ô tô là ví dụ rõ ràng nhất cho công nghệ cảm biến này: các cảm biến có thể kết nối với điện thoại và ngăn chặn người lái nhắn tin hay nhận tin nhắn để đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều khiển.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Hiện tại, dịch Covid – 19 đã xuất hiện được gần 2 năm, chúng đang mang lại cho con người nhiều mối lo và có tác động xấu đến mọi mặt của xã hội, giáo dục cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những thách thức mà dịch bệnh tạo ra lại là cơ hội để chuyển đổi số.

Có thể nhận thấy khi có dịch bệnh, chúng ta phải học tập và làm việc tại nhà trực tuyến và cũng từ đây nhiều ứng dụng công nghệ ra đời phục vụ nhu cầu giáo dục.

Ví dụ: thi online, phần mềm chống gian lận trực tuyến, thiết bị công nghệ đưa vào giảng dạy nhiều hơn.

Ngoài ra, quy trình quản lý trong ngành giáo dục cũng thay đổi rõ rệt. Không còn lưu trữ dữ liệu trên những cuốn giáo án dày cộp, quản lý giáo viên/học sinh trên sổ sách… thay vào đó, phần mềm quản lý nhân viên được áp dụng giúp quy trình quản lý đặc thù của ngành giáo dục được cải tiến hơn rất nhiều. 

Hy vọng, 7 ví dụ về chuyển đổi số trong các lĩnh vực/ngành hàng trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhiều thực tế nhất về hoạt động này, có những hướng chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với SmartOSC DX để được tư vấn chi tiết.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY