Cẩm Nang Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp

Để chuyển đổi số doanh nghiệp cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ vật chất đến tinh thần vì vậy, các nhà lãnh đạo thường bị mất phương hướng, áp lực bởi quá nhiều vấn đề phải giải quyết nếu muốn chuyển đổi. Và cái mà doanh nghiệp cần để xác định đúng hướng đi, biết cần phải làm những gì nhằm loại bỏ các quá trình thừa chính là cẩm nang chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nó sẽ được SmartOSC DX chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số là khái niệm khá mơ hồ vì nó còn tùy thuộc vào các lĩnh vực, hoạt động mà con người chuyển đổi. Tuy nhiên, về khái niệm chuyển đổi số doanh nghiệp thường được hiểu là quá trình chuyển đổi tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp từ mô hình truyền thống sang hiện đại nhờ việc ứng dụng các công nghệ cao như: Big Data, IoT, điện toán đám mây, các giải pháp tự động hóa Marketing… Với mục đích gia tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Triển khai ERP đã phải là chuyển đổi số chưa?

ERP là số hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp với mục đích làm cho các hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra trôi chảy, tối ưu về mặt thời gian và chi phí. Chúng ta có thể hiểu, ERP như hệ thần kinh thực vật, chúng sẽ tự động hóa mọi hoạt động và phản ứng tùy biến khi môi trường có sự thay đổi, được lập trình từ trước. Chuyển đổi số là tập chung vào đổi mới toàn bộ hệ thống, thu thập, xử lý dữ liệu từ các cơ quan đầu não đến bộ phận nhỏ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định giúp cho quy trình hoạt động trở nên thông minh, có khả năng sáng tạo, thích nghi nhanh chóng với môi trường chuyển đổi số.

Tại các nước phát triển, đã phần ERP đã được triển khai từ rất lâu, thời điểm hiện tại học chỉ tập chung vào tích hợp dữ liệu và phân tích kinh doanh. Còn tại Việt Nam, triển khai ERP chỉ tồn tại ở doanh nghiệp lớn, cực kỳ phát triển còn lại đa phần chưa có ERP vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam sẽ bao gồm cả việc tự động hóa quy trình bằng ERP. Có một điều doanh nghiệp cần chú ý, chuyển đổi số là thay đổi mô hình quản trị và nâng cao hiệu quả mô hình kinh doanh nên triển khai ERP không nên quá dập khuôn, máy móc.

Thêm vào đó, nhà quản lý nên tránh những giải pháp ERP đã hoàn thiện nhưng lại đắt đỏ và lỗi thời bởi nó không thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại và trong tương lai số. Các doanh nghiệp Việt tuy chưa triển khai ERP, chuyển đổi số nhưng lại có lợi thế của người đến sau, sẽ có nhiều phương án của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới để tham khảo, tạo cho mình quy trình chuyển đổi số nhanh gọn tiến thẳng lên các giải pháp ERP thông minh hơn, tích hợp đa chức năng hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số theo hướng nào?

Ngoài việc không đủ mạnh về nguồn lực tài chính, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có lợi thế sự năng động, dễ dàng đổi mới hơn doanh nghiệp lớn, đã quen làm việc theo kiểu truyền thống. Thêm vào đó, quy mô nhỏ cũng giúp nhà lãnh đạo dễ dàng quản lý, đưa ra chiến lược chuyển đổi nhanh gọn. Còn về vấn đề chi phí nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn, Chính phủ có Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa dành cho doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất – kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước.

Trong giai đoạn Covid-19, Chính phủ cũng tung gói tín dụng quy mô 600.000 tỷ đồng, dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, tập đoàn và khách hàng cá nhân vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng với lại suất thấp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.  Tại Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin cho thấy khoảng 15% doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số, 30% đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số.

Dù có một số bất lợi nhất định với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chỉ cần đổi mới nhận thức và đưa ra bài toán hợp lý thì công nghệ số sẽ giải quyết tất cả. Doanh nghiệp nhỏ có thể chuyển đổi số nhanh hơn thông qua việc sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại, tận dụng chúng để khai thác những nguồn tài nguyên quý giá mà chuyển đổi số mang lại.

Quản trị nội bộ đã thay đổi như thế nào?

Gánh vác cả doanh nghiệp, rồi đưa doanh nghiệp vượt qua chặng đường chuyển đổi số là việc không hề đơn giản với các nhà lãnh đạo. Họ vừa phải phát triển kinh doanh trong thời điểm hiện tại, vừa xây dựng cho tương lai. Đồng thời, phải chịu áp lực việc doanh thu sẽ giảm trong giai đoạn chuyển đổi, trước khi có thể tăng lên. Số hóa dữ liệu, ứng dụng AI, tự động hóa quy trình sản xuất… là những hoạt động, công cụ mà doanh nghiệp cần có để tối ưu hoạt động, phát triển kỹ năng nhân viên. Bên cạnh đó, công nghệ khiến việc quản trị nội bộ bớt tính chủ quan và phụ thuộc nhiều hơn vào dữ liệu.

Vạch ra tầm nhìn mới và lựa chọn cho hướng đi tương lai như thế nào?

Tầm nhìn và hướng đi sẽ giúp doanh nghiệp không bị “sốc” khi đối mặt với các thách thức chưa từng có khi chuyển đổi số như các phần mềm công nghệ mang tính sáng tạo phá hủy. Khi điều kiện kinh doanh hạn chế, sẽ khiến hướng đi của doanh nghiệp rõ ràng và chắc chắn hơn bởi họ không còn lựa chọn nào khác. Ngược lại, điều kiện kinh doanh tốt cũng sẽ là hạn chế khiến doanh nghiệp buộc phải lựa chọn một hướng đi dài, hiệu quả hơn cho tương lai.

Dấu hiệu nhận biết, một doanh nghiệp cần vạch ra tầm nhìn mới và lựa chọn hướng đi cho tương lai là khi một xu hướng, hoạt động nào đó đang phát triển thì doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đó lại bị chững lại. Ví dụ: một công ty chuyên làm nội dung nhưng kinh doanh lại bị chững lại trong khi lĩnh vực nội dung đó đang bùng nổ trên thị trường.

Bài viết liên quan:  Xây dựng mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp: hướng đi đúng đắn và bền vững

Vạch ra hướng đi cho tương lai không phụ thuộc hoàn toàn vào người lãnh đạo. Thay vào đó, cả doanh nghiệp phải đồng lòng, có chung chí hướng mới có thể đưa doanh nghiệp mình tiến tới thành công. Đồng thời, trên chặng đường đó phải biết chấp nhận thất bại vì không có chiến lược nào là hoàn hảo và liên tục điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với tầm nhìn chung đó.

Vượt qua các chấn động của chuyển đổi như thế nào?

Trước khi nhận được lợi ích từ chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải khắc phục, vượt qua những khủng hoảng trong thời gian chuyển đổi sổ. Vượt qua giai đoạn đó như thế nào lại phụ thuộc phần lớn vào bản lĩnh của nhà lãnh đạo. Thường có hai cách đã được nhiều CEO trên toàn thế giới áp dụng để cùng nhân viên vượt qua chấn động của chuyển đổi số. Thứ nhất. chỉ ra viễn cảnh thuyết phục trong tương lai. Nghĩa là, bạn phải nêu lên những ưu điểm, lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho nhân viên và doanh nghiệp như: tự động hóa kinh doanh – sản xuất, số hóa dữ liệu giúp nhân viên không mất thời gian nhập liệu, liên kết các phòng ban với nhau, có thể làm việc từ xa, quản lý khách hàng bằng các giải pháp thông minh, doanh số sẽ tăng trưởng nhanh chóng…. Đây như cách tạo niềm tin cho họ, giúp toàn doanh nghiệp tin tưởng, vững bước vượt qua giai đoạn chuyển đổi số đầy biến động. 

Như Napoleon Hill đã viết “Bất kỳ ai muốn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải sẵn lòng đốt con thuyền của mình và cắt đứt mọi con đường có thể rút lui – đó là cách duy nhất để đảm bảo duy trì trạng thái tinh thần khát khao chiến thắng, điều kiện cần thiết để vươn tới thành công”. Đây cũng là cách thứ hai khiến doanh nghiệp vượt qua, ý chỉ là để cho doanh nghiệp chỉ còn một con đường duy nhất tiến tới thành công là chuyển đổi số. Tạo ra tâm lý “được ăn cả ngã về không” giúp mọi người cùng nhau cố gắng, liều lĩnh vượt qua mọi chấn động của chuyển đổi số.

Chuyển đổi sẽ kéo dài bao lâu?

Câu hỏi “giai đoạn chuyển đổi sổ sẽ kéo dài bao lâu?” vẫn luôn là chủ đề nóng của mọi doanh nghiệp. Thường, câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ chia ra làm hai thái cực. Một là phải nhanh, vì chuyển đổi số sẽ khá tốn kém nên phải chuyển đổi nhanh chóng để thu về lợi nhuận, phục hồi vốn bỏ ra ban đầu. Hai là chậm mà chắc, nghĩa là chưa biết thị trường sẽ thay đổi ra sao nên cứ đi từng bước một, quan sát các doanh nghiệp khác chuyển đổi như thế nào và dò đường. Cả hai câu trả lời trên đều có ý đúng, tuy nhiên chuyển đổi số nhanh hay chậm luôn phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: xu hướng hành vi khách hàng, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và kỹ năng, tiềm lực, bộ máy tổ chức, giải quyết các vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp.

Tư duy lại về dữ liệu như thế nào?

Trước kia, người ta coi ổ cứng là quan trọng rồi đến ổ mềm, nhưng hiện tại dữ liệu lại là thức quan trọng nhất, mặc dù chúng chỉ là tài sản vô hình. Dữ liệu luôn biến đổi không ngừng, còn ổ cứng và mềm thì chậm hơn. Sự phát triển của dữ liệu chính là bản chất của chuyển đổi số. Trong một doanh nghiệp, mọi thứ có thể thay thế, mất đi nhưng dữ liệu thì không bao giờ, chúng chỉ có thể ngày càng lớn và dữ liệu còn được coi là bộ nhớ của doanh nghiệp – nơi lưu trữ mọi thông tin về khách hàng, sản phẩm, thị trường, nhân viên… Bộ nhớ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đó càng phát triển. Vì vậy cùng với các thế hệ lãnh đạo, nhân viên, văn hóa phát triển, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì dữ liệu đã và đang là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển và trường tồn của mỗi doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:  Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Chuyển Đổi Số Tại Việt Nam

Cẩm nang chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã được SmartOSC DX chia sẻ bằng những câu hỏi chân thực nhất của hoạt động chuyển đổi số. Hy vọng, doanh nghiệp sẽ thấy rõ những rào cản khi chuyển đổi số đồng thời là những lợi ích nó mang lại để tự mình tạo là chiến lược chuyển đổi hoàn hảo. Nếu trong quá trình chuyển đổi có gặp khó khăn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số: (+84) 24 710 8 1222 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng. Follow SmartOSC DX để cập nhật các xu hướng quản trị doanh nghiệp 4.0 mới nhất.

Đăng ký sử dụng những giải pháp đa chức năng phục vụ cho quá trình chuyển đối số tại đây.




SmartOSC DX là đơn vị cung cấp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam. Là động cơ thúc đẩy sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của Baemin, Daikin hay VDI, bộ giải pháp của chúng tôi được tạo ra để phát hy tối đa giá trị của từng doanh nghiệp trong kỉ nguyên số

Để lại bình luận tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

type your search

ĐĂNG KÝ NGAY