Trở Thành Nhà Quản Lý “Tài Ba” Nhờ Áp Dụng Cách Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Cách quản lý nhân sự hiệu quả không chỉ là phương pháp, hơn cả nó là tổng hòa của những kỹ năng, nỗ lực và óc quan sát nhạy bén. Tùy vào thực tại của mỗi doanh nghiệp mà người quản lý lại xây dựng những cách quản lý phù hợp. Hơn hết, yêu cầu đầu tiên đối với mỗi người làm quản lý chính là cần hiểu rõ thực trạng doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Bản thân mỗi nhà quản lý cần phải hiểu rõ khái niệm, trách nhiệm của mình đối với mỗi nhân sự bên dưới. Cùng với SmartOSC DX có cái nhìn tổng quát hơn về cách trở thành nhà quản lý “tài ba” nhờ áp dụng quản lý nhân sự hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Mô tả công việc chi tiết khi giao việc cho từng nhân viên

Trước khi giao nhiệm vụ cho các cấp dưới của mình, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đảm bảo công việc sẽ trôi chảy và thuận lợi. Cụ thể là:

Người quản lý cần xem xét điểm mạnh, điểm yếu của từng người, đồng thời hiểu rõ sở thích và mục tiêu cá nhân của họ để xem họ có phù hợp với việc được giao không.

Mô tả cụ thể, chi tiết công việc khi trao đổi với nhân viên. Điều này nhằm tránh việc nhân viên hiểu sai yêu cầu công việc, hiểu mơ hồ, không nắm bắt cụ thể bản thân sẽ phải làm những gì. Đôi khi, nhân viên thường e ngại việc thắc mắc với cấp trên về công việc được giao, họ lo sợ rằng sếp sẽ đánh giá năng lực của họ yếu kém. Vì thế, họ sẽ tự thân làm việc theo kiểu “đoán mò”, từ đó sẽ khó tránh khỏi thất bại.

Không chỉ thế, để hạn chế tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả trong công việc thì người quản lý cần yêu cầu cấp dưới của mình liệt kê lại những nội dung công việc cụ thể để đảm bảo chắc chắn rằng người nhân viên đó đã hoàn toàn hiểu rõ những yêu cầu công việc được giao.

Xác định mức độ quan trọng và thời gian cụ thể hoàn thành công việc

Sau khi hướng dẫn để nhân viên hiểu rõ công việc như ở điều thứ nhất, thì người quản lý cần biết giới hạn thời gian hoàn thành công việc một cách cụ thể.

Nếu như không đề cập tới vấn đề này, thì nhân viên sẽ không biết được rõ khi nào nên hoàn thành và tính chất quan trọng của từng nhiệm vụ. Do vậy, thái độ làm việc của họ sẽ trì trệ hơn, thiếu tích cực, họ sẽ không biết sắp xếp ưu tiên giữa từng nhiệm vụ để đảm bảo hiệu suất công việc hoàn thành tốt nhất.

Xác định phạm vi thẩm quyền từng cá nhân khi làm việc

Thường thì sau khi được giao việc và giới hạn deadline hoàn thành công việc, với những công việc có tính chất càng quan trọng thì nhân viên sẽ càng có động lực và tinh thần xông xáo để hoàn thành tốt nhất. Nếu hoàn thành được một công việc phức tạp thì chắc chắn nhân viên đó sẽ được đánh giá cao.

Chính vì vậy, sẽ khó tránh khỏi chuyện nhân viên quá chú tâm đến việc hoàn thành kết quả như mong muốn. Trong quá trình thực hiện, nhiều người có thể vượt ra ngoài thẩm quyền của bản thân. Đôi khi họ có thể làm những việc mà ở cấp độ nhân viên chưa được phép quyết định, không phải quyền hạn của họ và điều đó thường có tác động ít nhiều tới kết quả công việc. Khả năng lớn là họ sẽ đạt được kết quả với sự “vượt rào”, trong một số trường hợp, điều này rất nguy hiểm và gây hậu quả khôn lường.

Bài viết liên quan:  Tư Vấn Giải Pháp Quản Trị Nhân Lực Cho Doanh Nghiệp

Thường thì phạm vi thẩm quyền của nhân viên trong khi thực hiện công việc được thể hiện trong ba quyền như sau:

  • Quyền đề nghị: trong trường hợp nhân viên có giải pháp tốt hơn so với giải pháp được gợi ý.
  • Quyền thông báo và khởi xướng: nghiên cứu và chọn cách thực hiện tốt nhất, thông báo nguyên nhân chọn lựa, khởi xướng việc chọn lựa.
  • Quyền hành động: toàn quyền hành động đối với việc đã giao.

Theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện công việc của nhân viên

Để công việc đi đúng hướng thì thời gian đầu người quản lý cần theo dõi sát sao những gì mà cấp dưới của họ đang thực hiện. Nếu như tiến độ công việc đang chệch khỏi đường ray thì quản lý phải là người ở bên hỗ trợ, giúp cho nhân viên đi đúng hướng. Sau một thời gian, khi công việc đã trôi chảy hơn, dần đi vào nề nếp thì tần suất kiểm tra của người quản lý có thể giảm xuống.

Khi kết thúc công việc, quản lý nên yêu cầu nhân viên lập nên một bảng tổng kết chi tiết để rút ra được những gì đã hoàn thành, những gì còn thiếu sót cần bổ sung, cải thiện và rút ra bài học nếu có.

Bài học với sếp

Không chỉ có người quản lý mới cần học được nghệ thuật ủy quyền mà sếp của họ hay những lãnh đạo cấp cao hơn cũng cần nắm bắt rõ điều này.

Để trở thành một nhà quản lý giỏi, thì cần nhận thức được vai trò của bản thân trong việc giúp nhân viên của mình nâng cao năng lực làm việc và tạo cơ hội cho họ tỏa sáng.

Các yếu tố để trở thành một nhà lãnh đạo “tài ba”

Làm lãnh đạo không phải điều đơn giản, bạn phải chịu trách nhiệm cho lời nói, hành động của mình cũng như đưa được quyết định đúng đắn, hướng tập thể tới mục tiêu hoàn thiện.

Những người đã làm việc quá lâu dưới tư cách một nhân viên thường quên mất rằng làm lãnh đạo tài ba nào cũng cần có một tâm trí tốt để đưa ra quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp, tập thể tới với thành công

Bài viết liên quan:  Tìm Hiểu Về Click and Collect Và Lý Do Tại Sao Được Ưa Chuộng

Mặc dù vậy, bạn có thể làm lãnh đạo mà không cần chức danh. Bên trong mỗi người đều tiềm ẩn những tố chất giúp chúng ta trở thành người dẫn đầu. 

Khả năng kết nối, đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi “vì sao”

Để có được khả năng này, trước hết bạn cần biết mình là ai, mình đang ở đâu và tầm nhìn của tập thể sẽ ra sao trong tương lai. Tiếp theo đó bạn phải sẵn sàng chia sẻ tầm nhìn này với những người khác xung quanh mình. Người khác sẽ không nghe theo bạn nếu bạn không có mục tiêu, nếu bạn không đưa ra những điểm lợi họ có được họ cũng sẽ sớm bỏ bạn mà đi.

Có niềm đam mê và cống hiến cho tập thể

Đam mê là thứ cổ vũ tất cả mọi người để đạt được mục tiêu cũng như khiến họ làm việc chăm chỉ cả ngày. Xây dựng một mô hình kinh doanh hay một công ty rất khó, bạn cần có nhiều người làm cùng mình và năng lượng giúp họ hoạt động tới khi đạt đích.

Không ngừng xây dựng hệ thống quan hệ bản thân. Chẳng ai có thể thành công một mình, hệ thống kết nối của bạn luôn phải phát triển để thích nghi với môi trường cũng như những thách thức xung quanh. Điều này chỉ diễn ra nếu bạn năng động, dám mở rộng quan hệ với người khác mỗi khi họ gặp khó khăn.

Sẵn sàng đưa ra quyết định và sẵn sàng hành động

Những quyết định đúng lúc có thể cứu sống bạn cùng tập thể khi cần thiết. Và trong những tình huống phức tạp, đưa ra một quyết định để mọi người thực hiện theo bao giờ cũng tốt hơn không làm gì. Những doanh nhân thông minh thường dành ra nhiều thời gian để tìm kiếm câu trả lời, thực hiện theo nó và không bao giờ nhìn lại xem liệu có cách nào tốt hơn hay không.

Tập luyện sự bình tĩnh trong phán đoán

Nhân viên không thích làm việc với những lãnh đạo quá khó đoán, không kiên định và luôn tránh né thay đổi. Những người lãnh đạo tốt là những người sẵn sàng kết nối với người khác để nghe xem họ muốn gì. Họ xây dựng niềm tin với mọi người bằng hành động, sự chắc chắn và không ngại đổi thay.

Cổ vũ sự sáng tạo và suy nghĩ đột phá

Trong kinh doanh, sáng tạo, dám mạo hiểm cũng như khả năng phát triển bản thân là những yếu tố rất quan trọng. Đừng chờ tới lúc đối thử ép bạn ra sản phẩm mới, hạ giá hay thay đổi mô hình mới xem lại bản thân. Hãy không ngừng sáng tạo, không ngừng cải thiện và hãy coi trọng những thất bại tới như chính những thành công của mình vì nó là bài học giúp cho công ty bạn phát triển hơn.

Luôn có trách nhiệm với hành động, lời nói của mình cũng như tập thể

Đừng nghĩ rằng khi bạn làm lãnh đạo, bạn có thể tùy ý thưởng phạt hay đổ trách nhiệm cho người khác. Nếu tập thể có một người phạm sai lầm, bạn phải là người gỡ rối, chịu trách nhiệm và có giải pháp xử lý. Đây là điều bình thường trong rất nhiều công ty hiện tại.

Bài viết liên quan:  3 Chiến Lược Giúp Tối Ưu Tiềm Năng Chiến Dịch Email Marketing

Lãnh đạo không phải lúc nào cũng đi kèm với thành công, đừng thúc ép bản thân, hãy dần dần thay đổi để trở thành con người hoàn thiện hơn, một lãnh đạo tốt hơn. Đừng chờ đợi ai chỉ cho bạn phải làm gì, bạn là người lãnh đạo, bạn sẽ tự tìm đường cho mình. 

Sử dụng phần mềm quản lý nhân sự

Bên cạnh việc sử dụng những giải pháp pháp quản lý nhân sự như trên, chủ doanh nghiệp nên đầu tư về công nghệ để đạt hiệu quả quản lý toàn diện nhất. Phần mềm giúp bạn quản lý hiệu quả có thể kể đến Zoho People.

Được tạo ra bởi các chuyên gia công nghệ dày dạn kinh nghiệm, Zoho People sở hữu rất nhiều tính năng thông minh, cho phép kiểm soát, theo dõi, điều chỉnh, phân tích và thiết lập các báo cáo về hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng, nhanh chóng. Giúp nhà quản lý không còn phải ngày đêm vật lộn với đống số liệu trên giấy tờ mà cho ra kết quả không chính xác hoàn toàn.

Ứng dụng Zoho People như “một mũi tên trúng hai đích” khi bạn vừa có thể bứt phá trong doanh thu mà lại có thế tối ưu chi phí, thời gian và thiết lập được quy trình quản lý hiệu quả.

Bên cạnh đó, phần mềm sẽ tự động hóa nhiều quy trình từ đơn giản đến phức tạp: quản lý hồ sơ nhân viên, theo dõi KPI, đánh giá hiệu suất… và tối ưu các phương thức như: giảm thiểu tác vụ thủ công, thiết lập mô hình làm việc xuyên suốt, nâng cao hiệu quả đào tạo nhân viên, rõ ràng trong cơ chế khen thưởng… 

Là một sản phẩm thuộc nhà cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam – SmartOSC DX nên Zoho People luôn là lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp bởi lợi ích thiết thực nó mang lại.

  • Cho phép quản lý từ xa
  • Dễ dàng tích hợp mọi ứng dụng
  • Nâng cao năng suất làm việc
  • Thao tác nhanh chóng trên PC và App Mobile
  • An toàn, bảo mật dữ liệu tuyệt đối
  • … 

Nắm bắt được điều đó, công ty SmartOSC DX đã có tích hợp riêng về vấn đề cách để trở thành nhà quản lý tài ba. Đảm bảo sẽ phần nào giúp cho các doanh nghiệp quản lý nhân viên một cách tốt hơn. Hy vọng với bài viết này bạn và doanh nghiệp của bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về nhà quản lý tài ba và cách quản lý nhân viên. Chúc doanh nghiệp thành công trên con đường kinh doanh của mình.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY