10 Tips Duy Trì Mối Quan Hệ Với Nhà Cung Cấp Hiệu Quả

Những doanh nghiệp thành công trong việc quản lý chuỗi cung ứng hiểu được giá trị của việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với nhà cung cấp của họ. Các doanh nghiệp này có sở trường trong việc tạo dựng lòng tin với các nhà cung ứng, dẫn đến các cơ hội rộng mở hơn. Bài viết sau đây của SmartOSC DX xin chia sẻ 10 tips giúp bạn có được mối quan hệ với nhà cung cấp để mở rộng mạng lưới của mình hơn. 

Luôn luôn chủ động 

Giải quyết các sự cố, những thách thức và các vấn đề ngay khi chúng xảy ra sẽ làm giảm sự nghiêm trọng trong các tình huống bất ngờ. Việc thảo luận và hành động sớm sẽ xây dựng được lòng tin trong con mắt của các nhà cung ứng. 

Thường xuyên giao tiếp

Giao tiếp tạo ra sự hiểu biết và chia sẻ. Sự thấu hiểu được chia sẻ giúp bạn tránh đi những bất đồng và hiểu lầm không đáng có giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Giao tiếp là một con đường hai chiều để tạo dựng một mối quan hệ bền chặt và hiệu quả.

Nếu bạn chỉ gọi cho những người cung cấp khi bạn cần một thứ gì đó từ họ, họ sẽ cảm thấy bị lợi dụng và không đánh giá cao bạn. Việc liên lạc với nhà cung ứng thường xuyên sẽ giúp bạn và nhà cung cấp hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau tốt hơn trong tương lai. 

Thiết lập các vai trò và trách nhiệm

Hiệu suất chính là sự kết hợp giữa khả năng, động lực và sự rõ ràng trong vai trò của từng vị trí. Cả hai bên người cung cấp và người mua đều phải hiểu rõ vai trò của chính mình, hiểu được vai trò của đối tác và cách cả hai phía kết hợp lẫn nhau để tạo đòn bẩy giá trị và đạt được những kết quả có lợi. 

Cư xử trung thực để xây dựng lòng tin

Niềm tin rất khó để tạo dựng và cũng dễ mất đi. Đạt được sự tin tưởng nhờ vào đạo đức và sự trung thực sẽ giúp hai bên đi với nhau lâu dài và phát triển thêm các mối quan hệ. 

Nếu bạn không tương tác một cách trung thực với các nhà cung cấp của mình, đối tác của bạn sẽ nảy sinh cảm giác thiếu tin tưởng và đề phòng.

Hỗ trợ các nhà cung cấp

Luôn chủ động thông báo cho nhà cung cấp về nhu cầu và thời gian thích hợp của bạn. Không phải lúc nào nhà cung cấp cũng sẵn sàng xử lý cho các tình huống khẩn cấp. Bạn phải luôn chủ động đoán trước được nhu cầu của mình, từ đó nhà cung cấp sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị cho những gì bạn muốn. 

Chia sẻ thông tin về doanh nghiệp của bạn

Thường xuyên chia sẻ thông tin về nhân sự, sản phẩm, chương trình khuyến mãi với các nhà cung cấp để họ thấy nhiều các cơ hội để họ có thể cung cấp thêm các dịch vụ hoặc sản phẩm bổ trợ. Chẳng hạn như nếu họ biết được bạn đang chuẩn bị cho một chiến dịch khuyến mãi, các nhà cung ứng sẽ phải chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các đơn hàng lớn hơn bình thường. 

Đưa ra các giá trị ưu đãi

Các mối quan hệ kinh doanh bền vững thường xảy ra khi cả hai bên có thể cung cấp giá trị. Thay vì chỉ xem xét cách các nhà cung cấp có thể giúp bạn như thế nào, hãy xem xét giá trị mà bạn mang lại cho họ. Trong một số trường hợp, bạn đơn giản chỉ cần lắng nghe và đưa ra những lời khuyên cho các nhà cung cấp đã là yếu tố quan trọng giúp mối quan hệ với họ ngày càng bền chặt. 

Nói về những cơ hội khi làm việc lâu dài cùng nhau

Lần cuối cùng bạn lên lịch tham dự một cuộc họp với nhà cung cấp hàng đầu của mình để thảo luận về quan hệ đối tác là khi nào. Trong cuộc thảo luận, hãy xem liệu cả phía đều giúp đỡ lẫn nhau không. 

Sử dụng công nghệ làm lợi thế

Doanh nghiệp của bạn có đang sử dụng các loại công nghệ cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng không. Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm công nghệ để cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp của mình. 

Chẳng hạn như việc đầu tư xây dựng một hệ thống đám mây để giao tiếp riêng tư và an toàn hơn với nhà cung cấp. 

Bài viết liên quan:  Điểm Danh Các Phần Mềm Quản Lý Nguồn Nhân Lực Năm 2022

Hãy tham khảo giải pháp quản trị khách hàng CRM của SmartOSC DX với khả năng xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng.

Hiểu công việc kinh doanh của nhà cung cấp

Trong một mối quan hệ bình thường của con người, bạn sẽ dễ dàng yêu và chấp nhận khuyết điểm của người khác hơn nếu bạn hiểu được họ. Điều này cũng tương tự với mối quan hệ với nhà cung cấp. Khi bạn hiểu được quy trình vận hành kinh doanh của họ, bạn sẽ có được những hiểu biết về giá trị công ty của họ và những thách thức họ phải đối mặt. Bằng cách đó, bạn có thể hiểu và điều chỉnh kỳ vọng của mình khi những thách thức như vậy làm chậm trễ việc giao hàng.   

Một mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp là công cụ vô cùng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Bạn sẽ nhận được sự đáp ứng tốt về nhu cầu giao hàng của bạn nếu bạn ở cùng vị trí với họ. Một mối quan hệ tốt giúp các cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ có cơ hội để kiếm được các giao dịch tốt hơn. 

Trên đầy là nhưng tư vấn của SmartOSC DX về 10 tips duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp hiệu quả, mong giúp được bạn làm việc hiệu qủa hơn với nhà cung cấp. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan:  Cách Xây Dựng Hệ Thống Lương 3P Chuẩn Quốc Tế Cho Doanh Nghiệp




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

5 Comments

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY