Bounce Rate Là Gì? Làm Thế Nào Để Giảm Bounce Rate Hiệu Quả?

Muốn người dùng tương tác với website, bạn phải tối ưu hóa nội dung hình ảnh trên trang nếu không bạn sẽ gặp phải vấn đề người xem bỏ đi hay bounce rate (tỷ lệ thoát trang) cao. Vậy, “bounce rate là gì?” “làm thế nào để giảm bounce rate cho trang web?”.

Bounce Rate là gì? Bounce rate ảnh hưởng thế nào đối với website?

Được hiểu là yếu tố quan trọng đối với website, tỷ lệ người dùng hay khách hàng truy cập nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào như điền thông tin, bấm mua hàng, trao đổi thông tin, đăng ký, nhận thông báo.

Trên thực tế, bounce rate là cầu nối trong phân loại xếp hạng của Google, thoát trang càng cao đồng nghĩa với việc website của bạn kém chất lượng, không thân thiện, bổ ích với người dùng, nội dung trên trang đó chẳng đáp ứng thông tin cần thiết.

Cách tính bounce rate là gì

Bounce rate của một trang = Tổng số lượt truy cập chỉ một trang duy nhất trong khoảng thời gian nhất định / Tổng số lượt truy cập vào trang web trong cùng khoảng thời gian đó.

Tỷ lệ thoát truy cập trên một trang được tính khi:

  • Người dùng bấm vào và thoát trang ngay sau đó.
  • Hành động click vào một trang web khác, không liên quan tới website của bạn.
  • Không quay lại trang cho lần tiếp theo.
  • Không có bất kỳ tác vụ nào sau khi xem qua trang web.

Chỉ số tiêu chuẩn cho bounce rate là gì

Bounce rate cao hay thấp còn tùy thuộc vào lĩnh vực chính của website đó, ví dụ như trang báo điện tử online, thông tin xã hội chuyển từ trang này sang trang khác thì tỷ lệ thoát trang sẽ ít hơn các lĩnh vực khác.

Chỉ số bounce rate được đánh giá theo các chỉ số sau:

  • Chỉ số xấu: cao trên 70%, trang web có tỷ lệ thoát trang cần cân nhắc.
  • Chỉ số cao: từ 55-70%, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào trang web đó ở lĩnh vực gì.
  • Chỉ số trung bình: 41 – 55% 
  • Chỉ số xuất sắc: 26 – 40% 
  • Chỉ số thấp: 25% 
Bài viết liên quan:  B2C Là Gì? Các Mô Hình Doanh Nghiệp B2C Phổ Biến

Bounce rate chất lượng ổn định nằm giữa chỉ số <= 60%, theo đánh giá là tốt nhất, không tác động quá nhiều vào website.

Những nguyên nhân làm tăng bounce rate là gì

Thời gian tải trang quá lâu

Tâm lý của người dùng khi truy cập nếu chờ đợi tải trang quá lâu thì họ sẽ thoát trang và tìm đến trang web khác để tham khảo, kể cả tốc độ tải trang mất vài giây cũng khiến tỷ lệ này tăng lên.

Là yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm của trang, bản chất Google muốn đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng, trải nghiệm không tốt làm ảnh hưởng tới thứ hạng, thậm chí gián tiếp nhường sự thu hút khách hàng cho đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc quản lý bounce rate là cực kỳ quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm tra thường xuyên.

Content kém chất lượng

Thước đo khơi gợi sự chú ý của người dùng chính là content. Nội dung quá nhàm chán, lặp đi lặp lại ở đâu đó hay kém sáng tạo, logic, đánh tới nhu cầu nửa vời, hệ quả thấy rõ là khách hàng sẵn sàng “tạm biệt” website, truy cập vào nơi cung cấp thông tin hay ho hơn.

Bố cục website không bắt mắt, lộn xộn

Đặt vào vị trí của người dùng, nếu bạn bước vào trang web có bố cục không đều, màu sắc không đẹp mắt, nội dung bên trong lộn xộn, quá nhiều thông tin không phân theo hạng mục giúp dễ tra cứu, bạn còn muốn tiếp tục ở lại xem không?

Thêm một yếu tố quan trọng nữa, đừng quên trình bày bố cục rõ ràng, thiết kế những hình ảnh màu sắc hợp thời, cảm quan người dùng nhìn vào thiện cảm cao, cân đối nhìn hợp mắt để tránh tăng bounce rate.

Tiêu đề không liên quan tới nội dung, giật tít quá đà

Khi người dùng click vào website thông qua tiêu đề, dù tiêu đề giúp dẫn lượt xem vào bài nhưng nội dung không liên quan, dễ dẫn đến cảm xúc tiêu cực, nội dung thông tin kém hữu ích, tính theo đường dài website sẽ bị đánh giá tệ hoặc mất lượng người xem duy trì lâu dài, bounce rate bị gia tăng.

Lỗi kỹ thuật

Website gặp trục trặc kỹ thuật tăng mạnh là lúc tỷ lệ bounce rate đột nhiên tăng cao, thường gặp như: lỗi 404, lỗi plugin,…

Lỗi hiển thị website trên thiết bị di động

Phần lỗi hiển thị trên giao diện mobile thường không đồng bộ với website, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay mắc lỗi này, dẫn đến lượng người truy cập bấm vào trang thấy hình ảnh, chữ to cắt ngang hoặc mất chữ. Do đó gây cảm giác khó chịu, thiếu chuyên nghiệp, hình thành tỷ lệ thoát trang. Mặt khác, tỷ lệ người dùng điện thoại lại quá nhiều, khả năng tiếp cận cao hơn máy tính.

Phụ thuộc vào ngành nghề ảnh hưởng đến chỉ số bounce rate là gì

Như đã đề cập phía trên, bounce rate tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của tổ chức. Không phải bounce rate ở lĩnh vực nào cũng xấu. Ví dụ như: Đồ ăn và thức uống chiếm 65,52% do một lượt người nhấp vào chỉ mua 1 lần rồi thoát ra, trái lại các ngành nghề giáo dục, bất động sản chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tham khảo thống kê dưới đây của Benchmark để hiểu thêm.

Các cách để giảm bounce rate là gì?

Lên content logic, sáng tạo

Chọn lọc nội dung viết xúc tích, đọc vào dễ tưởng tượng ngay, từ ngữ gần gũi hoặc vui tươi, đừng lên nội dung dài, content hạn chế văn phong nghiêm trọng, gò bó, quy cũ. Thuyết phục người xem ở lại tìm hiểu trang cùng các bài viết sau.

 Tạo Landing Page rõ ràng, hấp dẫn

Landing Page giúp điều hướng người dùng ở lại, thực hiện hành động trên trang. Một landing page không tối ưu là khi định dạng kém thu hút, hòa trộn quá nhiều từ ngữ, thiếu heading nổi bật, câu cú ít nhấn mạnh, quảng cáo phủ đầy trang.

Gợi ý xem tiếp bài viết một cách tinh tế

Bounce rate sẽ giảm sút khi và chỉ khi người dùng ở lại trang lâu và sẽ tiếp tục quay lại trang. Hình thức gợi ý nội dung các bài tiếp theo có liên quan được khá nhiều báo điện tử như Zing News hay VNexpress áp dụng. Hãy lồng ghép thật tinh tế, gây tò mò tới người truy cập đúng chủ đề mục tiêu bài viết.

Thiết kế giao diện web thân thiện trên mọi thiết bị

Hãy tạo nên sự ấn tượng cho lần “gặp mặt đầu tiên”, một trang web thân thiện trên mọi thiết bị, đơn giản dễ nhìn, màu sắc bố cục tuyệt vời, giúp kích thích cảm quan người dùng, chắc chắn rằng họ sẽ nán lại thêm thời gian và nhớ ngay website của bạn trong những lần sau và đồng nghĩa với việc bounce rate sẽ giảm dần đi.

Kêu gọi hành động để lại thông tin

Bỏ túi ngay tuyệt chiêu này, lời kêu gọi hành động call to action bao gồm: nhận phiếu mua hàng tại khung giờ ABC, để lại thông tin cơ bản nhận voucher 10%, nhận thông báo, xem thêm chi tiết bài viết hoặc tham gia chương trình,…

Tạm kết

Áp dụng ngay các bước giúp giảm bounce rate hiệu quả nhằm nâng cao thứ hạng trên Google tìm kiếm. SmartOSC DX hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo thêm kiến thức bổ ích, hiểu biết thêm về bounce rate là gì?, cách đưa website tới gần hơn với người dùng và tăng lượng traffic truy cập trang hàng ngày hàng giờ. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc, đừng quên để lại comment cho chúng tôi!

Bài viết liên quan:  Top 7 Chỉ Số Khách Hàng Mà Chủ Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Cần Phải Biết




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

D - UNCOVER WHAT drive us

1 Comment

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY