Quản Trị Nhân Sự 4.0

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ vào vận hành doanh nghiệp trở nên phổ biến. Ở bộ phận quản trị nhân sự cũng vậy, nó cần có sự cải cách từ bên trong để tạo ra đột phá và xu hướng quản trị nhân sự 4.0 chính là yếu tố cần có nếu doanh nghiệp muốn trụ vững ở kỷ nguyên số này. Vậy quản trị nhân sự 4.0 là gì? Hãy cùng SmartOSC DX tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quản trị nhân sự 4.0 là gì?

Vài năm trở lại đây, khái niệm này ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Thực chất quản trị nhân sự 4.0 bắt nguồn từ định nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nó được hiểu là việc tích hợp các phần mềm công nghệ hiện đại vào mô hình quản trị nhân sự.

Tổng quan các lĩnh vực quản trị và phát triển nguồn nhân lực

So với thế giới, hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta vẫn còn nhiều điều hạn chế, vẫn đang ở trong giai đoạn hoạch định chính sách – hệ thống và thực thi chúng ở 5 lĩnh vực chính bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, trả lương, thiết kế công việc. Tại nhiều nước phát triển, họ đã tiến dài tiến sâu vào các mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ – khoa học tiên tiến để thích ứng với môi trường mới, mô hình vận hành mới.

Tìm hiểu 4 giai đoạn phát triển của quản trị nhân sự

HR 1.0

Đây là thời kỳ phát triển đầu tiên của quản trị nhân sự, vai trò chủ yếu của bộ phận này chủ yếu là xử lý các tác vụ cơ bản như: Trả lương, đảm bảo an toàn lao động, quản lý nhân viên. Đồng thời, tại giai đoạn này, mọi công việc nhân sự đều xử lý thủ công trên giấy tờ.

HR 2.0

Đến giai đoạn này, quy trình quản trị nhân sự đã bắt đầu chuyên nghiệp hơn, mở rộng ra các hoạt động chuyên môn về tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Thiết bị điện dần được sử dụng, giúp việc sắp xếp công việc quy củ và khoa học hơn, đồng thời một vài dữ liệu đã được số hóa trên máy tính. HR 2.0 tương đương với thời kỳ phát triển công nghệ máy tính ở Việt Nam vào thập niên 90 trở về sau.

HR 3.0 

Hầu hết dữ liệu quản trị trong giai đoạn HR 3.0 đều số hóa, sao lưu trên máy tính giúp nhân viên xử lý, thu thập thông tin dễ dàng hơn. Internet dần phổ biến, các tiến ích công nghệ hỗ trợ người dùng ra đời ngày một nhiều như: website, intranet, server… Đây cũng là thời kỳ ở Việt Nam có sự xuất hiện của internet khoảng sau năm 1995.

HR 4.0

HR 4.0 là giai đoạn khẳng định vị thế, sức mạnh của quản trị nhân sự kết hợp với công nghệ số. Các hoạt động quản trị nhân sự ngày càng có chiều sâu, được thực hiện với quy mô lớn. Hầu hết, trong mọi quy trình nhân sự đều ứng dụng công nghệ hiện đại. Như tuyển dụng, đào tạo đã sử dụng dữ liệu lớn, AI hay quản lý nhân viên bằng phần mềm trên máy tính… Đây là thời kỳ ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo gặt hái nhiều thành công, cung cấp nhiều ứng dụng và phần mềm thông minh hỗ trợ công việc cho con người. Giai đoạn này bắt đầu từ sau năm 2010.

Xu hướng quản trị nhân sự trong kỷ nguyên số 4.0

Xu hướng Quản trị nhân sự từ xa

Từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, xu hướng làm việc từ xa đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Ví dụ: Google đã cho 5000 nhân viên làm việc tại nhà đến hết tháng 7/2021, Facebook đã cho nhân viên làm việc tại nhà đến hết năm 2020. Còn tại thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh nơi dịch vẫn bùng phát dữ dội, thì mọi doanh nghiệp vẫn đang cho nhân viên làm việc từ xa. Có thể thấy, trong nguy có cơ, dịch bệnh đã giúp chúng ta tiếp cận nhanh hơn với mô hình quản trị và làm việc từ xa.

Bài viết liên quan:  Công Việc Quản Lý Nhân Sự: 8 Điều Cần Làm

Sự bùng nổ của công nghệ, AI, IoT đã xóa bỏ giới hạn làm việc về địa lý của con người, tạo điều kiện triển khai hoạt động làm việc từ xa năng suất, hiệu quả hơn.

Văn phòng điện tử 4.0 – xu hướng chuyển đổi số văn phòng hành chính nhân sự

Sống trong kỷ nguyên số, nên mong muốn của người lao động khi lựa chọn công việc là điều kiện làm việc. Họ hy vọng vào môi trường làm việc năng động, hiện đại hơn là làm trong một văn phòng truyền thống với nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp. Mô hình làm việc thủ công, máy móc và dập khuôn đang dần trở nên lạc hậu, bộc lộ rõ nhiều khuyết điểm như: tốn thời gian, lãng phí tiền bạc, cách thức quản trị nhân sự rườm rà không nhất quán… 

Tại Việt Nam, chuyển đổi số văn phòng nhân sự sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu và cũng đã có nhiều doanh nghiệp thực thi chuyển đổi sang mô hình văn phòng điện tử, ứng dụng công nghệ cho quản lý nhân sự. Ví dụ: Metro Mart đã sử dụng phần mềm chấm công hóa chấm công cho hơn 500 nhân sự ở 20 chi nhánh khác nhau.

Xu hướng tích hợp của các ứng dụng

Áp dụng phần mềm quản lý vào công việc sẽ tạo sức mạnh cho doanh nghiệp, nhưng nếu không tích hợp chúng thì nó lại là điểm yếu của doanh nghiệp. Bởi khi không tích hợp, dữ liệu sẽ không liên kết với nhau, nhân viên phải quản lý nhiều hệ thống hơn, không thể phân tích chính xác các thông tin. 

Bài viết liên quan:  Lợi Ích Của Việc Áp Dụng Phần Mềm Vào Quản Lý Nhân Sự

Vậy nên, ứng dụng nhiều phần mềm là tốt nhưng doanh nghiệp phải tích hợp chúng với nhau. Để tích hợp dễ dàng, doanh nghiệp nên sử dụng những giải pháp quản lý đến từ một nhà cung cấp. 

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tuyển dụng

Tuyển dụng là hoạt động luôn có tại mọi doanh nghiệp. Từ việc tuyển dụng trên các tờ báo in, trên tivi thì việc tìm kiếm ứng viên ngày càng được hỗ trợ bởi nhiều công cụ như: mạng xã hội, AI, phần mềm sàng lọc ứng viên…Trong quá trình kiểm tra, đánh giá ứng viên cũng có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, chatbot nhằm giảm tải khối lượng công việc lớn, từ đó nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh hơn, chất lượng hơn.

Những thách thức quản trị nhân sự trong kỷ nguyên số

Công nghệ phát triển đã khiến cách thức vận hàng và quản lý doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Nó đã tạo ra nhiều công nghệ số hiện đại giúp ích cho hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại nhiều thách thách quản trị nhân sự trong kỷ nguyên số, làm sao để doanh nghiệp bắt kịp xu hướng công nghệ? làm sao để ứng dụng chúng hiệu quả?… 

Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề về việc đi tắt đón đầu xu hướng công nghệ để nhanh chóng tinh giản bộ máy quản trị và tuyển dụng sao cho linh hoạt, hiện đại hơn. Nếu quá nóng vội muốn đón đầu xu hướng, doanh nghiệp rất dễ bị hụt hơi, bị đối thủ chèn ép sức cạnh tranh

Thứ hai, vấn đề về khả năng sử dụng thiết bị công nghệ điện tử của nhân viên. Đa phần, người lao động Việt Nam chưa được tiếp xúc đủ lâu, đủ dài để hiểu về các thao tác của công nghệ số. Việc phải đầu tư chi phí đào tạo nhân viên là cần thiết, khoảng thời gian này sẽ khá dài đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực tay nghề cao và ngân sách duy trì.

Thứ ba, nếu doanh nghiệp chưa số hóa dữ liệu từ dạng số sách sang dữ liệu sẽ là khó khăn lớn trong việc lưu trữ, tìm kiếm thông tin.

Thứ tư, do tâm lý người Việt thường là quên cái cũ khó chấp nhận cái mới nên đòi hỏi nhà quản trị phải tạo môi trường, truyền động lực cho nhân viên thay đổi, chủ động tìm hiểu về công nghệ. 

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì khi chuyển sang mô hình quản trị nhân sự 4.0

Trước những thách thức đặt ra của xu hướng quản trị nhân sự 4.0, doanh nghiệp cũng phải có những chuẩn bị chu đáo để vừa đối phó đại dịch Covid vừa phát triển mạnh mẽ.

Nắm bắt sự bùng nổ công nghệ 4.0

Tận dụng các công cụ truyền thông trực tuyến để gắn kết nội bộ doanh nghiệp, tìm kiếm nhân tài, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…

Bài viết liên quan:  8 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Viên CẦN THIẾT Dù Ở Bất Kỳ Thời Đại Nào

Đồng thời, khai thác tối đa các chức năng của phần mềm quản lý nhân sự cũng như các công nghệ số khác nhằm nâng cao hiệu suất làm việc. Hơn nữa, cần kết nối các chức năng của phần mềm nhân sự với nhân viên trong tổ chức hiệu quả. Vì đó sẽ là nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng công nghệ trong tương lai.

Xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài

Nhân sự là yếu tố cấu thành nên thành công của doanh nghiệp nên sở hữu đội ngũ nhân sự tài năng sẽ giải quyết mọi khó khăn trong tổ chức. Cần tận dụng sự phát triển của công nghệ, internet, AI,… để xây dựng nên chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Thực hiện các chiến lược tuyển dụng, chiến dịch truyền thông nội bộ sẽ là cách làm hợp lý để vừa thu hút nhân tài mang lại thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp lại vừa gắn kết nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, ban quản lý nên tạo ra những chế độ ưu đãi, những phần thưởng dành cho nhân viên mỗi khi hoàn thành dự án, trả cho họ mức lương tương xứng với công sức họ bỏ ra.

Số hóa quy trình làm việc thủ công

Số hóa dữ liệu rất cần thiết nếu muốn chuyển đổi sang mô hình 4.0. Hãy bắt đầu số hóa từ những dữ liệu cơ bản nhất cho đến toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp. Nó chính là tiền để giúp doanh nghiệp thích ứng với nhiều xu hướng quản trị trong tương lai.

Kết Luận

Quản trị nhân sự 4.0 chính là yêu cầu của thời đại đối với doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp hãy nhanh chóng thiết lập chiến lược để có thể ứng dụng quản trị nhân sự 4.0 vào doanh nghiệp với hiệu quả tối ưu. Nếu có câu hỏi gì về quản trị nhân sự hãy liên hệ ngay với SmartOSC DX qua số  (+84) 24 710 8 1222. Follow SmartOSC DX để cập nhật các xu hướng quản trị doanh nghiệp 4.0 mới nhất. Đăng ký sử dụng giải pháp quản lý nhân sự tốt nhất 2021 tại đây




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY